Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy thực phẩm châu á tại khu công nghiệp tiên sơn bắc ninh (Trang 28 - 33)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Công ty chế biến thực phẩm Châu Á tại KCN Tiên Sơn - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 – tháng 05/2016.

- Phạm vi thời gian của số liệu được thu thập: Số liệu được thu thập từ năm 2013 – hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm châu Á đến tháng 5/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm Châu Á;

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thực trạng hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến thực phẩm Châu Á. - Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm Châu Á. -Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm Châu Á .

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

-Quan sát, chụp ảnh nhằm thu thập các thông tin về quy trình sản xuất, các biện pháp áp dụng và xử lý các vấn đề môi trường, quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm Châu Á.

-Tổng hợp các thông tin về nhà máy: Thông qua báo cáo sản xuất (Quy mô, công nghệ sản xuất), định hướng phát triển theo giấy chứng nhận đầu tư số 18/GPDC3-KCN-BN của nhà máy.

-Thu thập thông tin, tài liệu về công tác bảo vệ môi trường: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Báo cáo môi trường định kỳ của nhà máy.

-Khảo sát các thông tin về cơ sở hạ tầng, hệ thống tiếp nhận nước thải của KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

ngành chế biến thực phẩm, các quy trình, công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay ở Việt Nam.

3.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát, đo đạc, ghi chép mô tả về hiện trạng công trình, hiện trạng thiết bị theo sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý của công ty. Các công đoạn được khảo sát bao gồm:

Hệ thống song chăn rác;

Bể thu gom (SA) – Tập trung nước thải chứa dầu trước khi bơm đến bể tách dầu mỡ B01;

Bể thu gom (SB) – Tập trung nước thải tẩy rửa khoai. Sau đó nước thải được bơm đến bể lắng sơ bộ B02;

Bể tách mỡ (B01) – Dầu được tách bằng thiết bị vớt dầu; Bể lắng sơ bộ (B02) – Loại bỏ chất lơ lửng trong nước thải; Bể cân bằng (B03) – Điều hòa lưu lượng và nồng độ ;

Bể sinh học kỵ khí (UASB – B04) – Phân phối đều từ dưới lên trên qua đệm bùn kỵ khí;

Bể sinh học hiếu khí (Aerotank – B06) – Xử lý thành phần chất ô nhiễm hữu cơ bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí;

Bể lắng 2; Bể khử trùng; Bể nén bùn.

Để khảo sát đo đạc lưu lượng xả thải thực tế trong thời gian hoạt động của công ty. Chúng tôi tiến hành đo đạc ngẫu hiện 05 lần trùng với thời điểm tiến hành lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý. Sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua xác định tiết diện cống thải và vận tốc dòng chảy. Công thức tính như sau:

Q = A.V Trong đó:

Q là lưu lượng nước thải (m3/giờ)

A: tiết diện mặt cắt đường ống chứa nước thải (m2) V: vận tốc dòng chảy (m/giây)

3.5.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản

Để đánh giá hiệu quả xử lý của toàn hệ thống và theo các công đoạn xử lý. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại 05 thời điểm khác nhau trong thời gian hoạt động sản xuất của công ty đang diễn ra. Cụ thể:

-Lấy 05 mẫu nước thải trước xử lý (NT1); -Lấy 05 mẫu nước thải sau xử lý (NT2);

-Lấy 05 mẫu nước thải tại khu vực tách rác thô, song chắn rác tinh, bể tách dầu, bể lắng, bể điều hòa (B03);

-Lấy 05 mẫu nước thải tại bể xử lý sinh học yếm khí UASB (B04);

-Lấy 05 mẫu nước thải tại bể sinh học hiếu khí Aerotank (B06), bể lắng 2. Phương pháp lấy mẫu nước thải được thực hiện theo TCVN 5999-1995 đối với nước thải công nghiệp. Mẫu sau khi lấy được bảo quản tại 4oC và được đem về phòng thí nghiệm phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm khoa học kỹ thuật và môi trường (Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt).

Hình 3.1. Quy trình xử lý nước và vị trí lấy mẫu hiện trạng Nước thải từ quá Nước thải từ quá

trình sản xuất Tách rác thô (SCR) Lắng sơ bộ 1 Bể tách dầu Bể cân bằng Bể UASB Bể Aerotank Bể lắng Bê khử trùng Tiêu chuẩn tiếp nhận KCN Tiên Sơn NT1 B04 B03 B05 NT2

Hình 3.2. Quy trình xử lý nước và vị trí lấy mẫu sau khi cải tạo 3.5.4. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp đo 3.5.4. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp đo

-Căn cứ vào đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp thực phẩm các thông số được lựa chọn để phân tích bao gồm: pH, Nhiệt độ, COD, BOD, Dầu mỡ, Tổng N và Tổng P.

-Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện theo các TCVN hiện hành. Dưới đây là bảng tổng hợp các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu:

Nước thải dầu mỡ Nước thải từ quá trình rửa khoai tây, rửa dụng cụ trộn bột Tách rác thô

(SCR) Tách rác thô (SCR)

Gom nước thải SCR tinh

Lắng sơ bộ 1 Bể tuyển nồi + Bể

lắng sơ bộ 2 Gom nước thải

Bể điều hòa Bể UASB Bể Aerotank Bể lắng bùn Bê khử trùng Tiêu chuẩn tiếp nhận KCN Tiên Sơn NT1 BO3 BO5 NT2 B04 BO2 BO2

Bảng 3.1. Các thông số phân tích

STT Thông số Phương pháp phân tích Tiêu chuẩn phân tích

1 pH Đo đạc trực tiếp TCVN 6492:1999

2 Nhiệt độ Đo đạc trực tiếp QCVN 46:2012/BTNMT

3 TSS Phương pháp khối lượng TCVN 6625:2000

4 COD Phân tích bằng K2Cr2O7 TCVN 6491:1999

5 BOD5 Phương pháp Winkler TCVN 6491:1999

6 Ntổng Phương pháp Kjeldahl TCVN 6001-1:2008

7 Dầu mỡ Phương pháp Kjeldahl SMEWW5520B:2012

3.5.5. Phương pháp tính toán công trình xử lý

Tính toán hệ thống xử lý sử dụng theo công thức của Trịnh Xuân Lai (2009) - Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải - NXB Xây dựng và tham khảo một số cuốn sách khác.

3.5.6. Phương pháp đánh giá  Đánh giá hiệu quả xử lý:  Đánh giá hiệu quả xử lý:

Hiệu quả xử lý được đo bằng công thức : H= x100 Trong đó : Cv là nồng độ đầu vào;

Cr là nồng độ đầu ra.

3.5.7. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả

Sử dụng phần mềm Microsoft excel 2013 để xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy thực phẩm châu á tại khu công nghiệp tiên sơn bắc ninh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)