CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.3. Quỹ Bảo hiểm Xã hội
Quỹ BHXH bắt buộc đƣợc quy định từ điều 88 đến điều 97 Luật BHXH. Các nội dung về quản lý và sử dụng quỹ BHXH bắt buộc đƣợc cụ thể hóa tại quyết định 41/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 29/3/2007 và quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/1/2011 về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Thực hiện quy định này, việc quản lý thu chi quỹ BHXH từ năm 2010 đến năm 2012 đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:
Bảng 2.12: Cân đối quỹ BHXH bắt buộc từ năm 2010 đến năm 2012 16
(Đơn vị: triệu đồng)
TT CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 Năm 2012
1 Quỹ ốm đau, thai sản
Dƣ năm trƣớc chuyển sang 4,753,382 7,516,509 10,417,865
Số phát sinh tăng quỹ trong năm 6,758,311 8,463,451 11,688,589
- Thu của đối tượng 6,758,311 8,463,451 11,688,589
- Thu từ lãi đầu tư tài chính
Số phát sinh giảm quỹ trong năm 3,995,184 5,562,095 8,356,366
Dƣ quỹ chuyển năm sau 7,516,509 10,417,865 13,750,088
2 Quỹ tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp
Dƣ năm trƣớc chuyển sang 4,357,744 6,382,371 8,925,314
Số phát sinh tăng quỹ trong năm 2,252,301 2,820,930 3,896,196
- Thu của đối tượng 2,252,301 2,820,930 3,896,196
- Thu từ lãi đầu tư tài chính
Số phát sinh giảm quỹ trong năm 227,674 277,987 347,625
Dƣ quỹ chuyển năm sau 6,382,371 8,925,314 12,473,885
3 Quỹ hƣu trí, tử tuất
Dƣ năm trƣớc chuyển sang 97,651,782 115,189,327 137,697,290
Số phát sinh tăng quỹ trong năm 48,477,401 60,904,778 83,732,880
- Thu của đối tượng 40,734,400 50,964,065 74,229,833
- Thu từ lãi đầu tư tài chính 7,743,001 9,940,713 9,503,047
Số phát sinh giảm quỹ trong năm 30,939,856 38,396,815 54,606,000
Dƣ quỹ chuyển năm sau 115,189,327 137,697,290 166,824,170
Số liệu trên cho thấy, số phát sinh tăng quỹ ốm đau, thai sản tăng đều qua các năm, với mức tăng trung bình là 31%/năm. Đồng thời, mức chi phát sinh
16 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.
cũng tăng mạnh với mức tăng trung bình lên 44%/năm. Với mức chi so với tổng thu chiếm khoảng 65%/năm nên quỹ ốm đau, thai sản vẫn có kết dƣ. Mức tổng kết dƣ so với tổng số thu của quỹ chiếm khoảng 35%.
Về quỹ TNLĐ – BNN: mức chi phát sinh giảm quỹ TNLĐ-BNN có mức tăng trung bình là 23%. Mức chi so với tổng thu chiếm khoảng 10%. Vì vậy, số kết dƣ hàng năm của quỹ TNLĐ-BNN chiếm tỷ lệ khoảng 90% so với tổng thu quỹ.
Về quỹ hƣu trí – tử tuất: mức chi phát sinh giảm quỹ có tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 33%, tỷ lệ mức chi phát sinh chiếm khoảng 64% so với tổng thu. Dƣ kết hàng năm chiếm khoảng 36% so với tổng thu quỹ.
Thực hiện Luật BHXH và Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH Việt Nam đều thực hiện theo phƣơng án đầu tƣ quỹ đã đƣợc Hội đồng Quản lý phê duyệt. Nhìn chung, quỹ BHXH đƣợc đầu tƣ an toàn, hiệu quả, đúng danh mục đầu tƣ đƣợc quy định. Cụ thể tình hình đầu tƣ quỹ dài hạn (12 tháng trở lên) từ năm 2008-2012 nhƣ sau:
Bảng 2.13: Đầu tƣ quỹ BHXH dài hạn 17
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Danh mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Cho NSNN vay 50.000 41,99 69.000 49,47 129.000 68,83 2 Cho NHTM vay 34.588 29,04 28,478 20,42 12.163 6,50
3 Mua trái phiếu,
tín phiếu 34.500 28,97 40.500 29,04 42.500 22,67
4 Thủy điện Lai
Châu 1.500 1,08 3.748 2,00
Tổng cộng 119.088 100 139.478 100 187.411 100
17 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.
Sau 6 năm triển khai thực hiện Luật BHXH, BHXH Việt Nam đã từng bƣớc hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi. Lãi thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ từ 2008-2012 nhƣ sau:
Bảng 2.14: Lãi thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ của quỹ BHXH. 18
(Đơn vị: triệu đồng; %)
TT Năm
Dự toán Chính phủ giao đầu năm
(triệu đồng) Số thực hiện (triệu đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%) 1 2008 - 7.375.000 - 2 2009 6.500.000 8.399.776 129,23 3 2010 10.000.000 9.707.175 97,07 4 2011 12.000.000 14.377.755 119,81 5 2012 14.800.000 18.000.000 121,6
Năm 2010, BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện chuyển tiền thu tự động, ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ đầu tƣ tự động với 3 chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, từ đó chuyển ngay tiền thu từ BHXH các tỉnh, thành phố tập trung về BHXH Việt Nam.
Từ 01/9/2012, thực hiện Thông tƣ số 113/2012/TT-BTC ngày 17/7/2012 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về hoạt động đầu tƣ để bảo toàn và tăng trƣởng các quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý, BHXH Việt Nam đã đổi mới phƣơng thức theo dõi và điều chỉnh lãi suất, vì vậy lãi suất cho vay đƣợc theo dõi chặt chẽ, kịp thời, bám sát với lãi suất thị trƣờng. Tuy nhiên, quy định về quỹ BHXH bắt buộc còn có một số điểm bất hợp lý cần đƣợc điều chỉnh nhƣ sau:
18 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.
Về mức đóng và phƣơng thức đóng của ngƣời sử dụng lao động – Điều 92 Luật BHXH:
Điều 92 Luật BHXH quy định, NSDLĐ giữ lại 2% số tiền đóng vào quỹ ốm đau và thai sản để chi trả kịp thời cho NLĐ đủ điều kiện hƣởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức BHXH. Tuy nhiên quy định này lại tạo khó khăn cho NSDLD và công việc hoàn tất thủ tục chi trả cho NLD. Cụ thể nhƣ sau:
Khi giữ lại 2% số tiền đóng vào quỹ ốm đau và thai sản để chi trả cho NLĐ đủ điều kiện hƣởng chế độ ốm đau, thai sản thì cán bộ phụ trách về BHXH phải thẩm định hồ sơ BHXH để thanh toán ngay cho NLĐ, sau đó hàng quý mới quyết toán lại với cơ quan bảo hiểm. Khó khăn ở chỗ, ngƣời phụ trách của doanh nghiệp không thể có nghiệp vụ nhƣ cán bộ cơ quan BHXH, trong khi hồ sơ thanh toán cũng không kém phần phức tạp. Chƣa kể, doanh nghiệp không đủ nhân lực để làm thủ tục thanh toán cho ngƣời lao động trong vòng 3 ngày nhƣ quy định của luật. Không những thế, ở một số đơn vị tổ chức mô hình công ty “mẹ”, công ty “con” còn có thêm thủ tục thông qua công ty mẹ thì mới đƣợc chi trả. Trƣờng hợp này, mỗi khi thanh toán chế độ cho NLĐ, cán bộ phụ trách bảo hiểm xã hội của công ty phải làm cùng lúc làm 2 thủ tục: xin công ty mẹ cho thanh toán và quyết toán lại với phía BHXH. Nhiều khi vì chờ xin phép công ty mẹ mà thanh toán chậm cho NLĐ.
Trƣờng hợp tổ chức có đông lao động sẽ rất khó khăn trong việc tập hợp kịp đầy đủ hồ sơ vào cuối quý. NLĐ chậm nộp hồ sơ chỉ 1, 2 ngày nhƣng cũng hết thời gian của quý trƣớc, chính điều này dẫn đến việc thanh toán chậm trong giải quyết chế độ cho NLĐ, dẫn đến tình trạng quyết toán trễ và bị phạt, tính lãi trên số tiền giữ lại…
Theo báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Luật BHXH ngày 09 tháng 4 năm 2013 của BHXH Việt Nam [1] có đến trên 70% các đơn vị sử dụng lao động không muốn giữ lại 2% quỹ tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH của đơn vị để chi trả cho ngƣời lao động đủ điều kiện hƣởng chế độ ốm đau, thai sản và
thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH mà đề nghị nộp toàn bộ cho tổ chức BHXH.
Việc quản lý quỹ BHXH theo quỹ thành phần, tạo điều kiện cho việc giám sát và điều chỉnh các quỹ thành phần một cách hợp lý cho từng chế độ. Phân tích bảng 10: Cân đối quỹ BHXH bắt buộc từ năm 2010 đến năm 2012 cho thấy dƣ kết của quỹ TNLĐ – BNN còn lớn, trong khi đó quỹ hƣu trí và tử tuất luôn có mức chi trong 1 năm chiếm gần 64% so với tổng thu của năm đó. Trong tƣơng lai không xa việc mất cân đối quỹ là khó tránh khỏi.
Quy định về tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc – Điều 94 Luật BHXH:
Khoản 2 Điều 94 Luật BHXH quy định tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của lao động làm việc theo chế độ tiền lƣơng do NSDLĐ quyết định thì tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lƣơng, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Quy định này đã điều kiện cho NSDLĐ trục lợi trong việc đóng BHXH cho NLĐ cụ thể là đóng BHXH cho NLĐ thấp hơn tiền lƣơng, tiền công mà NLĐ thực tế nhận đƣợc. Tiền lƣơng, tiền công ghi trong hợp đồng lao động, đơn vị sử dụng lao động đƣợc thể hiện chỉ là tiền lƣơng cơ bản và ít đƣợc điều chỉnh trong quá trình làm việc của NLĐ. Trong khi đó NLĐ còn có thể nhận đƣợc nhiều khoản phụ cấp khác nhƣ phụ cấp chức danh, phụ cấp ăn, đi lại... Hệ lụy của việc đóng BHXH thấp hơn tiền lƣơng, tiền công mà NLĐ thực tế nhận đƣợc sẽ dẫn tới lƣơng hƣu của NLĐ thấp hơn nhiều so với mức lƣơng họ nhận trƣớc khi nghỉ hƣu. Vì vậy, quy định này cần đƣợc sửa đổi theo hƣớng: Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lƣơng, tiền công do NSDLĐ quy định thì tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lƣơng, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bao gồm mức lƣơng theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lƣơng và các khoản bổ sung khác.
Quy định chi trả phí quản lý cho cơ quan BHXH – Điều 95 Luật BHXH:
Bảng 2.15: Bảng chi phí quản lý quỹ BHXH qua các năm từ 2008 đến 2012 Đơn vị: triệu đồng Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 2 4 5 6 7 8 2 Chi thƣờng xuyên 1,011,088 1,288,974 1,836,248 2,652,518 3,185,034 3 Chi thƣờng xuyên trong định mức 612,417 852,762 1,132,415 1,460,465 2,005,578 4 Chi thƣờng xuyên đặc thù 398,671 436,212 703,833 1,192,053 1,179,456 5 Chi không thƣờng xuyên 64,944 57,227 67,584 105,760 236,230 6 Tổng cộng (I)+(II) 1,076,032 1,346,201 1,903,832 2,758,278 3,421,264 7 Trong đó: 8 Chi lƣơng, thƣởng, chế độ khác 582,956 677,609 844,108 2,962,730 3,379,267 9 Hệ số tiền lƣơng bình quân của cán bộ, viên
chức, lao động BHXH 2.29 2.67 3.32 3.72 3.46
Nguồn: BHXH Việt Nam(2013)
Điều 106 của Luật BHXH quy định BHXH là tổ chức sự nghiệp, có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH theo quy định của Luật này. Nhƣng theo quy định tại Điều 95, Điều 101 của Luật BHXH thì BHXH Việt Nam đang thực hiện chi quản lý bộ máy theo định mức chi quản lý hành chính. Theo đại diện ban Kế toán – Tài chính của BHXH Việt Nam thì một số mức chi về công nghệ thông tin, duy trì, bảo dƣỡng trụ sở, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, kinh phí tuyên truyền, … của ngành rất thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Theo tính toán của Ban Kế toán – Tài chính thì chi phí quản bộ máy trong những năm tới cần thiết phải ở mức trên 3%
19
. Nhƣ vậy, quy định về chi quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam chƣa đƣợc thể hiện đầy đủ, chƣa phù hợp với tính chất đặc thù của Ngành BHXH do hoạt động của ngành là trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH.
Quy định về nguyên tắc đầu tƣ quỹ BHXH bắt buộc – Điều 96 Luật BHXH:
Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách Nhà nƣớc. Do đặc thù ngƣời tham gia BHXH đóng phí trong một thời gian dài và thƣờng là rất lâu sau họ mới đƣợc hƣởng các chế độ trợ cấp dài hạn (nhƣ hƣu trí, tử tuất...), đồng thời số ngƣời tham gia đóng phí và hƣởng tại một thời điểm thƣờng có chênh lệch dƣơng nên quỹ BHXH tại một thời điểm nhất định có số tiền kết dƣ lớn.
Mặt khác, quỹ BHXH cũng luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro, nhƣ việc tính toán mức đóng - mức hƣởng của đối tƣợng không khoa học; những biến động xã hội đặc biệt dẫn đến việc bội chi quỹ; bị giảm giá trị do lạm phát thông thƣờng, do lạm phát từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và nƣớc ngoài tác động...
Những đặc thù đó đòi hỏi quỹ BHXH phải đƣợc chú trọng đến hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng để tránh bị bội chi. Sự quay vòng bảo toàn và tăng trƣởng quỹ BHXH là một đặc trƣng cơ bản của hoạt động BHXH trong nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động đầu tƣ quay vòng vốn để bảo toàn và tăng trƣởng giá trị quỹ BHXH là một yêu cầu nhất thiết khách quan, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của chính sách BHXH trong việc bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Hoạt động đầu tƣ từ quỹ BHXH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi đƣợc khi cần thiết nhƣng tỷ lệ lãi đầu tƣ bình quân năm còn quá thấp so với chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm gây khó khăn cho việc bảo tồn và phát huy hiệu quả nguồn quỹ (ngoại trừ năm 2009 tỷ lệ lãi bình quân cao hơn CPI). Hoạt
19 Theo Đặng Huế, Thảo luận về một số nội dung trong dự án Luật BHXH, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn, ngày cập nhật 10/4/2014.
động đầu tƣ từ quỹ BHXH có tỷ lệ lãi bình quân hàng năm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.16: Tỷ lệ lãi đầu tƣ bình quân năm 20
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lãi thu đƣợc
trong năm 7,375,000 8,399,776 9,707,175 14,377,775
Tỷ lệ lãi bình quân 8.78 8.83 8.15 10.31
Chỉ số CPI 19.89 6.25 11.75 18.13
Bảng trên cho thấy, tỷ lệ lạm phát các năm gần đây tăng nhanh qua các năm, với tỷ lệ tăng bình quân là 24.6%/năm, trong khi đó, mức tăng của tỷ lệ lãi bình quân quỹ BHXH chỉ đạt 6.4%/năm. Do vậy cần sửa lại quy định về hoạt động đầu tƣ từ quỹ BHXH Điều 96 Luật BHXH vốn còn quá chặt chẽ nhằm nâng tỷ lệ lãi bình quân năm từ đó quỹ BHXH mới có thể ổn định và phát triển.