Văn học “vết thương” Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 48)

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Bộ phận Văn học “vết thương” ở Việt Nam

1.2.3. Văn học “vết thương” Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới

Bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong đời sống xã hội cũng như đời sống văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới đã tác động một cách tích cực lên các nhà văn. Sự “cởi trói” về mặt tư tưởng lần đầu tiên đã cho phép các nhà văn có điều kiện động chạm tới những vấn đề mà trước kia vì nhiều lý do, họ chưa thể đề cập tới. Lần đầu tiên các nhà văn dám nhìn thẳng vào sự thật và quan trọng hơn là viết về sự thực ấy, những điều vốn trước đây được cho là “nhạy cảm”. Sự thành thực và sòng phẳng với lịch sử chính là điều kiện để các nhà văn động chạm tới những vết thương dai dẳng và đầy ám ảnh do lịch sử để lại, những điều trước

kia thường bị “nén lại” để phục vụ cho những nhiệm vụ chung của cả dân tộc. Đây cũng chính là cơ sở về mặt xã hội và thẩm mỹ cho sự nở rộ của những sáng tác văn học “vết thương” trong thời kỳ Đổi mới.

Đầu tiên là ở mảng đề tài chiến tranh. Nằm trong tiến trình chung, văn học về các “vết thương” chiến tranh sau Đổi mới về có bản là sự tiếp nối của văn học chiến tranh những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, như đã nói, công cuộc Đổi mới, bằng việc tháo dỡ những chiếc khung phần nào cứng nhắc và không hợp thời về tư tưởng đã tạo nên một cơ hội chưa từng có cho phép nhà văn khai thác mọi khía cạnh của hiện thực lịch sử, không chỉ là phần tươi sáng, hào hùng mà là cả phần khốc liệt, đen tối, phần đau thương và mất mát. Và điều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự nở rộ của hàng loạt các tác phẩm viết về các “vết thương” của chiến tranh ở tất cả các lớp thế hệ nhà văn. Trước hết vẫn là những cái tên quen thuộc của thế hệ nhà văn “tiền trạm” đã rất thành công trong 10 năm trước 1975 như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Vũ Tú Nam,… Ở những sáng tác của lớp nhà văn mà cuộc đời họ đã đi qua cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ này, “vết thương” của chiến tranh được gắn liền với những vấn đề thời cuộc đang trở thành nỗi khắc khoải của tất cả các nhà văn nghệ sỹ lúc bấy giờ. Đó là những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại cho cả đất nước và từng số phận. Những mất mát này càng trở nên đau đớn hơn khi những người gánh chịu nó buộc phải đối diện với hiện thực của cuộc sống hòa bình có quá nhiều khác biệt với thời chiến. Cuộc chiến trong thời bình cũng không kém phần khốc liệt và khắc nghiệt so với những cuộc chiến tranh bằng vũ khí và bom đạn nhưng nó lại quá xa lạ với những con người vừa

bước ra khỏi chiến tranh. Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Phiên Chợ Giát (1988),

Cỏ lau (1989)… của Nguyễn Minh Châu là những sáng tác tiêu biểu cho hướng

khai thác này. Sau những thành công trong giai đoạn “tiền trạm”, bước vào thời kỳ Đổi mới, Nguyễn Minh Châu tiếp tục thể hiện vai trò của một “người mở đường tinh anh và tài năng” (chữ dùng của Nguyên Ngọc). Các nhà nghiên cứu

đã nói rất nhiều về vai trò của Nguyễn Minh Châu trong việc tìm tòi hướng đi mới cho văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Chúng tôi chỉ muốn khẳng định rằng, vai trò tiên phong và mở đường đó của Nguyễn Minh Châu được thể hiện rõ ràng nhất trong những sáng tác về các “vết thương” của chiến tranh mà những sáng tác vừa kể trên là một ví dụ rất rõ ràng.

Nếu hoàn cảnh và những suy tư thời cuộc buộc các nhà văn thuộc thế hệ của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng tìm tới những nỗi đau thời bình của chiến tranh thì thế hệ nhà văn tiếp nối họ đã tạo nên một bước đột phá lớn khi họ trực tiếp quay trở lại với những cuộc chiến tranh nay chỉ còn trong ký ức nhưng với một cách nhìn, cách nghĩ hoàn toàn khác. Những nhà văn thuộc thế hệ này sinh ra và lớn lên khi cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt đang diễn ra và hầu hết trong số họ đều là những người bước từ giảng đường ra chiến trường. Cũng có lẽ vì thế cách nhìn của thế hệ này về chiến tranh rất khác so với thế hệ trước, những người đã quen thuộc với chinh chiến và bom đạn của hai cuộc kháng chiến. Trẻ hơn, họ không bị ràng buộc bởi những quan niệm và quán tính cũ. Thêm vào đó, bầu không khí dân chủ của thời kỳ Đổi mới giúp họ nhìn có những cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh quá khứ. Đối với họ, chiến tranh không còn là những mảng ký ức hào hùng và cô lập với đời sống hiện thực. Trong các sáng tác của họ, chiến tranh hiện ra với tất cả các chiều cạnh của nó cũng như tất cả những mối liên hệ với cuộc sống hiện tại. Đó là cuộc chiến tranh với tất cả sự khốc liệt, mất mát, đau thương thậm chí là cả phần đen tối của nó. Đó cũng là cuộc chiến tranh đã để lại không ít nỗi đau trong hiện tại cho rất nhiều thế hệ người Việt. Đây chính là nội dung chính của những tác

phẩm viết về các “vết thương” chiến tranh kể từ Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu, Chim én bay (1988) của Nguyễn Trí Huân, Nỗi buồn chiến tranh (1991) của Bảo Ninh, Bến không chồng (1991) của Dương Hướng, Ăn mày dĩ vãng (1992) của Chu Lai (2004), Lạc rừng (2000) của Trung Trung Đỉnh, Bến đò xưa

tường lửa (2005) của Khuất Quang Thụy, Rừng thiêng nước trong (2004) của

Trần Văn Tuấn, Cõi đời hư thực (2007) của Bùi Thanh Minh, Vùng lõm (2008) của Nguyễn Quang Hà, Truyền thuyết sông Thu Bồn (2008) của Từ Nguyên Tĩnh... Trong số những tác phẩm này, chúng tôi đặc biệt lưu tâm tới Nỗi buồn

chiến tranh của Bảo Ninh. Có thể nói, trong bộ phận tiểu thuyết viết về chiến

tranh sau 1986, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm xuất sắc nhất cả

về nội dung lẫn nghệ thuật biểu đạt. Hiện thực về chiến tranh trong tác phẩm của Bảo Ninh là một bức tranh hoàn toàn khác biệt so với những tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn trước, thậm chí là cùng thời với ông. Cũng chính vì lẽ

đó, chúng tôi coi Nỗi buồn chiến tranh như một tác phẩm tiểu biểu nhất cho bộ

phận văn học “vết thương” về đề tài chiến tranh.

Không giống với những “vết thương” do chiến tranh gây ra, những “vết thương” đến từ phía khách quan mà nhiều người cho rằng là cái giá phải trả cho những chiến thắng chung của toàn dân tộc, tác nhân gây ra “vết thương” của cuộc Cải cách ruộng đất ở miền Bắc lại xuất phát từ phía chủ quan. Vì thế, nếu như chiến tranh là mảng đề tài lớn của văn học Việt Nam cả trước và sau Đổi mới thì Cải cách ruộng đất lại là một đề tài gần như không được nhắc tới trong suốt một thời gian dài. Do tính đặc thù của đề tài, sự xuất hiện những tác phẩm văn học “vết thương” viết về Cải cách ruộng đất trong thời kỳ Đổi mới (sau 1986) cũng xuất hiện muộn hơn so với những tác phẩm văn học “vết thương” viết về đề tài chiến tranh. Nếu như trong giai đoạn 10 năm trước Đổi mới, đề tài chiến tranh đã manh nha xuất hiện những tác phẩm đầu tiên khai thác phần đau thương, khốc liệt và mất mát thì người ta phải đợi tới tận hai năm kể từ khi Đổi mới, đề tài về Cải cách ruộng đất mới bắt đầu xuất hiện trở lại sau hàng chục năm gần như vắng bóng. Tác phẩm đầu tiên “nổ phát súng” báo hiệu sự trở lại

này chính là Những thiên đường mù của Dương Thu Hương được xuất bản vào năm 1988. Về sau này, vì nhiều lý do khác nhau, Những thiên đường mù nói

quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, về mặt lịch sử cần

ghi nhận vai trò của Những thiên đường mù trước hết là đối với sự hình thành

của bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới.

Bước vào đầu thập niên 90, những sáng tác về cải cách ruộng đất mới bắt đầu xuất hiện nhiều trên văn đàn với những tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và

tiểu thuyết: Bước qua lời nguyền (1989) của Tạ Duy Anh, Ác mộng (1990) Ngô Ngọc Bội, Chuyện làng ngày ấy (1990)6 của Nguyễn Văn Trực, Lão Khổ (1992)

của Tạ Duy Anh,… Tuy nhiên, suốt nhiều năm sau đó, đề tài cải cách ruộng đất lại trở lại với tình cảnh “heo hút” như những năm trước Đổi mới. Dường như vẫn chưa có một không khí dân chủ và sự nghiền ngẫm đầy đủ để các nhà văn tiếp cận với đề tài vốn được cho là “nhạy cảm” này. Tình hình chỉ thay đổi vào cuối thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI. Đầu tiên phải kể đến chính

là tiểu thuyết Cỏ thiêng của tác giả Hồng Phi được xuất bản năm 1998. Tiếp đó là những sáng tác của Trần Quốc Tiến và Đào Thắng với tiểu thuyết Ổ rơm (2002) và Dòng sông mía (2004), Ba người khác của Tô Hoài, Nước mắt một

thời (2009) của Nguyễn Khoa Đăng,... Sáng tác tạo nên bước ngoặt trong việc

tiếp cận đề tài cải cách ruộng đất chính là tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (2002) của Tạ Duy Anh. Từ Bước qua lời nguyền (1989), tác phẩm đầu tiên định hình tên tuổi của Tạ Duy Anh trên văn đàn cho tới khi Đi tìm nhân vật được ra mắt,

những bi kịch do cải cách ruộng đất gây ra là một đề tài ám ảnh và xuyên suốt

trong các sáng tác của nhà văn họ Tạ. Tuy nhiên, khác với Bước qua lời nguyền hay Lão Khổ, ở Đi tìm nhân vật cải cách ruộng đất không còn được miêu tả một

cách trực tiếp với tư cách là một biến cố lịch sử trong cuộc đời nhân vật. Thay vào đó, bằng việc xây dựng một nhân vật “hắn”, không tên, không tuổi, không nhân dạng – nhân vật mà cả đời nhà báo Chu Quý săn lùng nhằm giải thoát

6

Vào năm 1990, tác phẩm Chuyện làng ngày ấy vừa in ra đã bị thu hồi. Tuy nhiên, tới năm

mình khỏi một mối thù truyền kiếp từ đời nội tổ, tác phẩm của Tạ Duy Anh lại nhắm tới khắc họa nỗi ám ảnh do bi kịch của cuộc cải cách ruộng đất gây ra đối với nhiều thế hệ sau này. Sự mù mờ, chồng chéo giữa các chi tiết hiện thực, cái

cảm hứng phi lý rất rõ nét trong lối viết đã tạo nên những thăng trầm của Đi tìm

nhân vật trong sự tiếp nhận của độc giả và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cá

nhân chúng tôi cho rằng, Đi tìm nhân vật là sáng tác vào loại tiêu biểu nhất về

mặt nghệ thuật trong số các sáng tác “vết thương” về đề tài cải cách ruộng đất.

So với chiến tranh, hay cải cách ruộng đất, những “vết thương” của công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh (ở miền Bắc 1958 - 1960 và sau 1975 ở miền Nam), hợp tác hóa nông nghiệp và thủ công nghiệp (giai đoạn 1961 - 1965) hay chế độ bao cấp (1976 - 1985),… không phải là một đề tài mang nhiều sự “nhạy cảm”. Công cuộc Đổi mới đã cho phép người ta công khai lên tiếng về sự ấu trĩ, nôn nóng và duy ý chí nhằm xây dựng một xã hội công bằng của những chính sách nói trên. Chính vì vậy, đây là mảng đề tài xuất hiện gần như đầu tiên sau khi công cuộc Đổi mới bắt đầu. Người đi tiên phong

đương nhiên vẫn là Nguyễn Minh Châu với những truyện ngắn Phiên chợ Giát

(1988). Số phận của người nông dân như lão Khúng trong tác phẩm cũng chính là cách nhìn nhận của Nguyễn Minh Châu về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam từ góc nhìn của thời đại mới.

Những “vết thương” của thời kỳ bao cấp có sự đóng góp của nhiều tác giả và tác phẩm hơn khi những ký ức về một “thời xa vắng” vẫn còn nguyên vẹn. Đầu

tiên chính là những sáng tác của Dương Thu Hương với Bên kia bờ ảo vọng (1987) và Những thiên đường mù (1988). Trong các sáng tác của Dương Thu

Hương, cuộc sống thời bao cấp chính là nguyên nhân hình thành những kẻ cơ

hội và đạo đức giả như Chính (Những thiên đường mù) hay nhạc sĩ Trần Phương (Bên kia bờ ảo vọng). Đó là thời kỳ mà người ta không được sống thật

với chính mình, làm bất cứ việc gì (kể cả việc ăn uống) cũng phải giấu giếm. Đó là thời kỳ mà người ta sống theo những luật lệ tưởng chừng như nghịch dị “xấu

đều hơn tốt lõi”. Điều này có lẽ được khái quát một cách đầy đủ trong lời của nhân vật chàng trai lãng tử với Chính ở cuối tác phẩm: “Phẩm cách con người được các ông định khuôn bằng chiều rộng của ống quần. Nếu các ông mặc quần ống 23 thì 18 triệu thanh niên chúng tôi phải mặc ống quần cỡ 23. Chật hay rộng hơn đều là phản Đảng, phản quốc. Tôi không bao giờ quên được cảnh tượng ấy, khi tôi còn nhỏ, tôi đã nhìn thấy anh chị tôi và đám bạn của họ bị rượt đuổi, bị chặn đứng ở các ngã tư đường phố, bị soát xét hạch lạc như những kẻ trốn tù. Vẻ mặt nhớn nhác của họ, con mắt bạc nhược hay hờn căm của họ, những lời họ van xin hoặc gào thét phản ứng. Lúc ấy, tôi đứng nép vào chân cột điện, tôi nhìn họ và tay chân tôi run bắn. Dường như chính tôi cũng sắp bị lấy dao xẻ rách ống quần. Tại sao con người lại bị đọa đầy vô lý thế? Vết thương ấy không thành sẹo trong tim tôi. Nhát chém nào trong tuổi thơ cũng không thể lành. Tôi lớn lên. Và dần dần tôi chứng nghiệm rằng những con người từng có sức khống chế lũ chúng tôi như lão phó giám đốc kia hoàn toàn không giống hình ảnh kinh sợ và cao cả mà chúng tôi đã hình dung. Họ là những diễn viên đại tài. Họ định ra bao nhiêu niêm luật khắt khe. Nhưng trong bóng đêm, họ sống cuộc sống nhầy nhụa không đạo lý và luật tắc” [26, tr. 277].

Bên cạnh Dương Thu Hương, Lê Lựu cũng là một tác giả rất sung sức khi viết về đề tài những “vết thương” của thời bao cấp. Người ta tìm thấy bóng dáng của

chủ đề này ngay từ tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) rồi sau đó là các tiểu thuyết

Sóng ở đáy sông (1995) và Hai nhà (2000). Khác với những sáng tác của

Dương Thu Hương, thường mang nặng sự phê phán hiện thực, những tác phẩm của Lê Lựu lại là tiếng nói cảm thông chân thành đối với số phận con người. Sài

(Thời xa vắng), Núi (Sóng ở đáy sông) hay nhà báo Tâm và ông kỹ sư Địa (Hai

nhà) đều chấp nhận cuộc sống thời bao cấp như sự vận động không thể cản trở

của lịch sử dù nó mang đến sự oái oăm và không ít bi kịch cho họ. Họ không

phải là nhân vật đứng cao hơn thời cuộc như Hằng của Những thiên đường mù

trong các sáng tác về “vết thương” thời kỳ bao cấp của Lê Lựu do vậy dễ cảm thông và cũng dễ tiếp nhận hơn so với những sáng tác của Dương Thu Hương. Dẫu sao chăng nữa, chúng tôi cho rằng, Lê Lựu và Dương Thu Hương là hai tác giả không thể không nhắc tới của mảng đề tài này.

Trên thực tế, sự khu biệt giữa các mảng đề tài như trên chỉ mang tính chất tương đối. Ở nhiều tác phẩm thuộc mảng đề tài này người ta lại thấy bóng dáng của những mảng thuộc đề tài khác. Người ta thấy xen lẫn những “vết thương” của chiến tranh là “vết thương” của thời kỳ bao cấp (số phận của nhân vật Sài trong

Thời xa vắng của Lê Lựu) hay “vết thương” của cuộc cải cách ruộng đất trong

các sáng tác về đề tài “vết thương” chiến tranh (Bến không chồng của Dương

Hướng)… Ở đây, có lẽ cần phải nhắc tới những tác phẩm mà số phận nhân vật

trải dài gần như toàn bộ chiều dài của thế kỷ XX: Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường, Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng, Bến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)