CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TECHMART Ở VIỆT NAM
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Techmart
3.2.1. Đẩy mạnh cơ chế quản lý, hoạt động của chợ công nghệ và thiết bị
Để Techmart hoạt động hiệu quả và phát triển phong phú hơn nữa, cần phải có các giải pháp kiện toàn cơ chế quản lý, hoạt động, cụ thể là:
Cần có chính sách đầu tư đồng bộ về nhân lực (đội ngũ các nhóm chuyên gia), cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật (địa điểm tổ chức, cơ sở hạ tầng thông tin và nguồn kinh phí hợp lý để tổ chức các kỳ Techmart- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thưc, nghiệp vụ về thị trường công nghệ cho các đối tượng hữu quan, cụ thể là:
Đào tạo cho cả bên cung và cầu những kiến thức cơ bản về cách tìm kiếm thông tin KH&CN, cách thức giao dịch công nghệ;
Đào tạo bên cung cách thức thương mại hoá sản phẩm KH&CN; Đào tạo bên cầu cách lựa chọn công nghệ thích hợp;
Tập huấn, đào tạo những kiến thức cơ bản về môi giới công nghệ;
Tập huấn, đào tạo phương thức đánh giá, định giá công nghệ, khả năng tiếp nhận công nghệ.
Cần đưa vào mục chi của Ngân sách nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu và coi đó là công việc thường xuyên, không cần làm đề án cho mỗi kỳ Techmart như hiện nay.
Cần hỗ trợ bên cầu thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nội sinh đã ký kết trong Techmart
Khuyến khích sử dụng công nghệ nội sinh bằng cơ chế tài chính (ví dụ Nhà nước có thể hỗ trợ tài chính không quá 20-30% tổng kinh phí mua công nghệ nhưng không quá 500 triệu đồng. Giải pháp này được Hàn Quốc và Trung Quốc triển khai rất hiệu quả);
Cần có chính sách hỗ trợ cho người ứng dụng CN&TB mới vào sản xuất, đặc biệt khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chính sách thuế.
3.2.2. Hỗ trợ các giao dịch công nghệ
Nhà nước thông qua các cơ quan quản lý các cấp tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh: Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế và chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN quy định trong Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN để thực hiện nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ đổi mới công nghệ và sản phẩm; doanh nghiệp được khấu hao nhanh đối với tài sản, thiết bị, máy móc; được vay vốn với lãi xuất ưu đãi tại Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, các Quỹ phát triển KH&CN của thành phố để tiến hành hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ.
Khuyến khích thành lập các loại quỹ phát triển KH&CN: Triển khai thành lập các Quỹ phát triển KH&CN của thành phố; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thành lập Quỹ phát triển KH&CN, quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực KH&CN.
Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển KH&CN: Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các tổ chức KH&CN khai thác nguồn vốn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương; khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, thành lập tổ chức KH&CN dưới nhiều hình thức (hợp tác, liên kết giữa bên Việt Nam và các bên nước ngoài; các tổ chức KH&CN 100% vốn nước ngoài…).
Ưu tiên nguồn vốn ODA đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, đặc biệt trong các lĩnh vực KH&CN trọng điểm quốc gia, như: các tổ chức nghiên cứu và phát triển trọng điểm, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các khu công nghệ cao.
3.2.3. Hỗ trợ phát triển các SGDCN
Để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ các nước đều chủ động thành lập SGDCN và ban hành các chính sách hỗ trợ hoạt động của SGDCN. Thực tế các SGDCN ở Việt Nam hiện nay cũng đều do các Sở KH&CN thành lập hoặc phối hợp với một số đơn vị thành lập. Vai trò của cơ quan trung ương trong việc hình thành và phát triển SGDCN chưa thực sự rõ nét: chưa có các chính sách, quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động của các SGDCN, chưa có cơ chế tác động và hỗ trợ các hoạt động của SGDCN một cách cụ thể. Việc hình thành các SGDCN ở Việt Nam còn mang tính tự phát mà chưa thấy rõ tính quy hoạch vùng miền và định hướng rõ nét. Do đó, để thúc đẩy sự phát triển các SGDCN ở Việt Nam, Nhà nước cần:
Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện các quy định pháp luật quy định về việc thành lập và hoạt động của các SGDCN:
Quy định về tiêu chí như: vốn, nhân lực, cơ sở vật chất;
Hình thức hoạt động: khuyến khích cả 2 hình thức hoạt động là giao dịch trưc tuyến (online) và giao dịch trực tiếp (offline);
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phải phù hợp với mục tiêu, phương hướng hoạt động;
Quy hoạch mạng lưới SGDCN;
Các chính sách ưu đãi hỗ trợ đối với hoạt động của SGDCN như kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên trong giai đoạn đầu mới thành lập, hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Thứ hai, thực hiện các chính sách, giải pháp tác động đồng bộ nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ nói chung, SGDCN nói riêng:
Nhóm giải pháp nguồn cung công nghệ: tăng cường đầu tư có trọng điểm và tập trung vào các tổ chức nghiên cứu và phát triển, tăng tỷ lệ các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, thực hiện đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN, hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu và phát triển thương mại hóa các sản phẩm của mình,… Ban hành Luật xúc tiến chuyển giao công nghệ đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển.
Nhóm giải pháp nhu cầu công nghệ: thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, mở rộng nguồn vốn và phạm vi hoạt động của các Qũy hỗ trợ KH&CN hiện nay,…
Đào tạo nhân lực và phát triển các tổ chức dịch vụ xúc tiến chuyển giao công nghệ.