e. Tham thoại hồi đáp là hành vi hỏi lại và giãi bày tâm trạng (bằng câu cảm thán)
2.3.1.2. Vận động tƣơng tác của các lƣợt lời làm nên ngôn ngữ kịch giàu tính triết lý
triết lý
Kịch Lưu Quang Vũ không chỉ chứa đựng những vấn đề thời sự mà còn là những vấn đề mang tính nhân loại, dài lâu. Tính thời sự, nóng bỏng của kịch bộc lộ trực diện ra bên ngoài còn ẩn sâu bên trong nó chính là triết lý nhân sinh về cuộc sống. Thời gian sẽ đi qua, sự kiện của những năm 1980 không còn nóng bỏng nhưng kịch của Lưu Quang Vũ khiến khán giả vẫn phải lưu luyến bởi họ muốn tìm thấy mình và giá trị cuộc sống qua những vở kịch.
“Hoa cúc xanh trên đầm lầy” là vở kịch đã đi sâu tìm tòi khám phá thế giới tâm lý của thời đại, để lý giải những khía cạnh đạo đức tinh thần mới đặt ra trong cuộc sống. Câu chuyện về 3 người bạn học từ thuở ấu thơ và bây giờ họ là kỹ sư Lê Hoàng, hoạ sỹ Nguyễn Vân và cô bạn gái Thuỳ Liên. Lê Hoàng quá say mê với sự nghiệp khoa học, thí nghiệm mà quên đi tình yêu, tuổi trẻ. Anh chợt nhớ đến cô bạn Thuỳ Liên và tìm nàng để bày tỏ tình yêu. Nhưng lâu nay cô đã
yêu chàng hoạ sỹ với tài năng bình thường. Ức chế, hận đời Lê Hoàng chế tạo ra 2 người máy giống hệt Thuỳ Liên và Nguyễn Vân nhưng trong họ chỉ lưu giữ những ký ức quá khứ và những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Đặc biệt Lê Hoàng nhờ nhà tâm lý thổi vào hồn Thuỳ Liên - người máy những nét tính cách đẹp đẽ và tình yêu thương chỉ dành riêng cho Lê Hoàng. Nhưng thật trớ trêu khi Thuỳ Liên - người máy mang phẩm chất lý tưởng lại nhận thấy anh chàng kỹ sư – nhà khoa học đầy những khuyết tật. Vì thế, cô nhất quyết đi tìm chàng hoạ sỹ người máy.
Đôi tình nhân người máy tìm mọi cách để trốn khỏi ngục tù là phòng thí nghiệm, thoát ra khỏi sự khống chế của kỹ sư Lê Hoàng. Trên đường chạy trốn họ đã gây bao rắc rối, bất ngờ. Họ đã gặp vợ chồng Liên –Vân thực sự.Trong ký ức tốt đẹp họ chỉ biết tìm về làng quê và hái những bông hoa cúc xanh trên đầm lầy.Bùn lầy đã nhấn chìm họ mãi mãi.Trong khi đó Lê Hoàng hoảng hốt đến nhà Liên ,Vân tìm hai người máy và đã diễn ra cuộc đối thoại giữa 3 nhân vật:
Ví dụ 44:
Hoàng:- Đáng sợ ư? Họ chính là các bạn, là cái phần cao quí đẹp đẽ của các bạn.Các bạn cần đến họ,(với Vân)-Cô gái ấy hay hơn vợ cậu nhiều(với Liên)-Anh Vân kia là một thiên tài, chứ không phải như ông Vân của ta.
Liên:-Không! Đừng nghe anh ấy anh Vân ạ, đừng nghe.Từ nay chúng ta sẽ khác.
Vân: -Liên…Ta sẽ khác.
Liên: -Anh Hoàng, anh thấy chưa: tôi yêu chồng tôi và không cần đến một anh Vân nào khác, chúng tôi không cần đến Liên, Vân nào khác.Chúng tôi là chúng tôi. Mỗi người tự đủ cho chính mình.Chúng tôi không cần đến họ.
Hoàng:- Thế thì họ đâu?...Ngoài việc tới đây ra, họ có thể đi đâu?Trong ký ức của họ chỉ có một thời thơ ấu đã qua và một tương lai huy hoàng chưa đến.Họ có thể đi đâu?(suy nghĩ).Đúng rồi nhất định họ sẽ phải tìm về làng, cái làng của chúng ta.Vậy mà tôi đã đề nghị người ta kiểm soát các nhà ga, các ngả đường.Tôi đã tạo ra họ nhưng rồi đã muốn tù hãm họ, ngăn đường họ, hai giấc mơ do tôi tạo ra.
Liên:- Anh không hề nói gì với chúng tôi? Chúng tôi cần gì hai giấc mơ lơ lửng giữa trời ấy.Sống đẹp sống tốt gì cũng phải do chúng tôi chứ! Bạn bè mà anh đến với chúng tôi như thế đấy: không tin chúng tôi, nhạo báng chúng tôi.Ai cho phép anh tạo ra họ? Chỉ tại anh!...
(Hoa cúc xanh trên đầm lầy, tr.298)
Để tạo ra tính triết lý trong kịch, Lưu Quang Vũ không dừng lại cặp thoại gồm hai tham thoại thông thường(dẫn nhập và hồi đáp như ở phần 2) mà sử dụng cấu trúc cặp thoại gồm 3 tham thoại:
Tham thoại dẫn nhập (Lượt lời 1)
Tham thoại hồi đáp (Lượt lời 2)
Tham thoại hồi đáp kết thúc (Lượt lời 3 ,ý tưởng triết lý nằm
Sở dĩ tác giả dùng cấu trúc ba tham thoại để gửi gắm chất triết lý là bởi những chiêm nghiệm cuộc sống không đơn giản, một chiều mà rất phức tạp, tinh vi, thậm chí phải trả giá bằng máu và nước mắt mới tìm ra chân lý. Vậy nên các nhân vật tương tác lẫn nhau qua nhiều lượt lời(ít nhất 3 lượt lời) với nhều hành vi ngôn ngữ mới rút ra được bài học cuộc đời, mới thấy sáng lên một giá trị nào đó.
Tính theo nhân vật chính (Liên,ví dụ 44) ,nhân vật chính bao giờ cũng chịu ba tương tác làm nên ba lượt lời(3 tham thoại). Đến lượt lời thứ 3(tham thoại hồi đáp kết thúc) thì chất triết lí mới được bật ra.Mỗi lượt lời(tham thoại) lại chứa một nội dung và gánh vác một chức năng nhất định, ta có thể hình dung mô hình tƣơng tác như sau:
Tƣơng tác1→Lƣợt lời 1: Đấu tranh,xác định hƣớng đích của nhân vật(Liên)
Tƣơng tác 3→Lƣợt lời 3: Lựa chọn giải pháp vấn đề
của nhân vật(Liên) chính là thông điệp của tác giả
về triết lý nhân sinh.
Tƣơng tác 2→Lƣợt lời 2: Tiếp tục xác định hƣớng đích và nêu lên qui luật
Trong vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” tác giả đã để nhân vật Liên nói ra tính triết lí của kịch.Với mô hình tương tác như trên chứng tỏ sự vận động logic, biên chứng của nghệ thuật sử dụng từ ngữ .Từng từ, từng câu của mỗi nhân vật được bật ra, được sắp xếp theo liên kết tuyến tính kết hợp với phép lặp để duy trì chủ đề đối thoại.Ví dụ trên đã cho ta thấy điều đó.Cụ thể là:
Tương tác 1 lượt lời 1:Liên đấu tranh phản kháng lại những lời lẽ kê kích ,mỉa mai của Hoàng(bằng từ phủ định tuyệt đối “không”,bác bỏ bằng điệp cụm từ “đừng nghe”) và xác định hướng đi của mình trong tương lai(thể hiện qua hành vi hứa hẹn “Từ nay chúng ta sẽ khác”).
Tương tác 2 lượt lời 2:Liên xác định rõ tình cảm, tình yêu giành cho chồng, không thể vì những lời phán xét chê bai của Hoàng về Vân mà làm Liên thay đổi(ý trí, tình cảm của Liên được khẳng định bằng phép điệp mô hình câu phủ định: “chúng tôi không cần đến…”.Và qua đó nhằm làm nổi bật qui luật tồn tại đầy ý nghĩa của bản thân mỗi con người.
Tương tác 3 lượt lời 3:Liên đã lựa chọn lối sống, định nghĩa cho lối sống đẹp:Sống tốt đẹp phải do tự mình tạo ra, sống với thực tại,không bao giờ được phép ảo tưởng, phải biết trân trọng cuộc sống(bằng câu hỏi cầu khiến gián tiếp và câu cảm thán).Ý tưởng nhân sinh chính là lời khẳng định,lời nhắn nhủ chân thành của tác giả về chủ thể tạo ra hạnh phúc và làm nên cuộc sống tốt đẹp là chính bản thân mình chứ không phải ai khác.
Tương tự ta cũng bắt gặp cấu trúc ba tham thoại(qua 3 lượt lời) trong đối thoại vở : “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
Ví dụ 45:
Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một
việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cho cu Tỵ sống lại. còn tôi, cứ để tôi chết hẳn...
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào....
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được...
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì!...
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này còn khổ hơn cái chết. Mà không phải chỉ mình tôi khổ! Vì người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lý lẽ gì khuyên thằng con trai tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Hoạ chăng chỉ có lão lý trưởng và đám Trương Tuần hể hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.
(Hồn Trương Ba da hàng thịt – Tr 424-425)
Vận động đối thoại trên với 3 tương tác tạo nên 3 lượt lời tính theo nhân vật chính là hồn Trương Ba được cấu trúc theo mô hình tương tác:
Tương tác 1lượt lời 1: Hồn Trương Ba đã đấu tranh phản kháng lại sự sai lầm, sự gượng ép chắp vá kiểu hồn nọ xác kia( sử dụng mô hình câu phủ định “không thể A”,điệp từ “sai”-3 lần).Qua việc đấu tranh ấy, nhân vật hồn Trương Ba xác định hướng đi cho số phận mình “Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn…”
Tương tác 2lượt lời 2: Hồn Trương Ba nêu lên qui luật tất yếu của giá trị và ý nghĩa cuộc sống(“không thể sống với bất cứ giá nào…có những cái đắt quá
, không thể trả được”).Nhân vật đánh giá, nhìn nhận sự việc bằng trải nghiệm của bản thân, bằng sự “trả giá” của chính mình(điệp mô hình câu phủ định “không thể A”).
Tương tác 3lượt lời 3 :Lựa chọn giải pháp của nhân vật là “chết hẳn” vì “sống thế này còn khổ hơn cái chết” và kiên quyết phá bỏ cuộc sống giả tạo.Triết lí của vở kịch là sống sao cho trong sạch và chống lại tư tưởng hình thức giả tạo.Vở kịch giải quyết mối quan hệ giữa hồn-xác và khẳng định tính chỉnh thể thống nhất mới làm nên cái đẹp, cái hoàn thiện. Con người là một chỉnh thể, hoàn thiện nên không thể chấp nhận việc “chắp vá gượng ép” hồn nọ-xác kia.Hay nói rộng hơn cái đẹp, cái hoàn mĩ phải biểu hiện ở cả 2 mặt:nội dung và hình thức.Đó chính là ý nghĩa triết lý sâu sắc của vở kịch.
Như vậy để có lượt lời 3 với việc ứng xử quyết định lựa chọn cái chết là do mạch vận động, tương tác qua hai lượt lời của nhân vật Đế Thích(khuyên Trương Ba nên sống với bất cứ giá nào).Trương Ba kiên quyết được chết để giữ nguyên vẹn cái đẹp, sự cao khiết của mình.Vì thế ở lượt lời 3 gồm 9 câu thì 3 câu hỏi tu từ, 3 câu cảm thán giúp nhân vật bộc bạch tâm trạng đau đớn, xót xa:Sống mà không được là mình, sống giả tạo, gian dối…khiến bọn Trương Tuần,Lý Trưởng bóc lột, hà hiếp…bằng giọng điệu nghẹn ngào, uất ức…
Có thể nói thêm rằng,qua các lượt lời đối thoại trong ví dụ trên và toàn bộ vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” tác giả có cơ hội khẳng định tư tưởng triết lý phương đông:triết lý về sự sống cái chết .Đây là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình sáng tác và chính nó đã chi phối ảnh hưởng tới các phạm trù khác như: Cái thiện-cái ác,lòng tốt,lẽ sống, lẽ làm người…
Nếu đi sâu hơn nữa về giá trị nội dung vở kịch thì ta thấy vở kịch còn là sự kết hợp của các yếu tố thần thoại, kỳ ảo với thực tại cuộc sống. Hay nói cách khác, vở diễn vẫn giữ được cái khung, cái khổ, cái không khí huyền thoại của truyện cổ... nhưng nếu lật bỏ vỏ ngoài hình thức ấy chúng ta sẽ bắt gặp ngay cuộc sống của ngày hôm nay. Đó là sự băng hoại đạo đức, chạy theo đồng tiền, những tên
tham quan (Lý Trưởng, Trương Tuần), những kẻ “cầm cân nảy mực” nhưng vô trách nhiệm trước số phận người dân (Nam Tào, Bắc Đẩu)..., ngợi ca phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của Trương Ba.
Với cái tâm, cái tài và sự trải nghiệm sâu sắc của Lưu Quang Vũ trước sự kiện cuộc sống đã tạo nên những triết lý nhân sinh trong phong cách kịch.