CHƢƠNG 1 : DU LỊCH VIỆT NAM VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
2.2. Các chƣơng trình đào tạo du lịch bậc đại học
2.2.1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội)
2.2.1.1. Mục tiêu
Chƣơng trình đào tạo du lịch của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nhằm vào hai mục tiêu:
- Trang bị những kiến thức cơ bản, liên ngành về văn hóa, địa lý du lịch nhằm tạo cho ngƣời học năng lực thích ứng với nhu cầu thực tiễn cũng nhƣ nhu cầu phát triển ngành du lịch.
- Rèn luyện cho ngƣời học những kỹ năng cần thiết của một cử nhân du lịch nhƣ giao tiếp, quản lý, nghiệp vụ và nghiên cứu về du lịch.
Mục tiêu trên đã khẳng định sự ngang bằng giữa hai mảng kiến thức: văn hóa và nghiệp vụ về du lịch, song ở đây chúng ta chƣa thấy đề cập tới loại hình cán bộ đƣợc đào tạo ra, nghĩa là sau khi tốt nghiệp, ra trƣờng, ngƣời sinh viên sẽ làm gì, họ sẽ đáp ứng đƣợc những công việc thuộc lĩnh vực nào trong ngành du lịch. Đây chƣa hẳn đã là một thiếu sót của những ngƣời biên soạn chƣơng trình và hội đồng thẩm định. Chúng tôi cho rằng, có thể đây là một quan niệm. Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có truyền thống đào tạo về khoa học cơ bản, mục tiêu đào tạo thƣờng hƣớng tới một diện rộng. Sinh viên ra trƣờng có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một lợi thế của nhà trƣờng. Từ lâu đã từng tồn tại một quan niệm cho rằng, có khoa học cơ bản tốt là có tất cả. Quan niệm này không phải không có căn cứ từ thực tiễn. Nhiều sinh viên học Trƣờng Đại học Tổng hợp trƣớc đây, giỏi về khoa học cơ bản, sau khi tốt nghiệp, làm việc ở các ngành nghề cụ thể, họ tiếp xúc và nắm bắt rất nhanh những kỹ năng nghề nghiệp, thậm chí sau này họ còn tiến nhanh và tiến xa hơn sinh viên tốt nghiệp các trƣờng khác có học sâu hơn về nghề. Việc đào tạo khoa học cơ bản tốt, thực sự đã tạo cho ngƣời sinh viên một thế vững chắc để tiếp thu khoa học nghiệp vụ, tạo một tƣ duy tốt để sáng tạo sau này trong thực tiễn.
Mục tiêu đào tạo du lịch của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tuy có vẻ còn chung chung nhƣng cũng là vấn đề cần quan tâm vì đó là một quan niệm đào tạo.
2.2.1.2. Chương trình
+ Chương trình giáo dục đại cương
Khối kiến thức các môn chung của nhà trường chiếm 65 đơn vị học trình, bao gồm các môn:
- Triết học Mác-Lênin (6 đvht)
- Kinh tế chính trị Mác-Lênin (5 đvht) - Chủ nghĩa xã hội khoa học (4 đvht) - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (4 đvht) - Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (3 đvht) - Tin học (4 đvht) - Ngoại ngữ 1 (10 đvht) - Ngoại ngữ 2 (10 đvht) - Ngoại ngữ 3 (8 đvht) - Giáo dục thể chất 1 (3 đvht) - Giáo dục thể chất 2 (2 đvht) - Giáo dục quốc phòng 1 (3 đvht) - Giáo dục quốc phòng 2 (3 đvht)
Đây là khối kién thức tuân thủ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì thế, việc các trƣờng tự ý thay đổi là không khả thi. Chúng tôi không bình luận về sự cần thiết hay không cần thiết và cần thiết đến đâu, mà chỉ nêu một nhận xét nhƣ sau:
65 đơn vị học trình tƣơng đƣơng với 975 tiết học (mỗi đơn vị học trình đƣợc quy định tƣơng đƣơng 15 tiết). Trên thực tế các phần học thực hành đều nhân hệ số 2, nghĩa là cứ mỗi tiết trong chƣơng trình đƣợc thực hiện thành 2 tiết trong thực tế. 975 tiết chƣơng trình sẽ đƣợc thực hiện trong thực tế chắc chắn từ trên 1000 tiết học trở lên. Mỗi năm sinh viên học 10 tháng, mỗi tháng trung bình có 4 tuần lễ, mỗi tuần lễ hiện nay vẫn học 6
ngày, mỗi ngày trung bình học 5 tiết. Ta có tổng quỹ thời gian học trên lớp của sinh viên nhƣ sau: 10 x 4 x 6 x 5 = 1200 tiết. Chƣơng trình các môn chung chiếm 1 năm học trên tổng số 4 năm học của ngành. Tỷ lệ 1/4 (hay 25%) quỹ thời gian dành cho môn chung, chúng tôi nghĩ là hơi nhiều và chƣa thật hợp lý trong tƣơng quan với đào tạo ngành hoặc chuyên ngành.
Khối kiến thức Toán và các khoa học tự nhiên, gồm 6 đơn vị học trình, được tính cho 2 môn:
- Khoa học môi trƣờng (3 đvht)
- Toán (cho khoa học xã hội và nhân văn) (3 đvht)
Hai môn này không có gì phải bình luận thêm. Theo suy nghĩ thông thƣờng thì ngành nào cũng cần cả. Tuy nhiên, cần đến mức độ nào thì tuỳ thuộc vào từng ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành, 33 đơn vị học trình, gồm các học phần sau:
- Sinh học đại cƣơng (3 đvht)
- Dân tộc học đại cƣơng (3 đvht)
- Kinh tế học đại cƣơng (3 đvht)
- Nhà nƣớc và pháp luật đại cƣơng (3 đvht)
- Xã hội học đại cƣơng (3 đvht)
- Cơ sở văn hóa Việt Nam (4 đvht)
- Địa lý kinh tế xã hội thế giới (3 đvht)
- Logic học đại cƣơng (3 đvht)
- Lịch sử văn minh thế giới (4 đvht)
- Tiến trình lịch sử Việt Nam (4 đvht)
Đây là khối kiến thức khoa học làm nền tảng, cung cấp những tri thức lý luận, tạo cho sinh viên một trình độ tƣ duy khoa học nhất định để làm chìa khóa tự nắm bắt các nội dung khoa học của ngành và chuyên ngành. Trong
phạm vi các môn khoa học liên quan đến du lịch, các môn khoa học trên đây vẫn chƣa phải là đầy đủ. Du lịch có thể cần thêm nhiều ngành khoa học cơ bản khác nữa, song trong phạm vi thời gian có hạn, việc lựa chọn các môn nói trên để đƣa vào chƣơng trình cũng là hợp lý. Tuy nhiên, riêng môn Nhà nƣớc và pháp luật mang tính chất là một môn chung nhiều hơn là môn cơ bản của ngành. Ngƣời làm du lịch rất cần hiểu biết về pháp luật nhƣng nếu chỉ là pháp luật đại cƣơng thì đó lại là kiến thức dành cho tất cả mọi ngƣời chứ không phải chỉ đối với ngƣời làm du lịch. Dành cho ngƣời làm du lịch, có lẽ phải là những kiến thức cụ thể hơn về pháp luật- chẳng hạn, pháp luật về du lịch. Song những đề nghị về việc hoàn thiện chƣơng trình, chúng tôi sẽ dành để trình bày ở chƣơng 3 của công trình nghiên cứu này.
+ Chương trình giáo dục chuyên nghiệp
Khối kiến thức cơ sở của ngành, 78 đơn vị học trình, gồm các môn sau:
Trong khối kiến thức cơ sở của ngành, chúng tôi nhận thấy (mặc dù các tác giả không tách ra) có ba nhóm: kiến thức lý luận chung về du lịch; kiến thức về văn hóa; kiến thức về nghiệp vụ tổ chức, quản lý hoạt động du lịch. Chúng tôi tạm sắp xếp nhƣ sau:
Nhóm kiến thức lý luận chung về du lịch:
- Nhập môn khoa học du lịch (3 đvht)
- Cơ sở kinh tế du lịch (3 đvht)
- Cơ sở địa lý du lịch (3 đvht)
- Cơ sở văn hóa du lịch (3 đvht)
- Tâm lý học du lịch (3 đvht)
- Pháp luật du lịch (3 đvht)
- Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học du lịch (3 đvht) Nhóm kiến thức về văn hóa:
- Di sản kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam (3 đvht)
- Phong tục, tập quán, lễ hội (3 đvht)
Nhóm kiến thức về nghiệp vụ:
- Bảo vệ môi trƣờng du lịch (3 đvht)
- Marketing du lịch (3 đvht)
- Xúc tiến quảng bá du lịch (3 đvht)
- Quản trị kinh doanh khách sạn (3 đvht)
- Quản trị kinh doanh lữ hành (3 đvht)
- Nghiệp vụ khách sạn (4 đvht) - Nghiệp vụ hƣớng dẫn du lịch (3 đvht) - Hƣớng dẫn du lịch Việt Nam (4 đvht) - Du lịch quốc tế (3 đvht) - Thực tập (3 đvht) Nhóm kiến thức bổ trợ:
- Tin học trong kinh doanh du lịch (3 đvht)
- Ngoại ngữ chuyên ngành 1 (4 đvht)
- Ngoại ngữ chuyên ngành 2 (4 đvht)
- Ngoại ngữ chuyên ngành 3 (8 đvht)
Bình luận về khối kiến thức cơ sở của ngành, trƣớc hết chúng tôi nêu một nhận xét rằng, khái niệm kiến thức cơ sở, có vài cách hiểu khác nhau. Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự phân biệt hai khái niệm: kiến thức cơ sở của ngành và kiến thức ngành. Kiến thức cơ sở là kiến thức làm nền, làm chỗ dựa để sinh viên tiếp thu kiến thức ngành và chuyên ngành đƣợc tốt hơn. Theo cách hiểu này, khái niệm kiến thức cơ sở có chỗ gần gũi với kiến thức cơ bản của ngành hay của nhóm ngành. Song ở đây, quan niệm của những ngƣời biên soạn chƣơng trình không giống nhƣ vậy. Kiến thức cơ sở của ngành và kiến thức ngành đƣợc thống nhất với nhau. Nói cách khác, các tác
giả của chƣơng trình này không phân biệt kiến thức cơ sở của ngành và kiến thức ngành, nghĩa là hai khái niệm có thể hợp nhất. Vì thế, trong phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của chƣơng trình, các tác giả đã chia làm hai khối: kiến thức cơ sở của ngành và kiến thức chuyên ngành. Cách quan niệm nhƣ thế, theo chúng tôi, là hợp lý và có tính hệ thống.
Nhƣ vậy, mặc dù các tác giả không có sự phân nhóm tách bạch nhƣ trên đã trình bày nhƣng nhìn tổng thể, trong khối kiến thức cơ sở của ngành, các môn học đƣợc đƣa ra là cần thiết đối với nhu cầu của hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, các môn nghiệp vụ gắn với kiến thức chuyên ngành nhiều hơn là gắn với kiến thức cơ sở của ngành (tức kiến thức ngành).
Khối kiến thức chuyên ngành (tự chọn một trong ba chuyên ngành, mỗi chuyên ngành 10 đvht) gồm các học phần sau:
Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch:
- Văn học Việt Nam (3 đvht)
- Hán Nôm du lịch (5 đvht)
- Nghiệp vụ ngoại giao (2 đvht)
Chuyên ngành Kinh tế du lịch:
- Tín dụng và thanh toán quốc tế (4 đvht)
- Thống kê du lịch (3 đvht)
- Quản lý nhà nƣớc về kinh tế và du lịch (3 đvht)
Chuyên ngành Quy hoạch du lịch:
- Bản đồ du lịch (3 đvht)
- Phát triển du lịch bền vững (3 đvht)
- Quy hoạch du lịch (4 đvht)
Trƣớc hết, cần khẳng định rằng, hƣớng đào tạo từ chung đến chuyên sâu, từ ngành đến chuyên ngành là một hƣớng đào tạo đúng đắn, phù hợp
với du lịch là một lĩnh vực rộng lớn, có nhiều hoạt động rất khác nhau, phong phú và đa dạng. Theo cách hiểu của chúng tôi, chƣơng trình khối kiến thức chuyên ngành trên đây mang ý nghĩa bổ sung cho chƣơng trình ngành nhiều hơn là mang ý nghĩa nhƣ một nhánh đào tạo chuyên sâu, có tính độc lập tƣơng đối của một hoạt động chuyên môn riêng biệt. Các sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành và học tập, sẽ đƣợc trang bị thêm một số kiến thức không nhiều lắm. Vì thế, chúng tôi cho rằng, thời lƣợng 10 đơn vị học trình dành cho mỗi chuyên ngành có lẽ hơi ít.
2.2.2. Đại học Kinh tế Quốc dân
2.2.2.1. Mục tiêu
Đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh cho nền kinh tế quốc dân nói chung, ngành du lịch nói riêng với năng lực và phẩm chất sau:
- Có kiến thức rộng, vững chắc về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, chuyên sâu về quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc, biết vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong hoạt động thực tiễn.
- Có sức khoẻ tốt, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao. - Có khả năng hoạch định chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới.
Sinh viên tốt nghiệp, ra trƣờng làm việc ở các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác. Ngoài ra, họ có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, nghiên cứu về du lịch và các trƣờng đào tạo về du lịch.
Có thể nói, mục tiêu đào tạo du lịch của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã đƣợc ban soạn thảo chƣơng trình nêu ra một cách khá đầy đủ và cụ
thể. Loại trừ các phẩm chất thuộc về đạo đức, chính trị, những yêu cầu thuộc về chuyên môn đặt ra những vấn đề sau đây:
- Mục tiêu đặt ra khá rộng: Trƣớc hết, ngƣời sinh viên, sau khi tốt nghiệp, phải có năng lực của ngƣời làm quản trị kinh doanh nói chung. Lĩnh vực quản trị kinh doanh là một lĩnh vực bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề đều có những điểm chung nhƣng cũng không ít những nét đặc thù. Điều này đòi hỏi sinh viên khi ra trƣờng, phải thích ứng nhanh với công việc cụ thể mà mình đảm nhiệm. Mục tiêu rộng có mặt tích cực là giúp sinh viên có khả năng thích ứng cao với cơ chế thị trƣờng, một cơ chế đòi hỏi con ngƣời phải nhạy bén và có khả năng chuyển đổi công việc nhanh.
- Tuy vậy, mục tiêu của chƣơng trình này cũng định hƣớng tới tính chuyên biệt, tức là đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể, đó là quản trị du lịch và khách sạn. Nhƣ thế, mục tiêu chƣơng trình vừa chú trọng bề rộng, vừa chú trọng chiều sâu. Có lẽ đây cũng là ƣu thế của chƣơng trình đào tạo du lịch của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhƣ vậy, Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn đƣợc xác định nhƣ là một chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh. Đào tạo về du lịch ở Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã nằm trong một hệ thống khác, không giống nhƣ Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn mà chúng tôi đã khảo sát ở trên.
2.2.2.2. Chương trình
+ Chương trình giáo dục đại cương: 66 đơn vị học trình
Chương trình các môn chung: Giống nhƣ chƣơng trình của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Chương trình giáo dục đại cương riêng của trường bao gồm các học phần:
- Lý thuyết xác suất và toán thống kê (4 đvht)
- Lịch sử kinh tế (3 đvht)
- Xã hội học (3 đvht)
- Kinh tế Việt Nam (4 đvht)
- Quản lý công nghệ (3 đvht)
Nhƣ vậy, kiến thức giáo dục đại cƣơng (ngoài những môn chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với tất cả các trƣờng đại học) của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, chủ yếu là các môn toán và kinh tế. Điều này về cơ bản phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh, song liệu đã phù hợp hoàn toàn với chuyên ngành Quản trị kinh doanh khách sạn và du lịch chƣa thì chúng ta cần phải bình luận thêm.
Quản trị kinh doanh khách sạn mang tính thuần nhất về kinh tế hơn, song quản trị kinh doanh lữ hành thì không hẳn nhƣ vậy. Du lịch lữ hành gắn khá nhiều với các hoạt động văn hóa. Vì vậy, nhà quản lý về lĩnh vực này cũng cần đƣợc tăng cƣờng một số kiến thức cơ bản của các môn khoa học xã hội và nhân văn. Có lẽ nhƣ thế sẽ phù hợp hơn với nhu cầu đào tạo.
+ Chương trình giáo dục chuyên nghiệp: 131 đơn vị học trình
Kiến thức cơ sở của khối ngành: 8 đvht
- Kinh tế vi mô 1 (4 đvht)
- Kinh tế vĩ mô 1 (4 đvht)
Kiến thức cơ sở của ngành: 12 đvht
- Marketing căn bản (4 đvht) - Nguyên lý kế toán (4 đvht) - Kinh tế lƣợng (4 đvht) Kiến thức ngành: 16 đvht - Quản trị học (4 đvht) - Quản trị chiến lƣợc (4 đvht)
- Quản trị nhân lực (4 đvht)
- Quản trị tài chính (4 đvht)
Kiến thức bổ trợ ngành: 28 đvht
- Ngoại ngữ kinh tế và kinh doanh (8 đvht)
- Thống kê du lịch (3 đvht)
- Tin học ứng dụng (4 đvht)
- Tiếng Anh chuyên ngành du lịch (3 đvht)
- Ngoại ngữ 2 (tiếng Trung) (10 đvht)
Kiến thức chuyên ngành: 24 đvht
- Kinh tế du lịch (4 đvht)
- Du lịch và văn hóa (4 đvht)
- Quản trị kinh doanh lữ hành (6 đvht)
- Quản trị kinh doanh khách sạn (6 đvht)
- Marketing du lịch (4 đvht)
Kiến thức bổ trợ chuyên ngành: 21 đvht
- Quản trị kinh doanh dịch vụ hội họp (3 đvht)
- Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong du lịch (3 đvht)
- Hƣớng dẫn du lịch (4 đvht)
- Quản lý hệ thống thông tin trong du lịch (3 đvht) - Công nghệ phục vụ khách sạn nhà hàng (4 đvht)