1.4.1 .Đề tài
2.1. Mâu thuẫn dân tộc và vấn đề quốc gia
Trong lịch sử dân tộc, nước Việt Nam ta khơng ít lần bị xâm lược, bị đô hộ, đặc biệt là người phương Bắc (Trung Quốc). Tiếp giáp với Trung Quốc, một quốc gia hùng mạnh bậc nhất Châu Á, nên nước ta phải chịu nhiều âm mưu thơn tính, dã tâm xâm lược. Trong suốt chiều dài phát triển của dân tộc, hầu hết triều đại nào của nước ta cũng bị xâm lược hoặc đô hộ bởi quân phương Bắc. Thậm chí, khi chưa thốt khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến, nước ta đã bị xâm lược và đô hộ.Thực dân Pháp đô hộ nước ta hơn tám mươi năm, rồi tiếp đến là đế quốc Mỹ. Trong khoảng thời gian đó, chúng khai
thác, bóc lột đất nước ta, khiến người dân chịu cảnh lầm than, đất nước càng nghèo nàn, lạc hậu. Quy luật tất yếu của lịch sử đã chỉ ra rằng: có áp bức sẽ có đấu tranh. Nhiều nhà văn đã dựa vào đó, lấy cảm hứng từ những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa chống xâm lược làm cơ sở cho những tác phẩm của mình. Với Nguyễn Huy Tưởng, đó là những tác phẩm tiểu thuyết và kịch: An Tư công
chúa, Bắc Sơn, Những người ở lại, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện vua Quang Trung và Sống mãi với thủ đô.
Trong những vở kịch của mình như: Bắc Sơn, Những người ở lại,
Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện rõ vấn đề mâu thuẫn dân tộc và vấn đề quốc gia. Đó là xung đột mất – còn giữa những người dân của một đất nước bị xâm lược và bọn cướp nước, là mâu thuẫn khơng thể dung hịa giữa kẻ đi xâm lược với những kẻ bị trị, mất nước.
Bắc Sơn là vở kịch cách mạng đầu tiên thành công và mở đường cho kịch nói cách mạng, cịn với Những người ở lại, một vở kịch có tầm vóc lớn, lại có ý nghĩa khác. Những năm đầu sau cách mạng, tuy có rất nhiều những nghệ sĩ viết về cách mạng, làm cho bộ mặt văn nghệ có nhiều những sự thay đổi. Nhưng những địi hỏi về xã họi chưa đủ đưa văn học cách mạng chuyển biến và phát triển kịp với tầm vóc của một cuộc kháng chiến.Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các tác phẩm văn nghệ nói về cách mạng không thiếu, tuy nhiên kịch lịch sử xuất hiện khá ít, và cũng khơng có nhiều đặc sắc. Trước đó làBắc Sơn và sau Cách mạng làNhững người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng đã tạo ra một tiếng vang lớn và đánh dấu bước ngoặt của phong trào kịch cách mạng. Thành cơng đó có được bởi Nguyễn Huy Tưởng đã khai thác đúng chủ đề của cách mạng, đi sâu được vấn đề mâu thuẫn dân tộc, phản ánh rõ nét được những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng.
Lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa nơng dân có vũ trang ở Bắc Sơn, Đình Cả năm 1940 – 1941, tác giả thông qua vở kịch đã làm nổi bật mâu thuẫn mang tính chất của thời đại giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với nước thực dân đế quốc Pháp. Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng như một thước phim quay chậm, mô tả lại cuộc khởi nghĩa đầy anh dũng đó. Đọc Bắc Sơn, chúng ta có thể
thấy được lại hình ảnh thu nhỏ của cả nước ta trong những năm tháng đấu tranh chống thực dân Pháp. Tuy chỉ từ câu chuyện của những con người trong một gia đình, nhưng ý nghĩa của nó lại vượt ra ngồi giới hạn đó. Trước hết, là những mâu thuẫn, sự đối lập trong nội bộ của gia đình nhân vật chính. Trong gia đình cụ Phương, nếu như cụ Phương và Sáng là những con người đầy nhiệt tình cách mạng, đến với con đường cách mạng ngay từ đầu thì Ngọc, con rể của cụ Phương lại là tên tay sai cho giặc, là tên phản cách mạng. Thơm, con của cụ Phương và là chị của Sáng, hai chiến sĩ tham gia vào khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhưng Thơm lại là vợ của Ngọc, một tên Việt gian đã dẫn quân Pháp về tấn công làng Vũ Lăng, đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa, gây thiệt hại nặng nề cho cách mạng . Trong trận chiến đấu không cân sức, cụ Phương và Sáng đã hy sinh anh dũng. Ngọc cố tình che giấu vợ về hành động theo giặc vì hắn sợ bị trừng trị. Mặt khác, hắn lại ơm tham vọng có thật nhiều tiền thưởng của Pháp vì thành tích bắt cán bộ. Một tình huống trớ trêu đầy bất ngờ khi những người bị hắn lùng bắt là Thái và Cửu lại lọt vào chính ngơi nhà của vợ chồng Thơm - Ngọc. Chính trong thời điểm này, người xem được chứng kiến một sự chuyển biến dứt khoát của Thơm, mưu trí đánh lừa Ngọc, bảo về an tồn cho các chiến sĩ cách mạng. Như vậy, giữa vợ chồng trong gia đình nhỏ bé hơn, lại có sự mâu thuẫn.Đó khơng đơn giản là mâu thuẫn của vợ với chồng, ở đó, ẩn chứa tiềm tàng mâu thuẫn của cả dân tộc. Khơng có mâu thuẫn nào xuất phát từ cuộc sống thuần chất vợ chồng của họ, mà thực ra mọi mâu thuẫn hay xung đột đều bắt nguồn từ quan niệm sống và thái độ, sự lựa
chọn chỗ đứng về phía nào trong cuộc đấu tranh này. Vấn đề dân tộc, yêu nước và bán nước, trung thành và phản bội lý tưởng là vấn đề lớn và chung của cả dân tộc đã chuyển hóa thành mâu thuẫn, xung đột của hai cá nhân. Bởi đơn giản, hai người theo hai phe đối nghịch. Màn kịch bắt đầu bằng những đối thoại giữa Thơm và Ngọc . Lúc này, qua lời đồn, Thơm đã bắt đầu nghi ngờ Ngọc làm tay sai cho giặc Pháp. Bản tính của một người vợ yêu chồng, nhẹ dạ cả tin và trong sáng khiến cho đến tận lúc ấy cô không hề tin vào những dư luận chung quanh. Nhưng Ngọc vốn là kẻ xảo trá và khéo nịnh vợ nên cơ khơng có cơ sở để nghi cho Ngọc là kẻ phản động. Những lời nói lấp lửng của Ngọc cho thấy hắn cố tình che giấu và chột dạ lo sợ hành động gian manh của mình bị phát giác. Khi Thơm nhìn, hắn đã hoảng hốt :"Mắt cứ như
mắt chú đấy !" [22; tr. 72] (chú tức là cụ Phương - bố của Thơm). Khi Thơm
tỏ ý nghi Ngọc đi bắt giáo Thái - chiến sĩ Bắc Sơn đang bị giặc truy lùng, hắn đã lấp liếm bằng những lời nói đánh trống lảng. Và chính thái độ của hắn đã vạch trần bản chất hèn nhát và gian xảo :"Thơm nhìn chồng, vơ ý thức y quay
mặt nhìn đi chỗ khác"[22; tr. 73]. Dù từ trước đó, Thơm cũng là con người
thờ ơ với thời cuộc , an phận thủ thường, nhưng bản thân cô không thể không chịu sự tác động của cha và em trai, biết việc đánh Tây là đúng đắn. Bởi thế, gặp ánh mắt của Ngọc lảng tránh, cơ nói thẳng :"Đã làm rồi, thì thơi đi, hay
ho gì cái việc ấy" [22; tr. 73]. Lời nói ấy chứng tỏ Thơm là một con người sẵn
sàng khoan dung, tha thứ nhưng không chấp nhận chồng là một kẻ xấu xa. Ngọc là kẻ có nhiều tham vọng, bị đồng tiền làm mờ mắt và dựa vào thế lực của Pháp hòng kiếm chác danh vị giàu sang. Có lúc, Thơm đã tận hưởng những cám dỗ vật chất Ngọc đem lại, nhưng giờ phút này, cô đã dần dần thấy rõ hơn bộ mặt thật của Ngọc và những đồng tiền nhơ nhuốc hắn đem về. Bởi vậy, cơ rất dứt khốt :"Làm việc ấy để có tiền thì chết đói, chết rách cịn hơn.
vậy, ở Thơm đã có sự chuyển đổi dứt khoát, cách mạng đã làm lay chuyển được một con người thờ ơ, không quan tâm với thời cuộc quay trở về, bảo vệ cho cách mạng và cách mạng đã chiến thắng ít nhất là trong lịng người dân.
Rộng lớn hơn nữa, ở phạm vi xã hội chúng ta cịn thấy đứng về phía cách mạng cịn có rất nhiều người u nước như Cửu, Thái và hàng loạt những người dân Bắc Sơn. Đối lập lại với họ là chiến tuyến của những kẻ xâm lược và những tên Việt gian. Mâu thuẫn dân tộc được đặt ra khi thực dân Pháp gây ra nhiều tội lỗi dã man, bịn rút, áp bức, bóc lột người dân thậm tệ.
Hơn nữa, không chỉ là vấn đề mâu thuẫn dân tộc đơn giản giữa những tầng lớp nông dân với những kẻ tay sai bán nước, mà đó cịn là vấn đề quốc gia. Tại sao vậy? Qua lời của nhân vật Cửu thì: “Rồi sau Tây nó ký hiệp ước
với Nhật xong, nó lại cho lính về đóng ở Mỏ Nhai mấy Bình Gia. Nó khủng bố quá kthể, nó chĩa cả súng vào các làng bắn như mua, rồi thì vào các làng bắt bao nhiêu người ra chợ bắn, lại còn đốt bao nhiêu nhà cửa, cướp cả lợn cả gà mấy gạo, vét sạch sành sanh”[22; tr. 48].
Trước tình hình đó, căn cứ cách mạng ở Bắc Sơn ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của các cán bộ cách mạng. Đặc biệt, phong trào cách mạng cịn có sự ủng hộ, góp sức của đông đảo quần chúng nhân dân. Điều đó được thể hiện trực tiếp và sinh động qua lời kể của ơng cụ Phương nói về cuộc biểu tình: “Mấy mẹ con trơng ra ngồi kia mà xem! Thiên hạ
người ta đi biểu tình. Trâu cũng biểu tình. Bị cũng biểu tình. Cả cái tổng Nhất – thể này người ta đi biểu tình. Thế mà ba mẹ con ở nhà được! Giỏi! Gan đấy! Thế mới gan! Gan đánh Tây được đấy…” [22; tr. 29]. Cuộc biểu
tình diễn ra với quy mơ lớn, khơng khí biểu tình của dân chúng thật náo nhiệt, người ta mang cả trâu, bị đi biểu tình. Khơng chỉ vậy, phong trào cách mạng
ấy chưa dừng ở một địa phương, nó lan rộng và tạo sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Cũng lại qua câu nói của cụ Phương nói với Thái: “Đã bảo anh
không ở đây là thiệt mà lại. Anh em Thổ, Mán, Kinh, Nùng đoàn kết như anhem một nhà, thế có thú khơng? Bộ đội thì có cả mọi người người, thân mật lắm. Đàn bà, con gái hăng lắm, cũng làm cách mạng, cũng đi đánh giặc; những bà cụ khơng làm gì ở nhà cũng mong cho cách mạng” [ 22; tr. 50]. Ở
đây có khơng khí hồ hởi, mới mẻ của những quan niệm mới, những quan hệ mới về tình anh em, quan hệ giữa người với người và những giá trị mới mà chỉ có cách mạng mới đem lại được.
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn dù thất bại và bị dìm trong sự đàn áp vơ cùng tàn bạo của kẻ thù nhưng Nguyễn Huy Tưởng đã hé mở cho chúng ta thấy được bức tranh tươi sáng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn sẽ được tiếp nối trong những giai đoạn tiếp theo của đất nước. Chắc chắn, trong thời gian không xa nữa, cuộc khởi nghĩa chống Pháp của người dân Việt sẽ hoàn toàn thắng lợi, thực dân Pháp và bè lũ tay sai sẽ bị trừng trị như Ngọc – tên Việt gian bán nước bị chính nịng súng của qn thù sát hại. Đó cũng là một kết cục xứng đáng. Điều này rất cần cho không khí cách mạng bấy giờ bởi trong những năm tháng ấy, việc đem lại một thái độ tin tưởng vào cách mạng lại là một yêu cầu của văn chương và Bắc Sơn đã nêu được điều đó.
Với tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Bắc Sơn và Những ngƣời ở lại là hai vở kịch tiêu biểu được viết trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp. Nếu như ở Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng cho
chúng ta thấy được mâu thuẫn dân tộc và vấn đề quốc gia rộng lớn trong khơng khí của một cuộc khởi nghĩa chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công cách mạng tháng Tám, thì với Những người ở lại, đó lại là một bức tranh mới,
“một vở kịch bề thế và thành công của kịch kháng chiến, là một tác phẩm có
giá trị của văn học kháng chiến” [3; tr. 213].
Lấy bối cảnh là đất nước ngay những ngày đầu của công cuộc kháng chiến chống Pháp tháng 12, năm 1946, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lại khơng khí của cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân thủ đô. Theo Đoàn Thêm, trong cuốn Hai mươi năm qua 1945 - 1965, việc từng ngàyđược xuất bản tại Sài Gòn, diễn biến lịch sử đã xảy ra như sau: “3/12/46: Lính Nhảy dù mũ đỏ
của Pháp phá phách, giật cờ, xé ảnh ở phịng thơng tin Hà Nội. 7/12: Võ Nguyên Giáp ra lịnh chuẩn bị tấn cơng. 8/12: Các đồn thể Việt Minh kêu gọi dân chúng đoàn kết ủng hộ chánh phủ, chuẩn bị kháng chiến, đào hầm đục tường xuyên nhà nọ nhà kia, tản cư khỏi các thành phố... 10/12: Dân chúng Hà Nội đã bắt đầu tản cư khá nhiều về các vùng ngoại ô. Hàng ngày có nhiều tin đồn: đánh mấy Pháp kiều ở khu phố này, giết mấy lính Pháp ở khu khố khác. Các công sở được lệnh thu xếp hồ sơ, dụng cụ để đem đi các nơi an toàn. 17/12: Tự vệ khu Quan Thánh Hà Nội giết vài lính Pháp. Pháp phản công, bắn phá ở đường Hàng Bún, chết 17 thường dân Việt. 18/12: Hoàng Hữu Nam, Thứ trưởng Nội vụ, họp công chức tại Bắc Bộ phủ, cho chỉ thị tản cư, phòng gian, liên lạc với các cơ quan sau khi ra khỏi Hà Nội. Tự vệ và lính Pháp bắn nhau gần chợ Đồng Xuân, một số chết và bị thương. 19/12: Bộ Tư Lệnh Pháp gửi thư cho Hoàng Hữu Nam, phản đối về thái độ của Tự Vệ, đòi chấm dứt mọi sự bạo động, dẹp bỏ các chướng ngại vật đặt ở nhiều đầu đường, v.v... Hoàng Hữu Nam trả lời sẽ trù liệu các biện pháp cần thiết để giải quyết mọi vụ xung đột. Vào khoảng 20 giờ, nhà máy điện bị phá, điện tắt và súng nổ tại Hà Nội.Trong đêm nay, ở khắp các nơi có quân đội Pháp đóng, cuộc giao tranh bắt đầu. Hồ Chí Minh và một số cơ quan trọng yếu lánh vào tỉnh lỵ Hà Đông và các vùng phụ cận như Chùa Trầm”. Và như vậy, một lần
nữa vở kịch đã tái hiện được những xung đột căng thẳng, những hoàn cảnh hiểm nghèo trước khi kháng chiến bùng nổ. Nó là những vấn đề của một dân tộc đồng thời cũng là của một gia đình. Xung đột lịch sử, xã hội và mỗi gia đình đan xen vào nhau, cái này tiền đề, tác động lên cái kia, sẽ đẩy xung đột lên đến cao trào với những căng thẳng mới.
Đứng trước mâu thuẫn dân tộc và vấn đề của quốc gia trong tình cảnh đầy khó khăn và thử thách, con người lúc bấy giờ bắt buộc phải đưa ra lựa chọn một trong hai vấn đề: Một là hiến mình cho Tổ quốc và hai là giữ thái độ im lặng trước thời cuộc. Và trong Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện rõ những suy nghĩ đó của nhiều con người thời đại. Vở kịch lấy trọng tâm là sự đối chất giữa hai cha con: bác sĩ Thành và Sơn. Cả gia đình bác sĩ Thành cùng nhân dân thủ đô Hà Nội đang đứng trước hoàn cảnh thực dân Pháp chuẩn bị đánh chiếm lại thủ đơ. Bác sĩ Thành là một trí thức nổi tiếng đã từng ở trong chính phủ Trần Trọng Kim. Sơn - con trai ơng, vì hồn cảnh gia đình (cha mẹ bỏ nhau) đã từ cha, khơng gọi ông là bố. Sơn làm công nhân, theo Việt Minh, vào Tự vệ. Trong giây phút nghiêm trọng của Hà Nội trước khi nổ súng, Sơn được "tổ chức" gửi về để thuyết phục Bác sĩ Thành ra hậu phương theo kháng chiến. Bác sĩ Thành tin là mình có một vị thế đặc biệt đối với Pháp và với quốc dân, ông muốn ở lại trong thành, giữ vị trí trung gian để điều đình với Pháp. Lấy bối cảnh chung của thời đại, Nguyễn Huy Tưởng đi sâu vào cả những hoàn cảnh riêng. Trong vở kịch Những người ở lại này, có lẽ nhà văn muốn “lồng” trong đó một tấn kịch gia đình. Với mục đích kết nối những lực lượng khơng chung mục đích, khơng chung lý tưởng sống như những người trong gia đình bác sĩ Thành như: Sơn, Lan, Ngọc Cẩm và chính bác sĩ Thành và cả những người có liên quan đến gia đình ơng như: Quảng, Dương… nhà văn đã xây dựng được những mối quan hệ, những mâu thuẫn