Thực trạng nhận thức về căn nguyên của bệnh tự kỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở hà nội (Trang 48 - 49)

3.1 .Thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ

3.1.1. Thực trạng nhận thức về căn nguyên của bệnh tự kỉ

Theo rất nhiều nguồn nghiên cứu thì đến giờ vẫn chưa có một khẳng định nào cho rằng chính xác tự kỉ là do cái gì gây nên. Một số nghiên cứu thì cho rằng do quá trình kết hợp gen giữa bố và mẹ gây nên đột biến. Năm 2011, có nghiên cứu ở Mỹ cho rằng có 15% trong số 100% trẻ tự kỉ có đột biến gen, nhưng đây vẫn chỉ là kết luận còn bỏ ngỏ và nhiều nghi vấn chưa được giải đáp. Một số nghiên cứu lại cho rằng do quá trình ăn uống thực phẩm của người mẹ bị nhiễm độc gây ảnh hưởng đến thai nhi và gây tự kỉ, tuy nhiên vấn đề này cũng chưa có một căn cứ chính xác. Thời đại của công nghệ thông tin, công nghiệp số đòi hỏi con người luôn phải gồng mình để bắt kịp với thời đại khiến con người không có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái, đó cũng là lý do được nhiều nhà nghiên cứu quy gán cho các bậc phụ huynh có con tự kỉ “do gia đình bỏ bê, không chăm sóc trẻ”… Còn nhiều nguyên nhân khác như nhiễm độc thủy ngân, chì, do tiêm vác xin quá liều… Theo thống kê khảo sát của chúng tôi trên số khách thể được chọn cho thấy:

Bảng số liệu 1: Ý kiến phụ huynh về nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỉ

Nguyên nhân Số điểm trung bình ( Đơn vi x )

Thứ hạng

a. Do đột biến gen 1,21 3

b. Do nhiễm độc khi tiêm vacxin 1,34 1

c. Do di truyền 1,23 2

d. Do thực phẩm nhiễm độc 1,34 1

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Thực trạng các phụ huynh cũng chưa xác định được căn nguyên chính xác dẫn đến vấn đề rối loạn tự kỉ ở con mình. Phần lớn họ cho rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh là do môi trường sống bị nhiễm độc chứ nguyên nhân chính không xuất phát từ bản thân hay gia đình họ. Họ cho rằng nguyên nhân đầu tiên nghĩ đến là sự tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài ( do tiêm vác xin- 1,34 và do thực phẩm nhiễm độc- 1,34). Đây cũng là suy nghĩ hợp lí vì môi trường sống hàng ngày của chúng ta ngày càng bị tấn công bởi các vi rút, vi khuẩn lạ mà con người khó kiểm soát. Nguyên nhân thứ hai khiến phụ huynh dễ nghĩ đến nhất là do gen di truyền. Ví dụ quan sát thấy bố mẹ, ông bà của trẻ ít nói, ít giao tiếp hoặc hồi nhỏ cũng chậm chạp khó nuôi hay không rồi từ đó quy kết sang con (do di truyền- 1,23). Rất nhiều gia đình sau khi phát hiện con mắc chứng tự kỉ đã lần theo dấu vết gia đình đằng nội và gia đình đằng ngoại xem bên nào có dấu hiệu di truyền liên quan đến bệnh rồi quy kết tại bên nọ bên kia và gây mâu thuẫn gia đình, có khi dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc. Anh D- Hà Nội: “đằng ngoại nhà cháu cũng có đứa e nhà cậu bị chậm nói giống cháu nhà tôi, chắc do di truyền đằng ngoại rồi”.

Những nguyên nhân khó kiểm soát hơn như đột biến gen hoặc do sự chăm sóc của gia đình thì cha mẹ cảm thấy sự quyết định từ nguyên nhân đó là không nhiều. Đã có giai đoạn xã hội Việt Nam quy gán việc trẻ mắc chứng tự kỉ là do người mẹ và gia đình bỏ bê, không quan tâm tới trẻ. Nhưng sau đó thuyết này đã bị bác bỏ.

Như vậy qua quá trình nhận thức về căn nguyên của bệnh cho thấy cha mẹ đã có sự thích ứng trung bình với vấn đề mà họ phải tìm hiểu. Họ chưa có được sự nhận thức tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở hà nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)