Hiện trạng các thiết bị sử dụng trong hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy thực phẩm châu á tại khu công nghiệp tiên sơn bắc ninh (Trang 45 - 50)

Hạng mục Thiết bị Hiện trạng Nguyên nhân

Bể thu gom SA

Lượn rác thô SC01 Không thực hiện được chức năng lượt rác

Lượng rác nhiều, có 1 SCR và 1 kích thước khe Công tắc phao Hoạt động bình thường

Bơm màng P01 A/B Không hoạt động

Chỉ bơm nước thải nhiễm dầu không lẫn với cặn lớn

Bể thu gom SB

Lược rác thô SC02 Không thực hiện được chức năng lượt rác

Lượng rác nhiều, có 1 SCR và 1 kích thước khe Công tắc phao Hoạt động bình thường

Bơm chìm P02 A/B Hoạt động bình thường

Bể tách dầu mỡ B01

Thiết bị vớt dầu OSO1 Không hoạt động

Chỉ vớt được dầu không lẫn nhiều tạp chất và chất rắn Thùng chứa dầu thu hồi

OT 01/02 Không hoạt động

Bể lắng sơ bộ B02

Thiết bị cào bùn bể lắng

S01 Hoạt động không hiệu quả

Không vận hành thường xuyên

Bơm bùn cặn SP01 Hoạt động bình thường - Bể cân bằng Bơm chìm P03A/B Hoạt động bình thường -

Hạng mục Thiết bị Hiện trạng Nguyên nhân Máy khuấy chìm

SM01A/B Hoạt động bình thường

- Thiết bị điều chỉnh pH

PHC01 Hoạt động bình thường

-

Công tắc phao Hoạt động bình thường -

Bồn chứa axit, xút, bơm

định lượng Hoạt động bình thường

- Bể UASB

Thiết bị đốt khí tự động Hoạt động bình thường - Bơm chìm P04, công tắc

phao Hoạt động bình thường

- Bể Aerotank

Hệ thống phân phối khí

AD01 A/B Hoạt động bình thường

- Máy thổi khí AB01 A/B Hoạt động bình thường - Bể lắng Thiết bị gạt bùn SO2 Hoạt động bình thường - Bể khử trùng

Bồn chứa dung dịch natri

hypoclorit Hoạt động bình thường

- Bơm định lượng dung

dịch Natri hypoclorit Hoạt động bình thường

- Ngăn chứa

bùn

Bơm bùn tuần hoàn SP03 Hoạt động bình thường - Bơm bùn dư SP02 Hoạt động bình thường -

Bể nén bùn

Thiết bị gạt bùn S03 Không nén được bùn Bùn lẫn nhiều rác

Bơm bùn nén SP04 Hoạt động bình thường - Máy ép bùn BFP01 Hoạt động bình thường - Bộ pha chế polymer Hoạt động bình thường - Qua kết quả đánh giá về hiện trạng và hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý hiện tại cho thấy:

- Các công trình ở giai đoạn xử lý cấp 1 hoạt động không có hiệu quả làm cho nước thải qua các công trình phía sau không xử lý được: SCR không tách được rác, bể tách dầu không tách được dầu, bể lắng sơ cấp không lắng được, bể UASB và Aerotank vi sinh vật đều bị nhiễm độc dẫn đến chết, bể lắng đứng

không lắng được bùn hoạt tính., bể nén bùn không nén được bùn, không tách được nước ra khỏi bùn, máy bơm dầu (bơm màng) bị hỏng, máy bơm bùn hoạt tính bị hỏng, dầu đóng thành lớp dầu và cứng trên bề mặt bể tách dầu.

- SCR thô hoạt động không có hiệu quả lượng rác (miếng và lát khoai tây) trong nước thải rất nhiều mà SCR thì chỉ có 1 cái. SCR thủ công nên người công nhân phải thường xuyên ra vớt rác lên, nếu vớt không kịp thì SCR sẽ bị nghẹt và làm cho nước tràn qua SCR và kéo theo cả rác đi qua. SCR có 1 kích thước lỗ (d = 20mm) mà rác lại có nhiều kích thước khác nhau nhưng nhỏ hơn sẽ lọt qua còn những rác lớn hơn sẽ bị giữ lại và làm nghẹt hệ thống.

- Không có SCR tinh, do đó không vớt được những rác có kích thước nhỏ mà những rác này là những vỏ khoai, miếng và lát khoai tây nhỏ chứa rất nhiều tinh bột là nguyên nhân gây ra hàm lượng BOD, COD cao. Vỏ khoai tây qua bể lắng sơ bộ không lắng được mà nổi thành lớp dày ở trên bề mặt. Rác này qua các bể UASB và Aerotank làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật và qua bể nén bùn làm cho bơm bể nén bùn bị hỏng vì bơm chỉ bơm bùn hoạt tính có kích thước mịn mà bùn này lại rất thô do đó bể nén bùn không nén được bùn, cánh khuấy, bùn gạt quá tải làm hư hộp số, bùn này không thể qua ép được vì không keo tụ được với polymer.

- Hàm lượng dầu rất nhiều mà bể tách dầu hoạt động không có hiệu quả, không có hệ thống tách dầu, dầu và các loại bột nổi lên trên mặt tạo thành lớp màng trên mặt rất dày và cứng, dầu tràn qua bể UASB làm cho các vi sinh vật chết không giảm được hàm lượng BOD, COD. Do đó, khi qua bể Aerotank hàm lượng BOD, COD, dầu mỡ còn rất lớn nên bể không có khả năng xử lý được bùn hoạt tính có màu đen và bể bốc mùi rất hôi thối. Sau đó dầu mỡ tràn qua các bể lắng làm cho bùn không thể lắng mà nỏi lên cùng với dầu mỡ. Dầu mỡ làm cho tất cả các công trình hoạt động phía sau không có hiệu quả.

Quá trình quản lý nước thải của nhà máy hiện tại chưa hiệu quả, một phần do bộ máy quản lý của nhà máy chưa chặt chẽ:

- Quản lý nội vi chưa tốt, chưa phân dòng nguồn thải ngay từ quá trình sản xuất; - Cán bộ quản lý môi trường của nhà máy có trình độ chuyên môn không cao (trình độ trung cấp), do đó nhận dạng các yếu tố gây ảnh hưởng quá trình xử lý chưa nhận dạng đúng ->quản lý nhân viên vận hành không hiệu quả.

- Bộ máy quản lý mảng môi trường chưa chuyên sâu: Giám đốc công ty (không có chuyên môn về môi trường) -> trưởng phòng hành chính kế hoạch (không có chuyên môn về môi trường) -> cán bộ phụ trách về môi trường (chuyên môn môi trường nhưng trình độ trung cấp) -> nhân viên vận hành (trình độ phổ thông: không có chuyên môn về môi trường).

4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

4.3.1. Phương án cải tạo

- Cải tiến lại SCR thô, lắp đặt nhiều SCR thô (vớt rác thủ công) trong đường ống, mỗi SCR có kích thước lỗ khác nhau từ lớn đến nhỏ để tách các rác từ kích thước lớn đến kích thước nhỏ và làm cho đường ống không bị tắc nghẽn. Thay lưới chắn rác cũ bằng lưới chắn rác mới có kích thước lỗ là 5mm. Lắp đặt song chắn rác tinh ở dòng nước thải cắt lát khoai tây và trộn bột. Lắp thêm lưới lọc rác tinh tự động trước khi nước vào bể gom.

- Cải tiến bể tách dầu thành bể tuyển nổi để tách dầu. Trong bể tuyển nổi ta sục khí làm cho tất cả lượng dầu vào trong nước thải đều nôi lên kể cả dầu bám vào các hạt tinh bột, những chất rắn nào nặng thì lắng xuống do đó ta có thể dung bộ phận thanh gạt tự động gạt hết lượng dầu trên mặt nước khi nước thải chảy qua các công trình phía sau, còn những lắng cặn xuống thì được bơm vào bể nén bùn theo định kỳ.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:

+ Ưu điểm: Đảm bảo được hệ thống hoạt động tự động và an toàn, người công nhân vận hành chỉ cần kiểm tra hệ thống định kỳ và vận hành SCR và bể tuyển nổi đúng kỹ thuật là đảm bảo hệ thống xử lý đạt hiệu quả. Bể tuyển nổi tách lượng dầu rất cao, tách được trên 90% lượng dầu đảm bảo được chỉ tiêu dầu qua các công trình còn lại và thải ra ngoài. Phương pháp này đảm bảo tuyệt đối lượng rác thải và dầu mỡ không lọt qua các công trình đơn vị khác không làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

+ Nhược điểm: Chi phí cải tiến xây dựng bể tuyển nổi, SCR thô và SCR tinh cao, chi phí cho máy móc thiết bị cao. Bảo trì sửa chữa máy móc định kỳ.

4.3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ đề xuất theo phương án

Hình 4.5. Quy trình công nghệ xử lý nước thải theo phương án đề xuất

a. Tính toán hiệu xuất xử lý theo phương án đề xuất

- Nước thải ra được chia làm 02 dòng:

+ Dòng 1: Nước thải từ công đoạn chiên khoai tây và chiên bánh từ bột. + Dòng 2: Nước thải từ công đoạn rửa và cắt lát khoai tây, trộn bột ép khuôn

Nước thải dầu mỡ Nước thải từ quá trình rửa khoai tây, rửa dụng cụ trộn bột Tách rác thô

(SCR) Tách rác thô (SCR)

Gom nước thải SCR tinh

Lắng sơ bộ 1 Bể tuyển nồi + Bể

lắng sơ bộ 2 Gom nước thải

Bể điều hòa Bể UASB Bể Aerotank Bể lắng bùn Bê khử trùng Tiêu chuẩn tiếp nhậnKCN Tiên Sơn Sau xử lý Tiền xử lý Xử lý cấp 2 NaOH, HCl Thổi khí Chlorine Bùn Bê nén bùn Máy ép bùn Nước ép bùn Nước ép bùn Bùn khô CTR Xử lý cấp 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy thực phẩm châu á tại khu công nghiệp tiên sơn bắc ninh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)