Mô hình xây dựng tổ hợp tác nuôi cá rô đồng ở xã Bình Hiệp, huyện Mộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thủy sản cho nông dân vùng đồng tháp mười tỉnh long an (Trang 57 - 63)

1.1.4 .Xây dựng mô hình tổ hợp tác

2.4. Mô hình xây dựng tổ hợp tác nuôi cá rô đồng ở xã Bình Hiệp, huyện Mộc

Mộc Hóa.

Đây là mô hình đầu tiên xây dựng tổ hợp tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản ở vùng ĐTM tỉnh Long An. Mô hình đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hiện Dự án ỘXây dựng tổ hợp tác nuôi công nghiệp cá rô đồng tại xã Bình Hiệp huyện Mộc Hóa tỉnh Long AnỢ đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ và mọi ngƣời cùng có lợi. Nhằm mục tiêu tiếp tục phát triển mở rộng diện tắch nuôi và nâng cao năng suất, sản lƣợng cá rô đồng từ 25- 35 tấn/ha. Kắch cỡ cá thƣơng phẩm đạt : 70 - 100 g/con (bình quân 12- 15 con/kg).

Mục tiêu cụ thể :

- Xây dựng tổ hợp tác liên kết ƣơng giống và nuôi thịt gồm 10 - 12 hộ với diện tắch 2 ha.

- Giúp ngƣời dân quen dần với phƣơng thức hợp tác sản xuất.

- Thông qua dự án trong 2 năm đầu hộ dân đƣợc hổ trợ vốn sản xuất . - Tập huấn cho dân nắm vững và vận hành tốt quy trình sản xuất giống và nuôi cá rô đồng thƣơng phẩm.

- Giảm chi phắ đầu vào tăng doanh thu. Hàng hoá sẽ mua tận gốc bán tận ngọn thông qua tổ kinh tế hợp tác.

Mục tiêu lâu dài :

- Qua 2 năm hộ dân tắch luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm và họ vững vàng duy trì sản xuất.

- Tổ hợp đã có đầu mối để mua thức ăn, thuốc trị bệnh với giá mua thấp, bán cá cho thƣơng lái với giá cao. Từ đó giảm chi phắ giá thành, tăng hiệu quả kinh tế.

- Chia sẽ rủi ro trong sản xuất.

- Có cơ sở pháp lý vay vốn mở rộng sản xuất.

- Hình thành tổ hợp tác, là mô hình điểm để ngƣời dân trong vùng học hỏi áp dụng và nhân rộng.

Với phƣơng châm: Đoàn kết - Trao đổi kinh nghiệm - giúp đỡ lẫn nhau làm ăn có lãi. Tổ hợp tác nuôi cá rô đồng Bình Hiệp đƣợc thành lập theo nguyên tắc: Tự nguyện - Dân chủ- Bình đẳng và cùng có lợi. Sinh hoạt theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số.

Mục tiêu của tổ là hợp tác kỹ thuật, để học hỏi trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau trong việc ƣơng nuôi cá rô đồng thƣơng phẩm. Tổ hợp tác này với diện tắch nuôi cá khoảng 2 ha, thì nhu cầu cần số lƣợng thức ăn, vôi, thuốc thủy sản lớn sẽ hợp đồng mua những đại lý cấp 1 giá rẻ, giảm chi phắ. Đồng thời với

sản lƣợng cá thu hoạch nhiều sẽ hợp đồng với những thƣơng lái mua giá cao. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị dịên tắch, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời dân xã Bình Hiệp.

Thông qua việc xây dựng mô hình, dự án đã:

1. Thành lập đƣợc tổ hợp tác ƣơng nuôi cá rô đồng tại xã Bình Hiệp huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Thông qua việc thành lập tổ hợp tác giúp tổ viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Giảm chi phắ giá thành trong sản xuất. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản đƣợc nhân rộng nhanh hơn.

2. Tổ hợp tác đã tạo ra đƣợc số lƣợng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Cụ thể trong 2 năm đã sản xuất 163,3 tấn cá rô thịt đạt kắch cỡ lớn.

3. Trình độ kỹ thuật của từng thành viên trong tổ không ngừng nâng lên. Cụ thể năng suất cá nuôi bình quân năm 2008 là 3.849 kg/1.000 m2. Năm 2009 là 4.880 kg/1.000 m2, cao hơn năm 2008 là 1.031kg/1.000 m2

.

4. Mô hình tổ hợp tác nuôi cá rô đồng đã tiết kiệm chi phắ trong sản xuất khoảng 4.100.000 đồng/1.000 m2

.

5. Qua 2 năm sản xuất, mặc dù lợi nhuận mang lại cho tổ hợp tác là không có do dự án thực hiện rơi vào thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lúc nầy giá nguyên liệu đầu vào (thức ăn công nghiệp) tăng cao, giá cá thƣơng phẩm bán thấp nên các hộ dân trong tổ hợp tác sản xuất không có lãi. Tuy nhiên, đây là tình hình chung, là qui luật cung cầu, là điều kiện khách quan. Nhƣng đó là điều rất quan trọng mà tổ hợp cần phải rút kinh nghiệm trƣớc khi vào vụ sản xuất cần phải thăm dò thị trƣờng tắnh toán thật kỹ để hạn chế đƣợc phần nào rủi ro giá cả .

Cá rô đồng hiện nay đa số là tiêu thụ nội địa. Trong 2 năm gần đây có xuất khẩu sang Đài Loan, Mỹ nhƣng lƣợng hàng chƣa nhiều. Chắnh vì vậy cần có thông tin từ các ngành có chức năng liên quan nắm bắt đƣợc nhu cầu cung

hàng để tránh trình trạng dội chợ, từ đó định hƣớng cho ngƣời nuôi chọn thời điểm nuôi rãi vụ để tránh trình trạng cung vƣợt cầu, mà đặc thù của con cá rô đồng không thể kéo dài thời gian nuôi để chờ giá đƣợc.

Kết luận: Thông qua việc thành lập tổ hợp tác giúp tổ viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Giảm chi phắ giá thành trong sản xuất. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản đƣợc nhân rộng nhanh hơn.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án chƣa liên kết đƣợc các nhà, nông dân chƣa đƣợc vay vốn từ các tổ chức tắn dụng nên chi phắ giá thành tăng do phải vay ngoài thị trƣờng chịu lãi suất cao.

Ngành thủy sản cần có thống kê số liệu về diện tắch nuôi, thời gian nuôi của các địa phƣơng giúp ngƣời nuôi cá chọn thời gian nuôi thắch hợp nhất để khi thu hoạch ắt đụng hàng nhằm giảm bớt rủi ro về giá.

Tăng cƣờng liên kết "4 nhà" là khâu mấu chốt để giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân trong xu thế sản xuất hàng hoá hiện nay và tƣơng lai. Nghiên cứu hiện trạng liên kết nhằm đề xuất cải tiến để các bên tham gia đều có lợi, tạo mối liên kết bền vững. Liên kết tạo điều kiện chia sẻ thông tin và trách nhiệm nhƣ thành lập diễn đàn, đối thoại, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm... để giải quyết vấn đề thị trƣờng, tạo cơ chế và chắnh sách phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững. Đặc biệt chú ƣ phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nông sản xuất và nhà doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý nhằm duy trì và mở rộng các dạng hình tổ chức sản xuất, hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển, chú ý phát triển kinh tế hộ, việc nâng cao năng lực tổ chức và quản lý cho nông dân là rất cần thiết. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý gồm đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý tổ nhóm cho các tổ, câu lạc bộ, hợp tác xã; tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho các hộ nông dân và các tổ chức này...

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trƣờng và thông tin - quảng bá là rất cần thiết, giúp nông dân dễ dàng quyết định sản xuất và có kế hoạch sản xuất, dự đoán đƣợc thị trƣờng, giảm thiểu rủi ro do hàng hoá dƣ thừa và rớt giá.

Trong cộng đồng xã hội dƣới hình thức này hay hình thức khác đều có mối quan hệ và sự hợp tác, nhƣng đƣợc thể hiện tùy thuộc đặc thù từng lĩnh vực, phạm vi, mức độ, lợi ắch các bên. Vấn đề liên kết hợp tác không phải là chuyện mới mẻ, nhƣng cách thức tổ chức hợp tác nhƣ thế nào để mang lại nhiều ắch lợi cho xã hội.

Đối với nuôi trồng thủy sản: Xây dựng tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản quản lý các khâu từ đầu vào đến đầu ra, gồm: Nguồn nƣớc, con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, môi trƣờng, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo đƣợc sự chủ động và kiểm soát đƣợc môi trƣờng vùng nuôi, quản lý chất lƣợng con giống, thức ăn, tăng khả năng phòng dịch, ổn định về năng suất nuôi, chủ động khâu tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống và duy trì đƣợc hoạt động nuôi trồng thủy sản lâu dài.

Để việc hợp tác trong sản xuất thủy sản ngày càng tốt hơn, cần tổ chức lại hình thức quản lý cộng đồng nhƣ sau:

- Tiếp tục hỗ trợ, tiếp sức để phát huy và nhân rộng các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện, đặc thù và trình độ của lực lƣợng sản xuất thủy sản.

- Xây dựng lại quan hệ sản xuất trong ngành phù hợp, hình thành nhiều loại hình tổ chức hợp tác phát triển kinh tế, đa dạng từ thấp đến cao. Triển khai hình thành các hình thức liên kết theo chiều dọc giữa các nhà sản xuất cùng một sản phẩm, liên kết theo chiều ngang giữa ngƣời sản xuất trong cùng một khâu của quá trình sản xuất.

- Hình thành, củng cố và phát triển các liên hiệp sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất, hiệp hội nghề nghiệp...

- Nội dung liên kết phải đƣợc thống nhất thực hiện theo tiêu chuẩn sản xuất, các quy chế, quy định, quy trình sản xuất, phối hợp các nguồn lực, nhân lực để hƣớng sản xuất thủy sản đạt tiêu chắ hiệu quả, bền vững.

- Nguyên tắc hợp tác: Trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, hợp tác lâu dài, cùng có lợi, cùng trách nhiệm, tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật, phù hợp thực tiễn sản xuất, đảm bảo mục tiêu phong trào thủy sản ổn định, hiệu quả và bền vững.

* Kết luận chƣơng 2.

Nội dung chƣơng II đã khái quát đƣợc tổng thể về tình hình thực tế và hiện trạng phát triển thủy sản của tỉnh Long An qua việc đánh giá về: tình hình phát triển thủy sản, tình hình ứng dụng tiến bộ kh&cn của địa phƣơng, Ầ..Thực trạng trên đƣợc cung cấp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở KH&CN Long An và các cơ quan, đơn vị liên quan đã phản ánh đƣợc những thuận lợi, khó khăn trong việc định hƣớng phát triển thủy sản cho vùng ĐTM tỉnh Long An.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NUÔI THỦY SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thủy sản cho nông dân vùng đồng tháp mười tỉnh long an (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)