Những đặc thù của đạo đức nghề nghiệp của giảng viên các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngành xây dựng tại hà nội trong bối cảnh kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 58)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Những đặc thù của đạo đức nghề nghiệp của giảng viên các

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Hơn thế nữa, đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại do đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật đối với các ngành sản xuất vật chất. Nó có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quỹ tích luỹ nói riêng với vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành.

Nhận thấy vị trí, vai trò của ngành, những năm đổi mới đất nước Bộ Xây Dựng đã không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ trong ngành nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra đội ngũ cán bộ có tri thức, vững vàng về chuyên môn. Đó cũng là nhân tố, động lực phát triển của ngành. Bắt đầu từ một trường có một lớp nhỏ đào tạo về cán bộ kỹ thuật, kiến trúc sư vào cuối thập kỷ 50, đến nay toàn ngành đã có một mạng lưới, một hệ thống đào tạo ngành nghề tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, bao gồm các trường đào tạo kỹ

sư, kiến trúc sư, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trên Đại học, Đại học và Cao đẳng, Trung cấp nghề và Công nhân.

Trong việc phát triển các năng lực giảng dạy cho giảng viên, cần chú trọng đến các năng lực sau:

- Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương trình môn học): (1) Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị học tập của sinh viên; (2) Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu đã đề ra; (3) Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu; và (4) Xác định các phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành kỹ thuật. Kết quả học tập của sinh viên được thực tế hóa trong thực tiễn bằng những công trình xây dựng thực tế.

- Các năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống thực tiễn như thực hành trực tiếp, khám phá, mô phỏng, dự án...).

- Năng lực truyền đạt, đây là một nét đặc thù của những giảng viên ngành xây dựng. Số đông những giảng viên đang giảng dạy thuộc các trường Đại học và Cao đẳng, Trung cấp nghề và công nhân thuộc Bộ Xây Dựng không được đào tạo từ các trường sư phạm mà chủ yếu từ những trường Đại học kỹ thuật, kỹ năng sư phạm của học chủ yếu được học khi họ vào nghề. Vì vậy, năng lực truyền đạt của họ đôi khi gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy.

- Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định, đây cũng là một yêu cầu đặc thù của giảng viên ngành xây dựng. Trong quá trình giảng dạy giảng viên cần đưa ra những tình huống thực tế như những công trình xây dựng đang xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo về những thông số kỹ thuật cần đưa ra những quyết định xử lý.

- Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn...).

- Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân. Cũng giống như các ngành sư phạm khác mỗi giảng viên Đại học và Cao đẳng, Trung cấp nghề và công nhân thuộc Bộ Xây Dựng xác định việc không ngừng học tập và phát triển bản thân là nghĩa vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngành xây dựng tại hà nội trong bối cảnh kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)