7. Cấu trúc của luận văn
2.5. Các lĩnh vực ƣu tiên hợp tác
2.5.7. Ch ơng trình Tình nguyện viên và Ch ơng trình đối tác phát
triển
Chương trình Phái cử tình nguyện viên được chính thức bắt đầu ở Việt Nam vào năm 1995 và cho đến nay đ được 20 năm. Trong 20 năm qua có khoảng trên 500 tình nguyện viên đ được cử đến làm việc tại khắp các tỉnh/thành phố trên cả nước. Trong nh ng năm đầu tiên, hoạt động của tình nguyện viên nói chung chỉ được hạn chế trong việc cử giáo viên tiếng Nhật đến một số trường đại học. Dần dần, khi nh ng đóng góp của các tình nguyện viên được công nhận và đánh giá cao, Chương trình đ mở rộng sang rất nhiều các lĩnh vực khác. Năm 2014, hiện có 70 tình nguyện viên đang triển khai hoạt động trên các lĩnh vực như: Giảng dạy tiếng Nhật, Y tế, Thể thao, Phát triển địa phương, Giáo dục, Du lịch, Nông lâm thủy sản, Phúc lợi x hội, Hỗ trợ cơng nghiệp phụ trợ… đóng góp vào sự phát triển con người và góp phần giải quyết các vấn đề x hội ở Việt Nam. Mục đích của Chương trình phái cử tình nguyện viên khơng nh ng là để lại thành quả nhất định ở nơi tình nguyện viên cơng tác, mà cịn hướng tới sự gắn bó, giao lưu của tình nguyện viên với người dân địa phương. Hiện nay, t các cơ quan Việt Nam có rất nhiều yêu cầu về tình nguyện viên trong các ngành nghề mới với nội dung hoạt động đa dạng, phong phú. Do vậy, JICA Việt Nam s nỗ lực để có thể tìm được tình nguyện viên phù hợp, đáp ứng được với nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của các cơ quan phía Việt Nam. Tuy nhiên, phía Nhật Bản cũng có một số khó khăn trong việc tuyển được nguồn nhân lực phù hợp.
Chương trình Đối tác phát triển là chương trình hợp tác kĩ thuật cấp cơ sở của JICA do các tổ chức phi chính phủ (NGOs), trường đại học, chính
quyền địa phương... tại Nhật Bản thực hiện. Được bắt đầu triển khai t năm 2002, với mục đích đem lợi ích trực tiếp đến cho người dân địa phương, cho đến nay JICA đ và đag triển khai các hoạt động trong các lĩnh vực cải thiện dinh dưỡng cho mẹ và bé, cung cấp nước sạch, hỗ trợ giáo dục cho khu vực nghèo, tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đơng, tăng cường giáo dục cho trẻ khuyết tật... Ngồi ra, trong hợp tác với các chính quyền địa phương Nhật Bản: tỉnh Chiba, tỉnh Fuokuda, thành phố Okinawa, tỉnh Yokohama, thành phố Kitakyushu... và phát huy thế mạnh của các địa phương đó, JICA thực hiện các dự án trong lĩnh vực cải thiện môi trường nước, cải thiện năng lực duy tu vận hành trạm bơm nước,áp dụng sáng kiến 3R vào xử lý rác thải, bảo tồn tài ngun du lịch, giáo dục mơi trường...
Ví dụ về Chương trình Tình nguyện viên: Giảng dạy tiếng Nhật (Năm TK 1995 đến nay)
Tại Việt Nam, số lượng người học tiếng Nhật để vào làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản hay để được tăng lương ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Nhật tại Việt Nam, kể t năm 1995 đến nay, đ có 75 tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV) và tình nguyện viên cao cấp (SV) được cử đến Việt Nam giảng dạy tiếng Nhật. Nơi công tác chủ yếu của họ là Đại học Ngoại ng – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ng Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội). Tại Đại học Ngoại ng – Đại học Quốc gia Hà Nội, tình nguyện viên cao cấp phụ trách giảng dạy cho lớp khoảng 30 sinh viên. Hàng năm, trường có khoảng 90 sinh viên theo học chuyên ngành tiếng Nhật, và khoảng 30 sinh viên theo học chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật. Khoảng 60% số sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại các doanh nghiệp Nhật, 10% làm công tác giảng dạy tiếng Nhật.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) CHO MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN