Tinh thần nhập thế của Đạo Phật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh nhìn từ tâm thức phật giáo (Trang 61 - 70)

5. Bố cục luận văn

2.2. Tinh thần nhập thế của Đạo Phật

Từ thuyết „Duyên khởi” ta thấy Đạo Phật coi trọng “duyên”, coi “duyên” là cơ sở của sự sự, việc việc trên đời. Nhà sƣ Vô Trụ trong tác phẩm Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có lúc bừng ngộ “chợt hiểu thế giới này đƣợc hợp lại bởi triệu ức những cơ duyên, có những duyên hợp để làm công việc hủy bỏ, lại có những duyên hợp khác để làm việc xây dựng, dù ta có ý muốn làm thay đổi cũng chẳng đƣợc”, vậy con ngƣời hãy nên ứng xử với duyên một cách linh hoạt. Vì thế, trƣớc khi đi vào cõi diệt, sƣ Vô Trụ đã dặn Nguyên Trừng:

Tùy duyên… Có duyên, chớp mắt mọc vạn lâu đài Hết duyên, chớp mắt lại tan ngay

Bởi vì qua quá trình tu luyện các bậc chân tu đã hiểu đƣợc rằng “có quá nhiều nhân duyên kéo con ngƣời trôi lăn trong trần thế” [26;167]. Cách mà con ngƣời ứng xử trƣớc hoàn cảnh theo kiến giải của Nguyễn Xuân Khánh là cách ứng xử linh hoạt thể hiện rất rõ trong hai chữ “tùy duyên”.

Tùy duyên có nghĩa chính là tùy thuộc vào nhân duyên. Đủ nhân (nguyên nhân chính), đủ duyên (các nhân phụ) thì sự việc (vật) thành; thiếu nhân, thiếu duyên thì sự việc (vật) chƣa thành. Sự thành-trụ-hoại-không của thế giới hay sanh-lão-bệnh-tử của nhân sinh hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên.

“Đạo phải có lúc hiện lúc ẩn. Thuận thì hiện, không thuận thì ẩn. Tuy nhiên, ẩn chứ không dứt. Đạo vẫn ở trong nhân gian” [3,92]. Điều khiến cho đạo Phật luôn luôn tồn tại trong suốt bao nhiêu thế kỷ qua của dân tộc chính là nhờ sức hấp dẫn của nó. Sức hấp dẫn đó đƣợc biểu hiện ở tính tùy duyên lạc đạo (ngƣời tu phải bất ly thế gian, tùy duyên ở cảnh đời nào cũng vui với đạo). Đạo Phật ở Việt Nam từ xƣa tới nay, luôn luôn đồng hành với dân tộc. Nƣớc thịnh thì đạo Phật thịnh. Nƣớc suy đạo Phật cũng suy theo. Trong bối cảnh đất nƣớc bị thực dân Pháp xâm lƣợc, chúng thi hành chính sách khai hóa văn minh, tiêu diệt Cộng sản, áp bức ngƣời vô tội bằng những hành động vô cùng độc ác...Và nhà sƣ cũng phải biết cầm súng, biết cầm đao. Đạo Phật tồn tại trong hoàn cảnh suy vi ấy, với tính tùy duyên và tƣ tƣởng cứu vớt, giải thoát con ngƣời khỏi khổ đau bộc lộ rõ tinh thần dân tộc Đại Việt. Tinh thần ấy đƣợc Nguyễn Xuân Khánh tái hiện và kiến giải sâu sắc tiêu biểu qua hai nhân vật An, sƣ thúc Vô Trần. Cuộc đời họ là cuộc hành hƣơng đi tìm đạo giữa trần gian trong thời mạt pháp.

Là một cậu bé mới lên chín tuổi, mồ côi cha mẹ sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, phiêu bạt đến ngôi chùa Sọ, nhờ có duyên với nhà Phật mà An

đƣợc sƣ cụ Vô Úy đón nhận và cƣu mang. An tự nguyện xuất gia trở thành một chú tiểu ngày đêm học tập gõ mõ, tụng kinh. Sau cải cách ruộng đất lại trở thành một anh bộ đội, xuất ngũ anh còn lấy vợ. Cũng nhƣ thế, sƣ thúc Vô Trần là ngƣời thông minh, lanh lợi, hoan hỉ xuất gia, nhƣng rồi lại lấy vợ và trở thành nhà cách mạng. Nhƣ vậy, đạo Phật không chỉ dạy con ngƣời ta tƣ tƣởng mang tính lý thuyết mà phải biết tùy duyên lạc đạo, làm cho tƣ tƣởng Phật trở nên thực tiễn hơn, phù hợp với tâm lý con ngƣời Việt. Đạo là tất cả những gì làm cho con ngƣời ta bớt đau khổ. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đem lại hòa bình, độc lập, tự do cho dân tộc cũng là một cách tu đạo ở đời.

Ngƣời Phật tử biết các pháp đều tùy duyên nên chủ động nỗ lực tạo ra các nhân duyên tốt lành để mong nhận quả báo tốt đẹp. Nếu thành công thì ngƣời Phật tử cũng không quá tự hào, vì biết duyên lành đã tròn đủ. Ngƣợc lại, sau khi đã hết sức cố gắng mà nếu nhƣ sự việc vẫn không nhƣ ý mình thì cũng an nhiên, vì chƣa đủ duyên.

Tùy duyên là tâm thái sống minh triết, an nhiên trƣớc mọi biến động của cuộc đời. So với quan niệm “cái gì đến sẽ đến” một cách đơn thuần thì tinh thần tùy duyên năng động hơn rất nhiều trong việc chủ động tạo thêm nhân duyên tốt lành đồng thời cũng rất nhẹ nhàng nếu “cái sẽ đến” không đƣợc toại nguyện, nhƣ ý. “Tùy duyên” đƣợc trích từ ý thơ của Phật hoàng Trần Nhân Tông “cƣ trần lạc đạo thả tùy duyên” nghĩa là sống ở cõi trần mà vui với đạo ngƣời tu phải bất ly thế gian, tùy duyên ở cảnh đời nào cũng vui với Đạo”. Nguyễn Xuân Khánh đã coi quan niệm này nhƣ một sự linh hoạt trong cách xử thế của con ngƣời. Nếu “duyên” là cái ngẫu nhiên, khách quan, không phụ thuộc ý chí của con ngƣời thì “tùy” lại nhấn mạnh sự lựa chọn chủ động của con ngƣời trong hoàn cảnh, nếu “duyên” là hạnh ngộ thì “tùy” là cách ứng xử của con ngƣời trƣớc hạnh ngộ ấy. Các nhà sƣ trong tác phẩm của ông đều chọn lối ứng xử này. Vì hiểu “tùy duyên” nên sƣ Vô Trụ đã đồng ý

cho Thiên Nhiên tăng Phạm Sƣ Ôn hoàn tục, sau này lại khuyên Phạm Sinh giữ lấy “chân nhƣ bất biến ứng tùy duyên vạn biến”. Hiểu “tùy duyên” nên sƣ Vô Úy đã phải nói dối để bảo vệ cách mạng “Đi tu từ nhỏ. Từ đó chỉ biết có tu hành. Không hề dính líu đến việc trần thế”. Hiểu “tùy duyên” nên sƣ cụ đã dạy An “Đạo là phải gắn với trần gian, với đời ngƣời ta, Đạo là phải vì đời”. Hiểu “tùy duyên” nên dƣờng nhƣ sự cụ đã đoán biết trƣớc cuộc đời An, đã để lại hai chữ ấy cho An dù chọn “về cõi nhân gian” cũng không cảm thấy có lỗi với thầy. Vì hiểu “tùy duyên” nên hãy đừng quá câu nệ, chấp chƣớc giáo lý, hãy nên coi “Phật giáo là một lối sống. Mà đã là lối sống thì tu ở chùa cũng đƣợc, tu ở ngoài cũng đƣợc”.

“Duyên” khởi đầu ở sự gặp gỡ bất ngờ xảy đến trong cuộc đời nhƣng “tùy duyên” là quyết định sau cùng của con ngƣời trƣớc những cơ duyên ấy. “Tùy duyên” không có nghĩa là phó mặc, buông xuôi cuộc đời và số phận cho tự nhiên mà là sự dấn thân để vƣợt lên số phận, sự không câu nệ chấp trƣớc với khó khăn, trở ngại bằng bản lĩnh và trí tuệ mẫn tiệp của cá nhân. Ngƣời biết “tùy duyên” cũng là ngƣời biết đến “muôn vàn chân lý” khác ngoài “một nắm chân lý” nhỏ nhoi có trong tay mình đƣợc gửi gắm qua câu chuyện của đức Phật và ông Ananđà cùng những chiếc lá đƣợc nhắc tới hai lần trong Đội gạo

lên chùa. “Tùy duyên” – triết lý thể hiện tinh thần nhập thế tích cực ở khía cạnh

tinh vi nhất của Phật giáo đã đƣợc Nguyễn Xuân Khánh xử lí rất mực khéo léo, tài tình, không hề mang tính chất khiên cƣỡng trong các tác phẩm.

Từ các câu chuyện về sƣ Vô Trần, Vô Úy, sƣ Khoan Độ và An ở Đội gạo

lên chùa, nhà văn đặt vấn đề ngƣời Phật tử phải ứng xử ra sao trƣớc cái ác, phải

ứng xử ra sao trƣớc giáo lý vì nếu chỉ chấp trƣớc theo giáo lý thì không thể giữ nổi mạng sống cho chính mình và cho ngƣời khác. Nếu không giữ nổi mạng sống của mình thì làm sao có thể bảo vệ cái thiện, làm sao có thể hành đạo?

Từ giấc ngủ một mình chập chờn mê man đầy sợ hãi của chú bé An sau khi trải qua biến loạn lớn nhất của đời ngƣời - “nằm trên chiếc chõng tre, trong gian buồng quay, tôi thao thức mãi... Tôi thèm khóc lắm, nhƣng dù cố thế nào thì nƣớc mắt trong tôi cũng không thể chảy ra. Tôi nằm đấy nghe tiếng chim đêm, nghe giun dế nỉ non, và tắm ánh trăng giàn dụa chảy từ mái chùa xuống. Ánh trăng cứ chảy, chảy mãi đến lúc đầy ắp cái tâm hồn nức nở của tôi...” - là bài học phải tự dựa vào chính mình... “Con ơi! Trên đƣờng đời dài dằng dặc, một ngƣời con của Phật, hay một con ngƣời cũng vậy, đều phải biết tự đi bằng đôi chân của mình. Phải biết độc hành con ạ...” từ những suy ngẫm ấy, Nguyễn Xuân Khánh đi đến đề xuất, nên coi Phật giáo là một lối sống, coi trọng tinh thần Phật giáo “nhập thế”. Nội dung cơ bản của lối sống thể hiện ở cái tâm nhân ái, ở quan niệm tùy duyên, ở phƣơng thức độc hành, độc bộ.

Trong tác phẩm này, những trƣờng hợp nhƣ Đoàn ủy Khoát và sƣ Vô Úy. Bị Khoát và các đệ tử tra vấn tung tích mẹ con bà Nấm và Chính ủy Vô Trần mà chúng nhất quyết gọi đó là bọn quốc dân đảng, Vô Úy đều chỉ dùng câu niệm Phật Nam mô a di đà để trả lời. Rất nhiều lần Nam mô a di đà nhƣng mỗi lần là một ý nghĩa rất rõ, đôi khi khác hẳn nhau mà một nghiên cứu sinh thiền học có thể khảo cứu từ đây để làm nên một luận văn tiến sỹ độc đáo về vô ngôn thong, hay không phải sƣ Vô Úy không ghét cái ác, thói trăng hoa của chánh Long. Nhƣng sƣ vẫn coi ông ta là tri kỷ, trọng nết cƣ xử có văn hóa của ngƣời bạn già và từng có lúc vận dụng tình bằng hữu để cứu ngƣời thoát khỏi cai Phƣợng con ông. Là sƣ, nhƣng sƣ Vô Úy vẫn tôn trọng sƣ đệ Vô Trần, bị cô Nấm lẳng lơ đội gạo lên chùa bỏ bùa mà hoàn tục, hơn thế nữa, sƣ Vô Trần lại trở thành Việt Minh đi giết giặc cứu độ sinh linh. Sƣ Vô Úy cũng xử sự nhƣ thế với chú tiểu An và chị Nguyệt. Nguyệt cảm ơn nhà chùa cứu độ, cứ nằng nặc đòi xuống tóc làm sƣ, Vô Úy không cho để gần hai chục năm sau mới gả chị cho cựu tù Hạ bị coi có tƣớng siêu đực – mầm ác, ấy là tùy duyên. An

đã xuống tóc, sau rất nhiều thử thách để sƣ Vô Úy yên tâm chọn làm đệ tử sẽ trao y bát, nhƣng sƣ lại bằng lòng cho An đi bộ đội. Có thể nói chữ “tùy duyên” trong Phật giáo, qua sƣ Vô Úy, đã trở thành hạt nhân của tinh thần dân chủ, tôn trọng thân hữu với những ứng xử và chính kiến khác ta, dù khác với chính tín điều mà ta khƣ khƣ cả đời thƣợng tôn. Quan sát tiểu An và sƣ đệ Vô Trần, những nhân vật chính của tiểu thuyết, chúng ta có thể thấy tƣ tƣởng chủ đạo của nhà văn đƣợc gửi gắm ở đây khá rõ: từ khi An vào chùa với chị Nguyệt rồi cậu trở thành một đệ tử trung thành của các vị sƣ Vô Úy, Vô Trần. Khi An bị bọn ngƣời xấu bắt nạt, cậu lại nhanh chóng trở thành môn đệ võ lâm của sƣ Khoan Độ và để hành đạo cứu ngƣời, An là học trò cƣng của thầy giáo Hải. Ngay cả khi An trở thành Việt Minh cũng chỉ chuyên bắn súng chỉ thiên. Còn sƣ đệ Vô Trần, bị cô Nấm lẳng lơ đội gạo lên chùa bỏ bùa cho hoàn tục, để rồi cuối cùng lại trở thành Việt Minh giữ đến chức chính ủy, tham gia giết giặc nhƣ là cách để cứu độ chúng sinh. Có thể nói cuộc đời tiểu An và sƣ đệ Vô Trần và các nhân vật khác nhƣ Thêu, Nguyệt, Rêu, Thầm, Nắm, Hạ... là một chuỗi những sự

tùy duyên” cả về phía đạo lẫn phía đời, thấm đẫm một tinh thần Phật giáo Việt

Nam theo tinh thần nhập thế. Phải chăng đấy cũng là phƣơng thức tồn tại và phát triển của mỗi ngƣời nói riêng và dân tộc Việt nói chung?

Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam có lúc phát triển huy hoàng, có lúc lắng xuống nhƣng chƣa bao giờ đứt đoạn. Ờ làng quê nào cũng có một ngôi chùa, ngôi chùa tồn tại trong cộng đồng làng Việt ấy, không phải là để cho ngƣời ta đi tu mà là để giữ gìn một lối sống. Ngƣời dân Việt mang đậm tính cách Phật giáo, sức bền bỉ, chịu đựng rất ghê gớm, mà tính năng động cũng rất lớn, những tƣ tƣởng nhân văn mang tinh thần Phật giáo đƣợc Nguyễn Xuân Khánh luận giải nhằm hƣớng tới mục đích đề xuất một lối sống phù hợp với con ngƣời hiện tại: lối sống Phật tính. Nhƣ vậy, lịch sử chỉ là phƣơng tiện, là một ẩn dụ để nhà văn gửi gắm những thông điệp của hiện tại một cách kín đáo mà thôi.

Có một minh chứng nữa: Sƣ Khoan Độ ít học, từng là một lục lâm thảo khấu đƣợc sƣ Vô Úy giác ngộ và thu nạp, nhƣng không thể nhồi nhét sắc không và mớ lý luận Phật giáo nói chung vào cái đầu óc không sinh ra để học ấy. Khoan Độ trở thành một thứ vô ngôn phái, hầu hạ bên sƣ phụ, khi thì là cánh tay trái, hộ pháp cho nhà chùa, khi lại là cánh tay phải chở che cho Nguyệt, rồi dạy bảo cho An; nói chung, ở một vài khía cạnh sƣ Khoan Độ chính là cánh tay nối dài của sƣ Vô Úy, là một hạnh của sƣ phụ. Nhƣng ở khía cạnh con ngƣời, sƣ Khoan Độ thật giàu Phật tính. Lần đầu tiếp xúc chị em Nguyệt, ta thấy cái nhìn của sƣ nhƣ sắp ăn tƣơi nuốt sống chị Nguyệt, thì ông ta cũng là ngƣời nhƣ cụ Lý làng An, nhƣng rồi sƣ đã cƣ xử nhƣ một ngƣời anh cả của chị em Nguyệt với trực cảm đã là ngƣời một nhà, cùng là con của sƣ Vô Úy và suốt đời sƣ đã xứng với vai ngƣời anh cả ấy. Đó là đặc trƣng của nông dân Việt, không nhiều lời, có thể lỗ mãng nhƣng cƣ xử có đạo lý rạch ròi. Là sƣ, nhƣng khi cần diệt Bernard – Tây lùn để bảo vệ chùa và cƣ dân, Khoan Độ vẫn cùng đàn em đi vây bắt y và ở chỗ này, khó có thể nói tay sƣ không dính máu. Mặc dù nhà văn đã ý tứ nói sƣ chỉ bẻ ngoặt tay Tây lùn rồi giao nó cho Thuồng Luồng, nhƣng nếu sƣ chỉ khẽ lắc đầu thì đám đàn em có dám cƣa cổ Tây lùn không? Đằng khác, liệu sƣ Vô Úy có biết sẽ xảy ra việc ấy không? Biết chứ, biết quá đi chứ, là ngƣời mẫn giác, lại tinh thông lẽ thiện ác ở đời, làm sao sƣ không biết. Nhƣng sƣ vẫn lờ đi mặc cho “Bồ đề Đạt Ma” của mình diệt trừ ác căn – mầm họa cho con ngƣời, duy nhất ở chỗ này, sƣ Vô Úy đúng là ngƣời, chứ không phải ông Phật. Ở chỗ này cũng cho thấy một triết lý khác, Phật giáo ở Việt Nam là nhập thế toàn diện.

Phật giáo chủ trƣơng cuộc đời vô thƣờng, vô ngã, nhƣng lại cổ vũ con ngƣời dám nhìn thẳng và đối mặt với sự thật, không trốn tránh. Sống ở nhân gian không nơi nào thoát khỏi bể khổ, ngay cả những nơi tƣởng chừng nhƣ êm đềm nhất: “Ngƣời ta cứ bảo ngôi chùa là nơi tĩnh mịch, ai vào đây là trốn đƣợc

cuộc đời. Thì ra trong thời loạn, bão tố không trừ một nơi nào cả”. Vì thế ai cũng đều phải có sẵn tinh thần để đối mặt với mọi việc tốt xấu có thể đến. Số phận của những ngƣời chùa Sọ, làng Sọ mỗi ngƣời một vẻ không ai yên bình. Nhƣng họ nhập thế một cách tích cực. Những tấm gƣơng tiêu biểu nhƣ: sƣ Vô Úy, Vô Trần, Tiểu An, Nguyệt… Sƣ cụ Vô Úy luôn làm điều thiện, luôn bảo vệ cho lẽ phải nên dù bị tra tấn và tù đày cũng quyết không làm điều tổn hại đến lợi ích của cách mạng, không làm điều hổ thẹn với lƣơng tâm mình. Vô Trần – xác định đƣợc con đƣờng tƣơng lai của dân tộc cũng dã ra nhập cách mạng, hăng hái hoạt động và bảo vệ cách mạng dù nguy hiểm đến đâu.

Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của “Đội gạo lên chùa” chính là ở cách kiến giải khác về lịch sử dân tộc. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lấy một phần câu ca dao Ba cô đội gạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho ... để đặt tên cho trƣờng thiên tiểu thuyết của mình. Nhƣng ông lại lấy bốn câu trong bài thơ “Cư trần lạc đạo phú” của Vua Trần Nhân Tông, một vị vua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh nhìn từ tâm thức phật giáo (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)