3.1. Các c nc xu t gi i pháp
3.1.5. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ởn ước ta hiện
nay đạt hiệu quả chưa cao
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một vấn đề hết sức hệ trọng đối với chính quyền nhà nước trong thời kỳ quá độ. Bởi lẽ, tham nhũng, lãng phí là thứ “giặc nội xâm”cực kỳ nguy hiểm, làm mục ruỗng nền kinh tế và bào mòn hệ thống chính trị; gây rối loạn xã hội; làm cho chính quyền trở nên suy yếu, dần mất sức đề kháng; phá hoại tiến trình hiện thực hoá các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, thậm chí có thểđưa đến sự sụp đổ của chếđộ.
Do đó, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và một số tiêu cực khác trở thành yêu cầu bức thiết của chủ nghĩa xã hội, phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm chỉnh, kiên quyết với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị. Điều này đồng nghĩa với việc phải chăm lo xây dựng một bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch; đội ngũ cán bộ, viên chức của chính quyền mới phải thật sự giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong
sáng, cúc cung tận tụy phụng sự chế độ, phục vụ nhân dân; không lợi dụng chức quyền, địa vị của mình để trục lợi cá nhân. Có như vậy, quá trình hiện thực hoá các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mới nhanh chóng được tạo lập trên thực tế.
Nhu cầu là như vậy, nhưng nhiều năm qua, kết quả đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí rất khó khăn, hiệu quả thấp, ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân, mặc dù sau Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đã có những chuyển biến tích cực (Gần đây nhất, vào tháng 11/2013, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử 2 vụ án tham nhũng với những bản án nghiêm khắc được tuyên dành cho các bị cáo được nhân dân hết sức ủng hộ, đồng tình).
Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, “đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen” [26, tr. 70]. Vì vậy, để góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời gian tới, cần phải có những giải pháp thích hợp trên cả ba phương diện lớn: Chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội.
3.2. Hệ giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính trị
3.2.1.1. Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh là điều kiện tiên quyết và là giải pháp cơ bản xuyên suốt quá trình hiện thực hoá các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Công tác xây dựng Đảng luôn là vấn đề được Đảng ta quan tâm hàng đầu, “là nhiệm vụ then chốt”, càng được chú trọng đặc biệt trong giai đoạn đất nước đổi mới hiện nay. Tại Đại hội XI vừa qua, Đảng ta khẳng định: “Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay” [26, tr. 56].
Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết nêu rõ: “Bên cạnh kết quảđạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng... Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” [27, tr. 21-22].
Có thể nói, đây là những nhận thức mang đậm dấu ấn của tinh thần đổi mới “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, đồng thời, biểu thị rõ quyết tâm của Đảng ta trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Để làm tốt công tác này, bên cạnh những định hướng có tính nguyên tắc về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng mà Đại hội XI đã nêu ra, cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau đây:
Một là, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng trong toàn Đảng, toàn dân, nhất là giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng về chủ nghĩa xã hội.
Đây được coi là giải pháp tiên quyết trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, góp phần mang lại những chuyển biến tích cực trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Bởi muốn tạo được những chuyển biến tích cực trong xây dựng Đảng, trước hết phải bắt đầu từ công tác nhận thức. Trên thực tế, trong những năm qua, mặc dù chúng ta đã có những cố gắng nhất định trong việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng; giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng về chủ nghĩa xã hội trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, về cơ bản, công tác này còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng và các yêu cầu đề ra. Nhấn mạnh điều này, Đại hội XI đã khẳng định: “Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế, thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe doạ sự ổn định, phát triển của đất nước” [26, tr. 173].
Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp uỷ đảng và chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phải tăng cường đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng với các hình thức thiết thực, gần gũi, dễ hiểu, gắn với các phong trào và hoạt động thực tiễn, như: Tổ chức tốt các hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên giỏi các cấp bằng hình thức sân khấu hoá; thường niên
tổ chức các cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước; đổi mới căn bản, toàn diện cách dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường... Đặc biệt, phải gắn mật thiết với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay do Đảng ta phát động.
Hai là, củng cố và tăng cường hơn nữa kỷ luật trong Đảng trên cơ sở mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh và Điều lệĐảng.
Đây là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, bởi kỷ luật là nguồn sức mạnh của Đảng. Đảng ta nhận thức rằng, ở nước ta hiện nay, “tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục... Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu... Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt” [26, tr. 174-175]. Do đó, cần phải tăng cường hơn nữa kỷ luật trong Đảng trên cơ sở nghiêm chỉnh và tự giác chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, nhất là quy định về 19 điều đảng viên không được làm do Bộ Chính trị ban hành. Các cấp uỷ đảng phải luôn quan tâm giáo dục và thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng về tổ chức, kỷ luật, sinh hoạt, phát ngôn, phong cách làm việc của đảng viên tại nơi công tác cũng như nơi cư trú để đảm bảo mỗi đảng viên phải thực sự là một tấm gương sáng về tư cách đạo đức, tác phong công tác và lối sống cho quần chúng nhân dân noi theo, học tập.
Ba là, đẩy mạnh “tự phê bình và phê bình” - quy luật phát triển của Đảng - là khâu đột phá và là biện pháp có ý nghĩa then chốt bảo đảm cho các giải
pháp khác thực hiện thắng lợi - cần phải được tiếp tục thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, đầy đủ và có hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân làm cho công tác xây dựng Đảng còn tồn tại không ít hạn chế, yếu kém thời gian qua chính là trong tổ chức và sinh hoạt Đảng chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng, chưa thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, đầy đủ và có hiệu quả nguyên tắc “tự phê bình và phê bình”. Trong thực tế sinh hoạt Đảng, việc tổ chức kiểm điểm “tự phê bình và phê bình” của tập thể và cá nhân chưa thể hiện đầy đủ khuyết điểm, nội dung kiểm điểm còn chung chung, nặng tính hình thức, cách làm còn qua loa, đại khái, có biểu hiện xuê xoa, “dĩ hoà vi quý” và né tránh khuyết điểm. Do đó, kết quả kiểm điểm thường không đạt yêu cầu, không mang lại hiệu quả nhận thức và giáo dục trong cán bộ, đảng viên.
Để công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng thời gian tới thực sự phát huy hiệu quả, góp phần đắc lực xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, cần phải nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc “tự phê bình và phê bình” trong sinh hoạt; đồng thời phải được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, đầy đủ và có hiệu quả. Mỗi đảng viên phải chủ động tự hoàn thiện mình; luôn tự giác và trung thực trong đấu tranh tự phê bình và phê bình; không giấu giếm, lẩn tránh khuyết điểm của mình, không bao che, xoê xoa khuyết điểm của đồng chí trong tổ chức; đồng thời cũng không được tâng bốc, nói quá lên những gì mà mình và đảng viên khác chưa đạt được. “Tự phê bình và phê bình” phải trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi đảng viên, trên tinh thần đoàn kết thật thà, chân thành và “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” như lời di huấn của Bác.
Bên cạnh đó, cần phát huy tốt tinh thần nêu gương về tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp, nhất là cán bộ
cao cấp phải làm gương trước”. Thực vậy! Nếu cán bộ lãnh đạo, những người đứng đầu, không tự giác, nghiêm túc tự phê bình và phê bình thì sẽ trở thành rào cản lớn kìm hãm, làm biến dạng chế độ tự phê bình và phê bình trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; làm suy giảm lòng tin trước cấp dưới và quần chúng nhân dân. Do đó, việc cán bộ lãnh đạo nghiêm túc tự phê bình và phê bình có ý nghĩa vừa thực hiện chức năng tự giáo dục, là tấm gương sáng trước cấp dưới và quần chúng về tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; đồng thời góp phần quan trọng trong việc làm trong sạch, lành mạnh hoá tổ chức Đảng.
Bốn là, cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của chi bộ cơ sở với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Đảng ta luôn xác định, tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trịở cơ sở. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đạt hiệu quả cao từ cơ sở mà chủ yếu là ở chi bộ. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sởĐảng.
Sinh hoạt của chi bộ đạt chất lượng cao sẽ tác động làm cho chi bộ mạnh. Chi bộ mạnh thì có nhiều đảng viên tốt. Có nhiều chi bộ mạnh, nhiều đảng viên tốt sẽ góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo trường tồn của Đảng với dân tộc hướng tới mục tiêu cao cả: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Năm là, cần phải thật sự dựa vào nhân dân và huy động mọi tiềm lực, sức mạnh trong dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng”; “nếu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết”.Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi ở nước ta, “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Hơn ai hết, nhân dân hiểu rất rõ
những thành tích cũng như những khuyết điểm của tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên ở nơi họ sinh sống. Đảng có “nghìn tay, nghìn mắt” cũng không thể quản lý được cán bộ, đảng viên, mà phải có cơ chế để người dân tham gia ý kiến phê bình, góp ý, chất vấn tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Các cấp ủy Đảng cần phải thực hiện tốt, có nền nếp; không làm chiếu lệ hay hình thức việc tự phê bình của các tổ chức Đảng trước quần chúng và mở rộng chế độ quần chúng phê bình các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên. Tiềm lực và sức mạnh của nhân dân là vô hạn. Do đó, Đảng phải huy động tối đa tiềm lực và sức mạnh, biết phát huy đúng mức sức mạnh hiện có trong dân vào công tác xây dựng Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh, đểĐảng ta luôn xứng đáng với vai trò lãnh đạo nhân dân. Nói cách khác, Đảng phải thật sự dựa vào nhân dân, tôn trọng, gần gũi và luôn hướng về phía nhân dân, có trách nhiệm với dân để quyết tâm thực hiện tốt công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng vì nhân dân phục vụ.
3.2.1.2. Từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa -