5. Kết cấu luận văn
3.3. Biểu tƣợng đƣợc xây dựng bằng nghệ thuật liên tƣởng
Người đọc nhớ đến Xuân Diệu bởi những vần thơ lãng mạn và mang phong cách nghệ thuật riêng độc đáo. Làm nên một hồn thơ với cái tôi khát vọng sống và yêu mãnh liệt, nồng nàn cùng với đó cái tôi băn khoăn, trăn trở,
buồn cô đơn, Xuân Diệu đã lựa chọn cho thơ mình những hình ảnh gần gũi
với thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta và thổi vào đó một sức sống riêng, tạo nên những biểu tượng trong thơ ông. Không phải ngẫu nhiên hình ảnh hoa, trăng, sương, mây… xuất hiện với tần số cao trong các sáng tác của Xuân Diệu.
Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng Chẳng hái mà hoa cũng hết dần …
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ Gió vỡ ngoaì kia ai có nghe?
Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi?
(Ý thu)
Nói đến hoa là nói đến cái đẹp tao nhã, thanh khiết, tượng trưng cho tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ nữ. Hoa trong thơ Xuân Diệu đẹp, giàu màu sắc gắn với tâm hồn lãng mạn của thi nhân. Đồng thời hoa cũng biểu trưng cho sự tàn phai héo úa, rơi rụng… trước bước đi vội vã của thời gian, cũng chính là biểu trưng cho con người nhà thơ. Bên cạnh đó là biểu tượng trăng cũng xuất hiện nhiều lần, nó như một nguồn thi liệu bất tận để nhà thơ gửi gắm tâm tình của mình, vui buồn theo những ánh trăng để rồi nhận ra cái đẹp trong sự cô đơn. Hay những biểu tượng như mây, gió cũng hiện ra mang nét phong trần và du lãng của một người thơ. Sương là không gian rộng lớn bao phủ cái tôi thêm mờ mịt, ảo ảnh không tìm ra lối thoát trong vòng xoay cuộc đời. Mây gợi thêm dấu hiệu ly tan, chia xa, phôi pha… khi mây dần dần tan biến giữa hư không. Tính biểu tượng của hình ảnh thơ cũng chính là tính biểu trưng cho tâm hồn thi nhân. Đó như là một đặc điểm nhận dạng thơ của mỗi nhà thơ, sử dụng biểu tượng với mục đích riêng để tạo nên dấu ấn riêng cho thơ mình cũng như khẳng định phong cách riêng độc đáo.
Còn đối với nhà thơ Chế Lan Viên, ông là nhà thơ hình thành được phong cách khá sớm. Con đường thơ hơn nửa thế kỉ của Chế Lan Viên là một con đường có nhiều bước ngoặt, biến đổi, tự phủ định với nhiều trăn trở, tìm kiếm ráo riết không lúc nào yên ổn. Chính ý thức về việc "làm sự phi thường", “tột cùng” từ trước cách mạng đã thúc đẩy nhà thơ không ngừng tìm kiếm và chiếm lĩnh được những đỉnh cao trên hành trình thơ đầy gian khổ. Luôn luôn trăn trở với nghề, có ý thức tự giác và thường trực về nghề thơ Chế Lan Viên suy nghĩ nhiều về thơ, người làm thơ, nghệ thuật làm thơ... Những suy nghĩ ấy bắt nguồn từ một ý thức trách nhiệm rất cao của người cầm bút, từ ý hướng cách tân, nỗ lực tìm tòi đổi mới thơ.
Theo Chế Lan Viên, nhà thơ là người đi tìm cái thiện, cái chân nhưng phải biểu hiện ra bằng hình thức đẹp. Viết thơ cũng giống như người phụ nữ sinh con, cả xương cả thịt một lần, cả hình ảnh lẫn ý tưởng một lúc. Ông quan niệm: “Thơ nghĩ bằng hình ảnh”. Thế giới hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên vô cùng đặc sắc. Nó vận động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của cái tôi trữ tình. Cái tôi cô đơn siêu hình thuở Điêu tàn gắn với thế giới hình ảnh ảm đạm lạnh lẽo mà ghê rợn, đầy rẫy những sọ dừa, xương máu cùng yêu ma. Cả tập Điêu tàn, màu sắc chủ đạo vẫn là màu trắng và màu đen. Điều này có lý do của nó về quan niệm thẩm mỹ của nhà thơ. Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên thường có hai loại: hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ tượng trưng siêu thực.
Sau Cách mạng tháng Tám, như nhà thơ đã nhiều lần phát biểu, ông đã đi từ “chân trời một người đến với chân trời tất cả”, đi từ “câu hỏi hư vô, thổi nghìn nến tắt” để đến “bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh”. Bên cạnh một Chế Lan Viên triết luận, bàn về những vấn đề nóng hổi của thời đại và dân tộc, còn là một Chế Lan Viên của đời thường, của tâm hồn dân dã, gắn chặt với máu thịt cuộc sống. Màu sắc trong thơ ông là một con đường riêng, riêng mà lại chẳng riêng chút nào, gây xúc động lòng người một cách sâu lắng. Chế Lan Viên hay nói đến màu tím, đó là màu hoa của Hồ Tây mà nhiều lần thi sĩ tìm đến. Trong bài Hoa súng tím, Chế Lan Viên viết:
Từ lúc mê súng tím Mới hiểu hết sen hồng
Càng biết yêu mùa hạ Dâng màu sắc song song…
Cách ông sử dụng biểu tượng cũng khác với những nhà thơ khác, biểu tượng trong thơ ông biến đổi theo thời gian trong và sau tập Điêu tàn, khi ông muốn lẩn tránh xã hội tìm cho mình một chốn nương náu ông tìm đến một thế
giới của những yêu ma quá khứ, rũ bỏ xã hội hiện tại bằng những biểu tượng ma quái. Một cách thể hiện sự phản đối hiện tại riêng biệt, mà khi nhắc đến Chế Lan Viên người ta đã nghĩ ngay đến những hình ảnh đó. Và sau này dù ông đã tìm đến chân trời của tất cả thì những triết lý chiêm nghiệm được thể hiện qua những hình ảnh đậm chất tượng trưng vẫn luôn có sức hấp dẫn người đọc. Khi ông viết Tiếng hát con tàu thì dường như âm hưởng hoan ca đã ngập tràn trong từng câu thơ:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu!
Những khi thanh thản thường là những khi Chế Lan Viên trở về với thiên nhiên hay những khi trở về với thiên nhiên là những khi Chế Lan Viên muốn tìm cho lòng mình sự thanh thản. Thiên nhiên làm dịu mát, làm yên tĩnh tâm hồn. Một chỗ khác, trước khi mất hai năm, như để cho người đời sau hiểu thêm mình, hiểu thêm những nỗi niềm sâu kín, riêng tư của mình, cũng là sự mong đợi, gửi gắm, nhà thơ viết :
Màu hoa súng ấy như cơn đau không dám khóc Chỉ lặng im sắc tím để mà đau Người ta chỉ biết màu sen anh đỏ rực Còn nỗi buồn hoa súng tím biết cho đâu . (Hoa súng, 1887)
Xét đến cùng, cái màu tím kia trong những bài thơ ngắn của Chế Lan Viên là một góc khuất hết sức nhân văn, tìm về sự yên tĩnh của tâm hồn sau bao sóng gió của cuộc đời, cập đến bến bờ của thức ngộ. Dường như đằng sau của “nỗi buồn hoa súng tím” ấy, Chế Lan Viên muốn gửi gắm cho đời một thông điệp, rằng bên cạnh một Chế Lan Viên chính luận, còn một mặt
nữa của tháp Bayon, mặt ấy - nhà thơ đau đáu bao nỗi niềm, bao tâm sự, cả những điều chưa biết giãi bày cùng ai! Có lúc cũng ngậm ngùi khôn xiết!
Còn đối với một nhà thơ phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt được lý tưởng cao đẹp của mình như Tố Hữu thì dường như các biểu tượng cũng mang tính chính trị hơn. Mặc dù thơ ca không có chỗ cho những cảm xúc đơ cứng trong đời sống chính trị nhưng Tố Hữu đã thổi vào đó một luồng sinh khí mới khiến cho thơ trở nên đẹp đẽ, mềm mại và bay bổng lạ thường. Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kì sau, kể từ cuối tập Việt Bắc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng. Do khuynh hướng cảm hứng ấy mà thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ. Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết, ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu (…), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí’’. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng,
luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch. Bên cạnh âm hưởng dân ca trong thơ Tố Hữu vẫn hay sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, liên tưởng. Xây dựng biểu tượng cũng nhờ đó mà phong phú hơn, giàu sức hấp dẫn hơn. Hình ảnh con đường quen thuộc trong thơ Tố Hữu đâu chỉ được xây dựng bằng tưởng tượng mà bên cạnh đó nó còn được xây dựng bằng những liên tưởng thú vị khi viết về con đường đầy cách mạng đầy chông gai:
Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. (Việt Bắc)
Khi con đường được rộng mở cũng là khi cách mạng đã thành công, đất nước dấu yêu được quy về một mối, bắt nguồn từ trong bão đạn, mưa bom con đường hạnh phúc đã vươn dài từ miền xuôi lên miền ngược, từ miền ngược xuống miền xuôi, đến cả vùng biển bao la:
Đường cách mạng dài theo kháng chiến Đến hôm nay đường xuôi về biển
Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi.
(Ta đi tới)
Những con thuyền nan xuôi ngược trên sông đến những con tàu vượt trùng dương lướt tới đích vinh quang đều hiển hiện trong thơ Tố Hữu thật xúc động. Con thuyền nan trên dòng sông Hương có số phận con người nhục vinh trong đó, con thuyền lênh đênh giữa biển không khiến người đọc liên tưởng đến sự cô đơn, chông chênh và có thể bị sóng vùi dập bất cứ lúc nào. Song hành cùng với hình ảnh thuyền là dòng sông, dòng sông của non nước Việt
Nam muôn đời vẫn chảy theo quy luật riêng và bước vào thơ với tất cả vẻ đẹp hiền hoà cũng như dữ dội của nó.
Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương Mái nhì man mác nước sông Hương
(Quê mẹ) Bây chừ sông nước về ta
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày (Mẹ Suốt) Nhớ buổi chiều về thăm quê Đồng Khởi Sông rạch Mỏ Cày xúm xít thuyền ghe
(Một khúc ca)
Mỗi dòng sông lại mang trong nó đặc điểm của từng vùng quê và nó luôn gợi lên một niềm tự hào, thương nhớ của mỗi người con của quê hương đó mỗi khi được gợi nhắc trong thơ ca. Không ít lần những hình ảnh sông hiện lên cụ thể như sông Lô, sông Đà, sông Hương, sông Bồ… đến những dòng sông mang tính chất chung chung như sông quê, sông nước… nhưng kỳ lạ thay mỗi vần thơ Tố Hữu đã chạm đến nỗi niềm sâu thẳm của mỗi người khi nói đến bến thuyền và sông nước. Phép liên tưởng cho phép người đọc hình dung ra nhiều hơn những điều được hiển hiện trong thơ, đó cũng là điểm hấp dẫn người đọc và làm nên sức hút cho các sáng tác của ông đối với đông đảo bạn đọc. Hay khi hình ảnh lá cờ hiển hiện trong niềm hân hoan của mọi người và cũng thể hiện sự thể hiện sự tự hào, lá cờ gợi lên sự tự do, toàn thắng và tương lai cho một dân tộc. Hình ảnh ngọn cờ dân chủ xuất hiện khá nhiều trong thơ:
- Ôi ngọn cờ dân chủ đẹp làm sao Ôi những sắc diệu huyền gây phấn khởi - Bốn phương cờ đỏ rực tương lai
- Sẽ xông lên cờ phấp phới bay cao
(Dậy lên thanh niên) Ngọn cờ đỏ sao vàng phấp phới
(Hồ Chí Minh)
Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ Đảng chói lọi, Hồ Chí Minh vỹ đại
(Sáng tháng Năm)
Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (như lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ) và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi, đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
PHẦN KẾT LUẬN
Cuộc đời Tố Hữu gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy máu lửa mà oanh liệt của dân tộc ta. Thơ ông đã đi trọn một chặng đường dài với những thành tựu xuất sắc trong nền thơ ca cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Từ buổi đầu bỡ ngỡ đến khi có ánh sáng cách mạng soi rọi thì Tố Hữu đã quyết tâm vững chí, thủy chung trên con đường đã chọn. Thơ ông là kết quả của sự nhập tâm đời sống, tâm hồn của nhân dân, dân tộc.
Thơ Tố Hữu có nội dung phong phú và hình thức nghệ thuật đa dạng, tính truyền thống và hiện đại được kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn. Xuyên suốt trong nội dung thơ Tố Hữu là tư tưởng chính trị sáng rõ nhất quán chính điều đó đã làm nên một Tố Hữu rất riêng, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Làm nên nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là nghệ thuật xây dựng hình tượng con đường. Con đường trở thành một biểu tượng xuyên suốt trong cả 7 tập thơ của đời thơ Tố Hữu, đó là con đường cách mạng.
Con đường là biểu tượng văn học vừa mang ý nghĩa cụ thể vừa mang tính trừu tượng, tính kí hiệu, tính thẩm mỹ. Đó là những chặng đường nối liền Bắc Nam, nối miền xuôi với miền ngược… nhưng sâu xa hơn là con đường của sự thống nhất ý chí, quyết tâm của Đảng và toàn dân Việt Nam. Là một biểu tượng tiêu biểu nhất trong hệ thống các biểu tượng được Tố Hữu sử dụng trong thơ ông, con đường đã nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc ta, nối liền những tấm lòng yêu nước với nhau.
Với phong cách là nhà thơ trữ tình chính trị thiên về khuynh hướng sử thi, thơ Tố Hữu hầu như chỉ đề cập đến những vấn đề cốt yếu của cách mạng và của đời sống dân tộc. Thơ ông là một chặng đường dài của lịch sử cách mạng Việt Nam, đồng thời phản ánh sự vận động và phát triển của cái tôi trữ