7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Nhân tố ngoại sinh
1.2.4. Sự bất lợi về địa chính trị
Xét về góc độ địa chính trị, Triều Tiên nằm cạnh các cường quốc hạt nhân, hoặc những nước có tiềm lực hạt nhân hùng mạnh. Cụ thể, Trung Quốc và Nga đều là những cường quốc hạt nhân, sở hữu nhiều loại vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hàn Quốc và Nhật Bản tuy không phải là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đều có trình độ kỹ thuật và tiềm lực hạt nhân hùng mạnh, có thể nhanh chóng trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khi điều kiện cho phép. Ngoài ra, mặc dù ở rất xa Triều Tiên, nhưng Mỹ vẫn có điều kiện và khả năng triển khai vũ khí hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên
khi cần. Đáng chú ý, sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên, cả Hàn Quốc và Mỹ đã tính đến phương án sẽ tái triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa hạt nhân, tên lửa từ Triều Tiên.
Với vị trí địa chính trị bất lợi như vậy, có thể nói Triều Tiên đã nằm trong gọng kìm hạt nhân của các quốc gia láng giềng. Trong bối cảnh đất nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, điều đó đã trở thành một nhân tố tác động, thôi thúc Triều Tiên quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân để cân bằng lực lượng hạt nhân chiến lược, có đủ sức mạnh sẵn sàng đối phó với các nước, bảo vệ sự tồn vong của chế độ, chủ quyền lãnh thổ và thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán. Ngoài ra, những bài học thực tế từ các quốc gia khác (từ bỏ quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân, không cảnh giác trước âm mưu của Mỹ và phương Tây), như: Syria, Iraq, Lybia, Iran... đã giúp Triều Tiên cảnh giác hơn với chính sách ngoại giao của Mỹ và phương Tây, quyết tâm theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Do đó, Triều Tiên luôn xác định sức mạnh của vũ khí hạt nhân vẫn là nhân tố cốt tử để bảo vệ sự tồn vong của chế độ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giành ưu thế trong thỏa hiệp với các bên.
Tiểu kết chƣơng 1
Do yếu tố lịch sử và tính chất phức tạp, nên vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn đang là điểm nóng an ninh của khu vực và thế giới, liên quan tới nhiều bên và chưa được giải quyết triệt để. Thời gian gần đây, nhất là từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, Triều Tiên đang nỗ lực cùng các bên liên quan tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, do các bên liên quan chưa thể dung hòa quan điểm, nghĩa vụ, ý đồ và lợi ích của nhau, cũng như chưa thống nhất được cách thức giải quyết, nên tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần thêm thời gian.
Điểm mấu chốt của vấn đề là các bên liên quan, chủ yếu là giữa Mỹ và Triều Tiên, chưa có đủ niềm tin chiến lược và khó có thể dung hòa lợi ích của mỗi bên trong tiến trình phi hạt nhân hóa. Điều đó khiến hai bên còn nghi ngờ thiện chí của nhau, lợi dụng vấn đề phi hạt nhân hóa để phục vụ những mục đích của riêng mình. Trong quá trình đó, Triều Tiên luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu xâm lược và lật đổ chế độ của Mỹ, nhất quán quan điểm phải dựa vào sức mạnh của vũ khí hạt nhân để duy trì sự tồn vong của chế độ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giành lợi thế trong đàm phán với các bên liên quan.
Những nhân tố nội sinh và ngoại sinh được đề cập, phân tích trong chương 1 đóng vai trò quan trọng, tác động mạnh tới quyết tâm theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Trong những nhân tố nội sinh có nhân tố cá nhân Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và trong những nhân tố ngoại sinh có nhân tố mối đe dọa từ Mỹ được xem là những nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thay đổi vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trong giai đoạn 2012 - 2017.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HẠT NHÂN CỦA CHDCND TRIỀU TIÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
VÀ PHẢN ỨNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN