Phần 4 Kết quả nghıên cứu
4.4. Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.4.1. Nhận xét kết quả ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá biến động sử dụng đất
Qua thực nghiệm đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ viễn thám và GIS có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Bản đồ biến động sử dụng đất được thành lập đạt độ chính xác cao, độ chính xác của bản đồ phụ thuộc vào độ chính xác của kết quả phân loại ảnh.
Kết quả phân loại ảnh bằng phương pháp phân loại có kiểm định theo thuật toán xác suất cực đại phụ thuộc vào tập mẫu giải đoán ảnh. Mặc dù quá trình phân loại ảnh nhanh chóng, tự động nhưng công tác xử lý bản đồ sau khi phân loại ảnh lại tốn kém rất nhiều thời gian và cũng không thể thực hiện tự động được. Việc phân lớp các đối tượng bản đồ bị hạn chế bởi độ phân giải của ảnh. Kết quả phân loại ảnh bị nhầm lẫn đất cây bụi, cây cỏ dại (đất chưa sử dụng) với đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác.
Nếu tư liệu ảnh thu thập được ở hai mùa khác nhau, sự khác biệt về mùa vụ gây khó khăn đối với việc phân loại và xây dựng các tập mẫu giải đoán. Kết quả phân loại ảnh nếu không được kiểm tra và đối soát thực địa để chỉnh sửa đúng hiện trạng thì không phát hiện những biến động thực sự của các loại hình sử dụng đất mà có khi chỉ là biến động theo mùa.
* Những nguyên nhân dẫn đến biến động sử dụng đất
Qua bảng số liệu về biến động đất đai giai đoạn năm 2010 – 2018 giải đoán được và căn cứ vào tình hình sử dụng đất đai của khu vực nghiên cứu, sự biến động giữa các loại đất có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Diện tích đất nông nghiệp giảm, do chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất khu công nghiệp, đất sản suất kinh doanh, đất giao thông…). Diện tích đất trồng lúa giảm, do chuyển sang các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất khu công nghiệp, đất ở, đất mục đích công cộng…) và một phần chuyển sang các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp (đất bằng trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm…).
trường học, y tế, giao thông… và một số khu, cụm công nghiệp ngày càng được mở rộng. Do đó nhóm đất xây dựng tăng.
- Đất chưa sử dụng trên địa bàn nghiên cứu giảm, do chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Trong giai đoạn này, phát triển mạnh công nghiệp, kèm theo đó thương mại dịch vụ phát triển theo, dân nhập cư để lao động trong các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều khiến nhu cầu đất ở tăng cao nên hình thành các cụm dân cư, khu dân cư xung quanh các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có tác động rất lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2010 đến năm 2018 có sự chuyển biến rõ rệt và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp một cách nhanh chóng, đã làm cho đất canh tác ngày càng giảm, không tính toán trước những hậu quả có thể xảy ra từ việc chuyển đổi này.
- Một tác động tích cực là sự hình thành các khu công nghiệp đã thu hút được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người nông dân. Số lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp dịch vụ cũng tăng đáng kể. Sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc giải quyết việc làm của địa phương.
Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không tính đến hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế xã hội gây ảnh hưởng xấu đến tình hình biến động đất đai. Ngược lại, dân số tăng nhanh cũng gây biến động không nhỏ cơ cấu đất đai do phải chuyển sang đất ở. Đối với các hộ tự giãn, một phần là tách từ đất ở, một phần hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Việc các hộ gia đình lấn chiếm đất ruộng không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến việc canh tác của các thửa lân cận mà còn gây ra tình trạng mất mỹ quan. Chính sách về nhà ở sẽ giúp cho đất đai nông nghiệp không bị chuyển thành đất ở một cách tự phát, đất ở sẽ được quy hoạch hợp lý, tiết kiệm.
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ngành trồng trọt, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng.
4.4.2. Đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá biến động sử dụng đất
Trong việc đánh giá biến động sử dụng đất phi nông nghiệp:
Đối với quỹ đất phi nông nghiệp, ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp hệ thống thông tin địa lý giúp các nhà quản lý theo dõi biến động và đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp) một cách hợp lý, tránh tình trạng sử dụng đất lãng phí.
Trong đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp:
Quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm dần do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên cần có giải pháp để đánh giá đúng thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, để các nhà hoạch định có biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp nhưng vẫn bảo vệ được đất lúa, ở những vùng có năng suất quá thấp. Nếu không thể cải tạo được thì ưu tiên chuyển sang đất nông nghiệp khác.
Ứng dụng công nghệ viễn thám trong đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp cũng giúp cho các nhà quản lý kiểm soát được tình trạng tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp.
Trong đánh giá biến động sử dụng đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng của khu vực nghiên cứu vẫn đang còn khá nhiều nên việc ứng dụng công nghệ viễn thám kết hơp GIS giúp các nhà quy hoạch tính toán, đề xuất khai thác hợp lý đất chưa sử dụng sang mục đích nông nghiệp hay phi nông nghiệp, phù hợp xu thế phát triển trong khu vực nghiên cứu.