Những vấn đề cần quan tâm hiện nay trong tiến trình số hóa các Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề đổi mới quy trình sản xuất truyền hình của đài phát thanh và truyền hình địa phương trong lộ trình số hóa 2020 (Trang 70 - 80)

Phát thanh và Truyền hình địa phƣơng

- Sự gia tăng khoảng cách giữa đài truyền hình trung ƣơng và đài truyền hình địa phƣơng

Trong quá trình thực lộ trình số hóa của Chính phủ, trong làn sóng số phát triển mạnh mẽ thì khoảng cách giữa các Đài PT-TH địa phƣơng và Đài Truyền hình lớn nhƣ Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh ngày càng xa. Để thực hiện đƣợc lộ trình số hóa thì u cầu các Đài PT-TH phải có nguồn lực về tài chính và nhân lực. Các Đài truyền hình lớn với nguồn lực tài chính dồi dào, có nhiều nhân lực chất lƣợng cao có thể tiếp nhận đƣợc cơng nghệ hiện đại đã đầu tƣ, trang bị các cơng nghệ sản xuất truyền hình hiện đại trên thế giới: nhƣ công nghệ INews sản xuất trực tiếp chƣơng trình thời sự hàng ngày, cơng nghệ trƣờng quay ảo Viz (sử dụng các trƣờng quay ảo ứng dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay với đồ họa 3D theo thời gian thực, điều khiển tự động hóa trƣờng quay. Điều này sẽ đảm bảo cho việc sản xuất các chƣơng trình với ý tƣởng mang tính đột phá, hiện đại, cách tiếp cận hoàn toàn mới, mang đến cảm nhận thông tin, hình ảnh nhanh nhất, chân thực và sinh động nhất cho khán giả). Điều này đã tạo ra áp lực không nhỏ đối với các Đài PT-TH địa phƣơng, đối với các phóng viên, kỹ thuật viên trong việc tạo ra các sản phẩm truyền hình hấp dẫn, lơi cuốn ngƣời xem trong bối cảnh số hóa.

- Sự bất cập giữa đầu tƣ và hiệu quả:

Để có thể số hóa quy trình sản xuất địi hỏi các Đài PT-TH địa phƣơng phải đầu tƣ về công nghệ, thiết bị kỹ thuật. Việc đầu tƣ này rất tốn kém, trong khi đó hiệu quả kinh tế mang lại từ việc số hóa khơng nhiều, nguồn thu từ quảng cáo tiếp tục sụt giảm do các chƣơng trình của các đài địa phƣơng khó cạnh tranh đƣợc với các đài truyền hình trung ƣơng (vƣợt trội về nội dung và hình thức thể hiện)

- Sự phụ thuộc vào cơng nghệ: Nói đến truyền hình là nói đến cơng nghệ. Công nghệ và thiết bị kỹ thuật giúp tạo ra các chƣơng trình truyền hình có nội dung phong phú, hình thức thể hiện hấp dẫn, thu hút đƣợc khán giả và giảm đƣợc thời gian sản xuất chƣơng trình, tăng hiệu quả của quy trình sản xuất số.

Ví dụ nhƣ Đài Truyền hình Việt Nam đầu tƣ công nghệ sản xuất bản tin điện tử Inews (Bản tin điện tử đƣợc thực hiện trên một phần mềm máy tính có tên gọi là iNews. Đây là phần mềm chuyên dụng để các phóng viên Ban Thời sự đăng ký và viết tin bài. Sau khi viết xong sẽ chuyển qua bộ phận hậu k để liên kết với phần dựng video. Tin bài hoàn chỉnh qua duyệt sẽ chuyển sang quy trình lập vỏ bản tin liên kết với phần máy chữ, lời dẫn cho biên tập viên. Các quy trình này đều hồn tồn khép kín), cơng nghệ trƣờng quay ảo Viz, ứng dụng trong sản xuất các chƣơng trình bình luận, chuyên mục và hệ thống các giải thể thao trong nƣớc trên kênh Thể thao TV, Bóng đá TV, Thể thao Tin tức HD, các chƣơng trình giải trí, văn hóa… trên các kênh sóng.

- Quy hoạch truyền hình và truyền dẫn

Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thơng internet tồn cầu đặt ra yêu cầu truyền thơng báo chí Việt Nam nói chung và Đài phát thanh -truyền hình các địa phƣơng phải thay đổi phƣơng thức chuyển tải để phù hợp với truyền thông hiện đại. Cùng với sự đầu tƣ vào các phƣơng tiện truyền thơng thì các tịa soạn báo, các Đài cũng phải thay đổi phƣơng thức sản xuất ra sản phẩm báo chí, tin bài cho phù hợp với nhiều phƣơng tiện, giảm tối đa chi phí.

Một cơ quan báo hiện đại sẽ là một guồng máy sản xuất, phân phối thông tin dƣới nhiều chất liệu khác nhau (văn tự, phi văn tự, ảnh tĩnh và ảnh động, audio, video) với mục đích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích đa dạng của cơng chúng. Nói cách khác, trong các cơ quan báo chí đƣợc tổ chức theo hƣớng mơ hình tịa soạn báo chí hội tụ truyền thông đa phƣơng tiện. Theo mơ hình này, thơng tin sẽ đƣợc chủ động phân phối theo cách mà cơng chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lƣợng nhất, đầy đủ nhất. Nhƣ vậy, một cơ quan báo chí khi đã hội tụ truyền

thông phải cấu trúc lại để trở thành một guồng máy sản xuất, chế biến, phân phối thông tin nhằm cho ra nhiều sản phẩm hấp dẫn với từng nhóm cơng chúng.

Để thích ứng với phƣơng tiện truyền thông mới này, các tịa soạn đã buộc phải thay đổi khơng gian nơi làm việc, tăng hiệu quả công việc trong việc trao đổi, xử lý thông tin. Việc quản lý chất lƣợng tập trung sẽ đảm bảo đƣợc những thông tin nhất quán trên mọi loại hình và kênh thơng tin của các phƣơng tiện truyền thơng, qua đó sẽ củng cố thêm thƣơng hiệu của cơ quan báo chí. Áp dụng chung một kế hoạch thống nhất sẽ đảm bảo nguồn cung cấp ổn định thông tin độc quyền về những vấn đề đang đƣợc công chúng quan tâm nhất. Đây là hƣớng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và cả Việt Nam.

Các đài truyền hình địa phƣơng có sự "bắt nhịp" khác nhau. Khi triển khai số hóa truyền hình một trong những việc quan trọng mà các đài PT-TH địa phƣơng phải cân nhắc là lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng kênh truyền hình địa phƣơng. Câu hỏi đặt ra là các đài truyền hình nên lựa chọn nhà phát sóng khu vực hay phát sóng tồn quốc?

Theo quy hoạch tần số vơ tuyến điện, có 5 đơn vị đƣợc cấp mỗi đơn vị 3 kênh tần số để truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2. Nhƣng trong đó chỉ có 3 đơn vị đủ điều kiện về giấy phép để cung cấp dịch vụ là Cơng ty Cổ phần Nghe nhìn Tồn cầu (AVG) đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ trên toàn quốc, cịn hai cơng ty là Cơng ty TNHH Truyền hình kỹ thuật số Miền Nam (SDTV) đƣợc cấp giấy phép cung cấp dịch vụ ở khu vực Nam Bộ, Cơng ty Cổ phần truyền dẫn, phát sóng truyền hình đồng bằng Sơng Hồng (RTB) đƣợc cấp giấy phép cung cấp dịch vụ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Hai đài truyền hình lớn là VTV và VTC đƣợc quy hoạch cho 3 kênh tần số để phát sóng truyền hình số, tuy nhiên VTV và VTC chƣa hình thành đƣợc doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng theo đúng quy định của Luật Viễn thông nên các kênh tần số này chỉ dùng để phát sóng các kênh của các đài này, cịn hai đơn vị này chƣa đủ điều kiện về mặt pháp lý để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các đơn vị khác.

Ngày 27/12/2011, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 2451/QĐ- TTg phê duyệt “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 . Đề án chính thức khởi động từ ngày 01/04/2014 nhằm mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ cơng nghệ tƣơng tự sang công nghệ số theo hƣớng hiện đại, hiệu quả. Đồng thời, mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp nhiều dịch vụ truyền hình chất lƣợng cao.

Theo đề án, đến năm 2020, phải bảo đảm 100% các hộ gia đình có máy thu hình đƣợc truyền hình số bằng các phƣơng thức khác nhau, trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phƣơng thức truyền hình. Đến năm 2020, toàn quốc sẽ chuyển từ truyền hình tƣơng tự sang truyền hình số mặt đất. Theo tính tốn, khi chuyển đổi, có khoảng 8,5 triệu tivi của các gia đình sẽ khơng thu đƣợc tín hiệu nếu khơng lắp thêm đầu thu hình số mặt đất...

Số hóa truyền hình mặt đất mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời xem truyền hình, nhƣ chất lƣợng cao về hình ảnh, âm thanh, tăng số lƣợng kênh truyền hình đƣợc truyền… Mặt khác, khi chuyển sang truyền hình số mặt đất nguồn tài nguyên tần số vô tuyến điện đƣợc sử dụng hiệu quả hơn nhiều vì một kênh tần số có thể truyền đƣợc nhiều kênh chƣơng trình truyền hình số so với chỉ một kênh của truyền hình tƣơng tự. Về phía nhà nƣớc, khi kết thúc q trình số hóa truyền hình, một phần của băng tần đang sử dụng bởi truyền hình mặt đất sẽ đƣợc giải phóng sẽ là nguồn tài nguyên tần số quan trọng để triển khai các dịch vụ thông tin vơ tuyến băng rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, q trình số hóa truyền hình mặt đất là xu hƣớng tất yếu và thực tế đã diễn ra trên phạm vi tồn thế giới vì chính lợi ích mà nó mang lại.

Cùng với sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thơng thì nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng cũng thay đổi

Cơng chúng báo chí là quần thể dân cƣ hay nhóm đối tƣợng mà báo chí hƣớng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục gây ảnh hƣởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục

đích thơng tin nhất định . Về khía cạnh kinh tế, cơng chúng báo chí là khách hàng của cơ quan báo chí; trên khía cạnh xã hội, là lực lƣợng quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phƣơng tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lƣợng thông tin khổng lồ đến với cơng chúng. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hƣởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí khơng chỉ đơn thuần là ngƣời đƣa tin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó cịn đóng vai trị ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện nhƣ một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hƣớng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trị đó chính là áp lực của dƣ luận xã hội do báo chí tạo ra.

Với những lý do nhƣ vậy, công chúng trong thời k truyền thông đa phƣơng tiện càng có nhiều địi khỏi khắt khe hơn trong việc lựa chọn kênh thông tin phù hơp với nhu cầu của họ.

Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025. Ngày 25/9/2015, tại Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thơng chính thức cơng bố những nội dung cơ bản của Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý nhất là những định hƣớng Quy hoạch.

Theo đó, định hƣớng quy hoạch đối với báo in và tạp chí in là sắp xếp hệ thống các cơ quan báo in gắn với các giải pháp đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý theo hƣớng giảm số lƣợng cơ quan báo in, mỗi cơ quan báo in có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có 1 ấn phẩm chính và có thể có một số ấn phẩm phụ). Các cơ quan báo in sau khi đƣợc sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ƣơng, cơ quan cấp Bộ, ngành cấp Trung ƣơng (trừ các quân khu, quân chủng), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý. Các cơ quan báo chí in đƣợc giao quyền tự chủ tài chính. Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị đƣợc xác định. Đổi mới hình thức, nội dung

các ấn phẩm đáp ứng yêu cầu thông tin chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả, vùng miền.

Về phƣơng án sắp xếp: Ban Chấp hành Trung ƣơng có Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản và giữ nguyên số ấn phẩm hiện có. Mỗi Ban của Đảng có 01 cơ quan tạp chí in làm chức năng chỉ đạo, thơng tin lý luận, khoa học và nghiệp vụ.

Văn phịng Quốc hội có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm tốn Nhà nƣớc có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Cơ quan thuộc Chính phủ có 01 cơ quan tạp chí in. Quân khu, quân chủng có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Tổng cục thuộc Bộ có 01 cơ quan tạp chí in. Học viện, viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, bệnh viện đủ điều kiện theo quy định đƣợc có 01 cơ quan tạp chí in khoa học chuyên ngành.

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có 01 cơ quan báo in thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, 1 cơ quan tạp chí in thuộc hội văn học – nghệ thuật tỉnh. Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, du lịch đƣợc có cơ quan tạp chí in chun ngành. Các sở, ngành khơng có cơ quan báo in. Mỗi tổ chức chính trị - xã hội Trung ƣơng có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam có 01 cơ quan báo in và 1 cơ quan tạp chí in. Mỗi tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội Trung ƣơng có 1 cơ quan tạp chí in.

Lộ trình thực hiện là trƣớc năm 2017 tiến hành sắp xếp thí điểm tại một số cơ quan, địa bàn để rút kinh nghiệm trƣớc khi triển khai trong cả hệ thống. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp.

Ngày 14-3-2018, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 310/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27-12-2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Theo đó, Quyết định 310/QĐ-TTg đã bổ sung, điều chỉnh: Đề án số hóa truyền hình đƣợc triển khai dựa trên ngun tắc kết hợp số hóa truyền hình

mặt đất với truyền hình số qua vệ tinh tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ đầu thu vệ tinh cho hộ nghèo, cận nghèo tại các địa bàn đang thu xem truyền hình tƣơng tự (cịn gọi là truyền hình analog) từ các trạm phát lại truyền hình nhƣng khơng đƣợc phủ sóng DVB-T2 tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Chiều ngày 14/5/2018, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần thứ 14. Bộ trƣởng Bộ TT&TT Trƣơng Minh Tuấn đã chủ trì phiên họp. Tham dự có Thứ trƣởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, cùng đại diện Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam; một số đài truyền hình địa phƣơng; các doanh nghiệp truyền hình…

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đề án, 21 tỉnh đã hồn thành số hóa truyền hình và ngừng phát sóng truyền hình tƣơng tự mặt đất theo đúng kế hoạch, trong đó, các tỉnh thuộc nhóm II, gồm: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang đã hoàn thành số hóa truyền hình và ngừng phát sóng ATV từ ngày 16/8/2017. Các tỉnh: Khánh Hịa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã hồn thành số hóa truyền hình và ngừng phát sóng ATV kể từ ngày 1/1/2018. Riêng đối với tỉnh Bình Phƣớc, Tây Ninh theo kế hoạch sẽ hồn thành số hóa truyền hình mặt đất vào q II/2018.

Kế hoạch triển khai số hóa truyền năm 2018 cho thấy, để đảm bảo kế hoạch ngừng ATV tại Bình Phƣớc, Tây Ninh vào ngày 30/6/2018, Cục Tần số Vơ tuyến điện đề xuất việc triển khai phủ sóng DVB-T2 cho các vùng lõm nêu trên cần đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề đổi mới quy trình sản xuất truyền hình của đài phát thanh và truyền hình địa phương trong lộ trình số hóa 2020 (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)