Không gian chiến trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của khuất quang thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh (Trang 73 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật

3.3.1.1 Không gian chiến trƣờng

Đây là mảng không gian chủ đạo trong các tác phẩm của tiểu thuyết viết về chiến tranh. Khuất Quang Thụy cũng không nằm ngoại lệ khi đặc tả chiến trƣờng ở nhiều góc độ khác nhau, sự thay đổi của không gian qua mỗi trận đánh, sự động hay tĩnh của không gian chiến trƣờng cũng là những điểm dự báo cho ngƣời lính trên mặt trận.

Khuất Quang Thụy miêu tả không gian chiến trƣờng với sự mở rộng tần xuất hoạt động của các nhân vật. Không gian có khi dàn trải từ miền Bắc vào đến miền Trung trong trận chiến của sƣ đoàn Hồng Bàng trên tuyến chính là đƣờng số 9-Bắc Quảng Trị rồi lật cánh sang vùng đồng bằng hẹp trong khu tứ giác. Hay không gian chiến đấu của sƣ đoàn Đồng Bằng từ Quảng Bình hậu phƣơng lớn đến Đƣờng 9 – Nam Lào, không gian của vùng biên giới Tây Nam đầy âm u bí hiểm của cảnh rừng núi, với cuộc chiến kì lạ. Khi nhắc đến không gian chiến trƣờng là chúng ta nhắc đến bom đạn, những trận chiến khốc liệt, lửa cháy, những cánh rừng bị tàn phá, những ngôi làng không còn gì sót lại, không gian đầy xú uế của mùi máu tanh nồng, của mùi thuốc bom đạn, mùi ê te…. “Những quả cầu lửa nổ tung trước mặt. Cả quả đồi bốc cháy. Cả trung đội bốc cháy. Tiếng gào thét đuối dần trong tiếng lửa réo ù ù. Lửa chưa tắt, bọn lính biệt kích Mỹ mặc áo rằn ri đã từ trên trực thăng nhẩy xuống” [52; tr.10]. Đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh khốc liệt nhất, Khuất Quang Thụy muốn cho thấy trong những hoàn cảnh sống và chiến đấu thực tế của chiến trƣờng con ngƣời phải trải qua, luôn phải căng hết sức lực và thần kinh để chống chọi với tử thần. Những chi tiết tình cảnh của ngƣời đồng đội đầu tiên hi

sinh. Hai thi thể giờ là “hai cục đen xì, nham nhở nằm trên mặt đất… rỉ ra một thứ nước sền sệt từ hai thi thể nứt nẻ, đen cháy của hai liệt sĩ nằm kia” [53; tr.313]. Không gian chiến trƣờng còn có khi đặc quánh cả một khu rừng cao su với khoảng năm trăm cô gái thanh niêm xung phong bị trúng bom. Tất cả bao trùm là sự chết chóc, tiếng khóc, lẫn mùi đất, mùi máu, mùi thuốc cứu thƣơng, những trận địa sặc các thứ mùi xƣơng thịt cháy, mùi cờ rếp cháy, mùi thuốc bom… xộc vào tận lục phủ ngũ tạng.

Chiến trƣờng trong không gian của rừng núi có khi đƣợc “làm nền” cho bãi đáp của các cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ - Ngụy, không gian thu hẹp dần cùng với vòng lƣợn của những chiếc máy bay trinh thám, những chiếc OV10, rồi mở rộng hơn trong từng lƣợt bom chúng rải xuống mặt đất, mở rộng dần và bắn yểm trợ xung quanh cho quân lính đổ bộ, những chiếc trực thăng sà xuống. “Một cuộc diễu binh rầm rộ trên không trung. Có dễ phải tới hàng trăm chiếc trực thăng đang bay tới trong khi pháo vẫn không ngừng bắn và máy bay ném bom vẫn không ngừng quần đảo trên bầu trời… chúng hạ thấp độ cao và bắt đầu bắn rốc – két và súng máy xối xả xuống hai bên triền đồi…chúng bắn dồn dập một hồi vào khu vực bãi đáp rồi bắt đầu mở rộng vòng hỏa lực… trực thăng địch đã ùa tới bay kín một vùng trời” [54; tr.446-447]. Khuất Quang Thụy lựa chọn những trận đánh mang tính chất quyết định, quyết liệt giữa hai bên, không gian đƣợc ông miêu tả vô cùng dữ dội. Đặc biệt, tác giả còn mở rộng không gian ra các vùng vành đai, “những ngôi làng không còn là làng, không một mái nhà tranh còn sót, không có tiếng trẻ con, không tiếng gà gáy và không một làn khói bếp. Những ngôi làng chỉ có cỏ dại và hố bom” [53; tr.549]. Đến ngay cả vùng hậu phƣơng, không gian chiến trận cũng đƣợc lột tả qua một khu nghĩa trang. “Đó là mộ của mấy bác trong xóm vừa bị trúng bom trên khu binh trạm tuần trước đó. Các bác ấy đều là dân công hỏa tuyến, được huy động lên để chi viện cho binh trạm… Ai dè gặp lúc máy bay thằng Mỹ hắn đến ném bom. Riêng đội hỏa tuyến xóm em mất bốn mạng rồi” [54; tr.31]. Không gian đặc trƣng nữa của chiến trƣờng là những căn hầm, công sự trật hẹp, những khu binh trạm, những điểm chốt thép phía đông làng Sòng. Khi trúng bom, hầm sập, “đất đá rơi

ầm ầm vào mọi người, khói bom xộc vào đặc quánh, khét lẹt, tối om” [53; tr.504]. Đó đều là những không gian gắn chặt với cuộc sống của ngƣời lính. Họ phải hàng ngày, hàng giờ chiến đấu trong những không gian đặc biệt đó. Khuất Quang Thụy đã đặt các nhân vật của mình vào những không gian ác liệt của chiến trƣờng. Một cuộc thử lửa thực sự bắt đầu với những ngƣời lính, họ đã cảm nhận cuộc chiến tranh này bằng tất cả các giác quan của mình, từ thính giác, khƣu giác, vị giác, xúc giác cho đến linh cảm về những tai ƣơng của thần chiến tranh. Tất cả đều nhằm làm nổi bật lên quy mô của sự khốc liệt, tàn nhẫn, những mất mát, hi sinh trong chiến tranh trải rộng trên khắp đất nƣớc Việt Nam.

Những trận chiến bị bao phủ bởi muôn vàn thứ âm thanh hỗn loạn, hỗn tạp. “Tiếng vo ve của thằng OV10, một tốp phản lực nãy giờ vẫn lảng vảng đâu đó lao đến… tiếng bom vang lên dậy đất. Ngay sau đó là những tiếng đề pa của hàng chục khẩu pháo trên cao điểm 241” [53; tr.392]. Nhưng cũng có lúc không gian chiến trường im lặng đến bất ngờ. Nó hoàn toàn yên tĩnh. “Không nghe thấy tiếng vo ve dai dẳng khó chịu của những chiếc máy bay do thám OV10, pháo địch từ những căn cứ ven đường 9, từ thị trấn Đông Hà hay trên điểm cao 241 đột nhiên cũng không thấy đì đùng bắn ra nữa” [54; tr.501]. Một sự im lặng khác thƣờng, những khoảng lặng chết ngƣời, là “phút nín hơi chau mày của thần chiến tranh” và thƣờng thì đây là lúc chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu nảy lửa ngay sau đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của khuất quang thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)