Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 001 (Trang 73 - 76)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.2. Những hạn chế

Mặc dù công nghiệp Nam Định đã phát triển về quy mô, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và tỷ trọng đóng góp ngày càng lớn vào GDP của tỉnh nhưng hiện nay vẫn cịn thấp hơn tỷ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp, tốc độ tăng trưởng vẫn cịn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển chưa bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng.

Cơ cấu ngành công nghiệp ở tỉnh Nam Định đã bước đầu chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm:

Tỷ trọng các ngành công nghiệp ứng dụng KHCN, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo, hoá chất, dược phẩm, chế biến sâu nơng sản thực phẩm…cịn thấp; một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp. Công nghệ sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa tiên tiến; chưa có nhiều cơ sở cơng nghiệp lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất những hàng hóa có giá trị cao, sản lượng lớn, có tính mũi nhọn, làm đầu tàu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển và chuyển dịch CCNCN ở tỉnh. Công nghệ sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, thủy hải sản, dệt may…cịn ở trình độ trung bình và thấp.

Cơng nghiệp dệt may, da giày hiện có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tồn ngành cơng nghiệp của tỉnh nhưng cịn chủ yếu sử dụng lao động sống, lao động giản đơn, hàm lượng khoa học công nghệ, chất xám trong sản phẩm thấp; sản xuất sản phẩm may xuất khẩu chủ yếu là gia cơng cho nước ngồi nên giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, lâm sản

vẫn chủ yếu sử dụng lao động sống, lao động giản đơn nên năng suất lao động, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm thấp.

Công nghiệp ô tô, xe máy, tàu thuyền chủ yếu vẫn là lắp ráp, gia công. Công nghiệp hỗ trợ sản xuất chi tiết, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy và các máy móc phục vụ nơng nghiệp, xây dựng, dây truyền thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng tuy bước đầu đã hình thành nhưng cịn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tồn ngành cơng nghiệp của tỉnh.

Sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ không nung, sử dụng và tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp khác, thân thiện với mơi trường cịn nhỏ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng vẫn chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ tài nguyên đất, phần lớn vẫn sử dụng công nghệ lị nung thủ cơng gây ơ nhiễm mơi trường.

Tuy q trình chuyển dịch cơ cấu ngành cơng nghiệp ở tỉnh Nam Định đã thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu nhưng sản phẩm thiếu đa dạng, tỷ trọng ngành sản xuất gia công và mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu, thị trường còn lớn, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng chế biến và tỷ lệ nội địa hố cịn chậm nên chủng loại hàng hố cịn đơn điệu, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công và sơ chế.

Mặc dù đã có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh nhưng việc xây dựng quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm cơng nghiệp cịn chậm nên thiếu mặt bằng sạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để kêu gọi được các dự án lớn, nhất là các dự án đầu tư nước ngồi có vốn lớn, cơng nghệ cao.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường cịn phổ biến ở các cụm cơng nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp cơng nghiệp, có nơi rất nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện yêu cầu phát triển bền vững.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

Một là: Vị trí địa kinh tế của tỉnh khơng thuận lợi, khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển cơng nghiệp cịn hạn chế, nhất là các tuyến đường giao thông huyết mạch phía Nam tỉnh , đồng thời vị trí của tỉnh xa các trục đường lớn và cảng xuất nhập khẩu quốc tế nên chi phí vận chuyển cao.

Hai là: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành cơng nghiệp cịn thấp, nhất là nhân lực quản lý và khoa học công nghệ, lao động kỹ thuật cao; các ngành công nghiệp đa phần là thâm dụng lao động và sử dụng lao động phổ thơng, các ngành cơng nghiệp có hàm lượng chất xám và công nghệ cao chưa phát triển. Nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sản xuất cơng nghiệp cịn hạn chế về số lượng, bất cập về cơ cấu và chất lượng trước yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ba là: Nội lực của doanh nghiệp cịn hạn chế khó khăn cho việc đầu tư mới, mở rộng sản xuất và đầu tư đổi mới công nghệ; đồng thời do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, nên trước những biến động kinh tế, khó khăn về tài chính tiền tệ nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bốn là: Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, nhất là quy hoạch phát triển các ngành/ sản phẩm công nghiệp chủ yếu theo tiềm lực, khả năng của tỉnh và nhu cầu thị trường còn hạn chế, dẫn đến nhiều dự án đầu tư tự phát, hoạt động khơng hiệu quả như đóng mới tàu thuyền, lắp ráp ơtơ gây lãng phí đất đai và nguồn lực xã hội; đồng thời quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu nông, thuỷ sản cung cấp cho công nghiệp chế biến cịn hạn chế.

Năm là: Cơng tác phát triển khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng cho các dự án đầu tư cịn nhiều hạn chế: Cơng tác giải phóng mặt bằng kéo dài; đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp chậm và chưa đồng bộ nên thiếu quỹ đất sạch để kêu gọi thu hút các dự án đầu tư, nhất là dự án có quy mơ lớn.

Sáu là: Cơ chế chính sách khuyến khích và triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất công nghiệp về đầu tư, khuyến công, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp của tỉnh. Đồng thời Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Nam Định khá thấp, từ năm 2006-2009, PCI của tỉnh đứng trong nhóm trung bình cả nước, năm 2010 đứng trong nhóm trung bình khá nhưng vẫn đứng thứ 45/63 tỉnh, thành nên môi trường đầu tư của tỉnh chưa hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngồi nước có tiềm lực mạnh đến đầu tư các dự án lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 001 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)