2.3. Một sả ph p cơ bản phòn ch n suy tho đạo đức của n
2.3.3. Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của
của Đảng
Sinh thời, hủ tịch ồ hí Minh căn dặn: “…Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại” [33, tr.323]. Trong phòng chống suy thoái đạo đức cho cán bộ, đảng viên cần phải phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ảng nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những khuyết điểm, sai phạm giúp cán bộ,
đảng viên sửa chữa tiến bộ, đồng thời qua đó kiên quyết xử phạt những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Người khẳng định: “Muốn chống bệnh quan liêu; bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành hay không; muốn biết ai a sức làm; ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm cũng lòi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo, về sau nhất định khuyết điểm sẽ bớt đi…” [28, tr.327].
Phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong phòng, chống suy thoái đạo đức trong cán bộ, đảng viên. Trong những năm tới cần chú trọng triển khai tốt các công việc sau:
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, iều lệ ảng, giữ nghiêm kỷ luật ảng. Kiểm tra, giám sát là một trong ba mặt công tác xây dựng ảng. Xét về góc độ phòng, chống suy thoái đạo đức thì tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết, iều lệ, giữ nghiêm kỷ luật ảng là biện pháp cực kỳ quan trọng, đáp ứng yêu cầu mới là góp phần phát hiện, khắc phục những khuyêt điểm khi mới manh nha.
Kiểm tra bao gồm nhiều nội dung, trước hết cần quan tâm đến kiểm tra việc đảng viên thực hiện iều lệ ảng, thực hiện 19 điều đảng viên không được làm; kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra việc đảng viên thực hiện chỉ thị, nghị quyết của ảng... Tăng cường kiểm tra, giám sát về phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ chấp hành đường lối, chủ trương của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành iều lệ ảng và các chủ trương cụ thể của cấp uỷ. Trong kiểm tra cần chú ý lắng nghe dư luận quần chúng, tiếp nhận ý kiến của Mặt trận, đoàn thể Nhân dân nhận xét, phê bình cán bộ, đảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất. Cần coi trọng phát hiện các nhân tố tích cực, việc làm tốt, điển hình tốt giúp cho cấp uỷ tổng kết, rút ra những kinh nghiệm hay, những cán bộ đảng viên tiêu biểu... để bồi dưỡng và nhân rộng.
Tiếp tục chỉ đạo ban hành và tổ chức thực hiện chương trình hành động, chương trình, kế hoạch về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X ). Bổ sung, hoàn thiện bộ máy chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và các tỉnh, thành phố" trực thuộc Trung ương, ở các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng (Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Xây dựng quy chế phối hợp để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn.
Chỉ đạo các cơ quan nhà nước xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, như: về minh bạch tài sản, thu nhập; xây dựng quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; xây dựng chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng.
Kinh nghiệm bước đầu thực hiện chủ trương phòng, chống tham nhũng, lãng phí cho thấy: ở đâu cấp ủy các cấp có nhận thức đúng và quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí thì ở đó đạt kết quả cao hơn. Việc kiện toàn các cơ quan chuyên trách, nâng cao trách nhiệm và chủ động hơn trong thực hiện và phối hợp thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng tạo nên hiệu quả cao hơn. Chú ý phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị và Nhân dân trong việc tham gia phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn việc phát hiện, phản ánh kịp thời các vụ việc tham nhũng, lãng phí cũng như nêu gương điển hình, tích cực trong phát hiện các hành vi tham nhũng, lãng phí... là những giải pháp có hiệu quả thiết thực.