PHỤ LỤC 1: DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU NHẬT TÂN – HÀ NỘI
- Ngày khởi công: 07/03/2009
- Ngày khánh thành: 04/01/2015
- Tổng mức đầu tư: hơn 13.626 tỷ đồng
- Khu vực: bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km 7+100, x Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh.
- Thông số kỹ thuật: Mặt cầu rộng 33,2m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách gi a, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,17 km, trong đó phần chính của cầu qua sơng dài 1,5 km.
- Ý nghĩa: Cầu Nhật Tân – Cầu H u nghị Việt Nam – Nhật Bản – là cây cầu dây văng với năm trụ chính lớn nhất khu vực Đơng Nam Á, đồng thời cũng được coi là một trong nh ng cây cầu hiếm có trên thế giới và cũng là dự án tiêu biểu cho nguồn vốn hỗ trợ ODA của Nhật Bản. Được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA theo điều kiện STEP của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, đây được coi là biểu tượng cho tình h u nghị Việt – Nhật. Trong quá trình thi cơng xây dựng đ có khoảng 1.500 kỹ sư, cơng nhân… của nhiều quốc gia tham gia với hai ca ngày và đêm. Cầu Nhật Tân là một phần của đường vành đai 2 của thành phố Hà Nội. Sau khi đi vào hoạt động, cây cầu được kỳ vọng s góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thơng và nâng cao hiệu quả giao thông thành phố, đồng thời góp phần vào sự phát triển của thành phố Hà Nội cũng như khu vực bờ Bắc sông Hồng.
(Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/cau-nhat-tan-bieu-tuong-tinh-huu- nghi-viet-namnhat-ban/284956.vnp)
PHỤ LỤC 2: DỰ ÁN “NHÀ GA HÀNH KHÁCH T2 – CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI”
- Ngày khởi công: 4/12/2011 Ngày khánh thành: 31/12/2014
- Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
- Nguồn vốn: gần 900 triệu USD, tương đương hơn 18.000 tỷ đồng (khoảng 2/3 vay vốn ODA của Nhật Bản).
- Đơn vị thi công: Liên danh nhà thầu Taisei – Vinaconex
- Đơn vị tư vấn: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản JAC (Janpan Airport Consultant)
- Tổng diện tích: 139.216m2
- Ý nghĩa: Nhà ga hành khách T2 đi vào hoạt động s khắc phục được tình trạng quá tải nghiêm trọng trong thời gian v a qua tại nhà ga T1, đảm bảo lưu lượng vận chuyển hiện tại cũng như trong tương lai. Cơng trình có cơng suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh. Công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030). Nhà ga T2 là dự án có quy mơ lớn, công nghệ hiện đại đánh dấu bước chuyển biến lớn về hàng khơng. Cơng trình liên hợp cầu Nhật Tân, nhà ga T2, đường nối sân bay Nội Bài – Nhật Tân được khánh thành cùng thời điểm tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ rút ngắn khoảng cách đi lại gi a nhà ga và thủ đô Hà Nội, đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Đồng thời, biểu trưng cho mối quan hệ tốt đẹp gi a Việt Nam – Nhật Bản, s là cửa ngõ hàng không hiện đại của Hà Nội và cả nước đưa hình ảnh Việt Nam đến thế giới và ngược lại.
MỤC LỤC 3: DỰ ÁN CẢNG QUỐC TẾ CÁI MÉP – THỊ VẢI - Ngày khởi công: 14/10/2008
- Ngày khánh thành: 28/01/2013
- Tổng mức đầu tư: 12.891 tỷ đồng, bao gồm vốn vay của JICA và vốn đối ứng của Việt Nam
- Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án 85 (PMU85 - thuộc Bộ Giao thông vận tải)
- Dự án gồm: Xây dựng 2 bến tàu cho tàu container trọng tải 80.000 DWT, 2 bến tàu tổng hợp cho tàu trọng tải 50.000 DWT, nạo vét luồng và cung cấp hệ thống phao tiêu biển báo chiều dài 37,2km…
- Ý nghĩa: Cảng Cái Mép – Thị Vải là một trong nh ng dự án trọng điểm của ngành Giao thông vận tải, sử dụng nguồn vốn vay đặc biệt của Chính phủ Nhật Bản. Dự án được hồn thành, đưa vào khai thác là một vinh dự trong mối quan hệ hợp tác h u nghị gi a hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Đây là sự kiện đầu tiên chào m ng 40 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Việc hoàn thành dự án cảng Cái Mép – Thị Vải s góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng nhóm cảng biển số 5, thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án cịn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến và đi t các cảng khác trong khu vực Cái Mép – Thị VảiĐây cũng là dịp để đội ngũ kỹ sư xây dựng và công nhân lao động Việt Nam học hỏi được nh ng kinh nghiệm quý báu về công nghệ xây dựng cảng biến tiên tiến và tiếp tục góp phần vào việc hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông của đất nước.
(Nguồn: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khanh-thanh-cang-quoc- te-cai-mep-thi-vai-20130128113311149.htm)
MỤC LỤC 4: DỰ ÁN HẦM ĐƢỜNG BỘ QUA ĐÈO HẢI VÂN - Ngày khởi công: 27/08/2000
- Ngày khánh thành: 05/06/2005
- Tổng kinh phí dự án: 127.357.000 USD
- Thơng số kỹ thuật: Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 11m, với 2 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m, tĩnh không thông xe là 4,95 m. Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m. Đường hầm thơng gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.
- Ý nghĩa: Dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đây là một trong nh ng hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam và cũng là một trong 30 hầm lớn, hiện đại nhất thế giới. Hầm đường bộ Hải Vân nối liền tỉnh Th a Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng. Việc thơng xe cơng trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đ cải thiện cơ bản điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc và tai nạn giao thơng; giảm qu ng đường phải chạy xe qua đèo bằng tuyến đường hầm an toàn, thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh ý nghĩa về phát triển kinh tế – x hội của tỉnh Th a Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, cơng trình hầm đường bộ Hải Vân cịn góp phần hồn thiện hành lang giao thơng khu vực tiểu vùng sông Mê Công (tạo điều kiện cho phát triển du lịch – thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Hầm đường bộ Hải Vân là một cơng trình có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước, đặc biệt là khu vực miền Trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – x hội và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như góp phần hạn chế tai nạn giao thông. (Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/chinh-thuc-khanh-thanh-ham-hai- van-1118026620.htm)