Các yếu tố ảnh hƣởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở hà nội (Trang 38 - 41)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có

với hoàn cảnh có con tự kỷ.

Thích ứng là một quá trình hai mặt, khi môi trường có sự tác động lên chủ thể, đòi hỏi chủ thể thay đổi mình để thích ứng được với những điều kiện mới thì đồng thời chủ thể cũng gây những ảnh hưởng nhất định lên phái môi trường để đạt được mục đích. Quá trình thích ứng đó chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan.

1.3.1. Các yếu tố khách quan

- Nền văn hóa, tín ngưỡng mà cha mẹ tin tưởng: Văn hóa là những yếu tố ổn định, ăn sâu vào suy nghĩ, nhận thức của các cá nhân sinh hoạt trong cộng đồng đó. Mỗi một văn hóa lại có những bản sắc riêng. Mỗi cá nhân tin tưởng vào một nét văn hóa, tín ngưỡng nào đó cũng có những ảnh hưởng không nhỏ lên nhận thức hành vi của họ. Một cha mẹ tin vào đạo Phật sẽ có những cách ứng phó với hoàn cảnh khác với một cha mẹ tin vào đạo Thiên Chúa Giáo.

- Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình: Đó là mối quan hệ giữa các thế hệ với nhau trong. Mức độ hòa thuận hay căng thẳng, đối kháng hay quan tâm lẫn nhau về nhận thức, quan điểm trong các vấn đề với đứa trẻ. Điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng nhất định lên quá trình thích ứng của các bậc cha mẹ

- Thời gian phát hiện bệnh của trẻ: Thời gian đứa trẻ được chẩn đoán mắc tự kỉ sớm hay muộn, nhanh hay chậm cũng có ảnh hưởng lên tâm lý của các bậc cha mẹ.

- Mức độ bệnh của đứa trẻ: Đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ “điển hình” hay “không điển hình”, mức độ nặng hay nhẹ sẽ khiến cha mẹ chúng có những nỗi lo, hoang mang, hy vọng, chờ đợi nhất định. Từ đó sẽ có tác động không nhỏ lên quá trình thích ứng của cha mẹ chúng. Đây được xem là một trong các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lên tâm lý cha mẹ trẻ. - Giới tính của trẻ: Tâm lý người Việt vẫn chuộng con trai hơn con gái, theo các số liệu đã thống kê thì tỉ lệ trẻ nam mắc tự kỉ nhiều hơn trẻ nữ. Khi sinh con họ luôn mong muốn mình sinh con trai, và nếu điều đó thành hiện thực thì các bậc cha mẹ rất quý trọng và yêu thương con. Nếu không may đứa trẻ mắc bệnh gì đó thì là một sự đau đớn đối với họ. Vì vậy yếu tố này ảnh hưởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ chúng khi con có khiếm khuyết là không nhỏ.

- Trình độ học vấn của cha mẹ: Trình độ học vấn của cha mẹ có ý nghĩa rất lớn đến quá trình thích ứng. Học vấn sẽ tác động lên quá trình nhận thức của cha mẹ và quan điểm của họ về vấn đề tự kỉ. Nhận thức được vấn đề đúng đắn sẽ góp phần dẫn dắt họ có những hành vi đúng. Từ đó, quá trình thích ứng được nhanh hơn.

1.3.2. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng lên quá trình thích ứng ở cha mẹ ứng ở cha mẹ

- Khả năng chịu áp lực: Trẻ mắc chứng tự kỉ sẽ phải sống chung với căn bệnh suốt cuộc đời. Quá trình trị liệu, can thiệp thường mất nhiều thời gian, tiền bạc và căng thẳng. Cần có sức chịu đựng, kiên nhẫn, chịu được áp lực về tình trạng bệnh của con. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ lên quá trình thích ứng chủa cha mẹ

- Hy vọng, mong đợi của cha mẹ về đứa con: Đứa con đó là đứa con đầu lòng hay con thứ hai, thứ ba trong gia đình. Vai trò, vị trí của đứa trẻ trong gia đình….Những đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình thích ứng của cha mẹ khi chúng gặp vấn đề hoặc khiếm khuyết gì đó.

- Tình cảm của cha mẹ dành cho con từ khi sinh ra cho tới khi phát hiện bệnh: Mức độ gắn bó, yêu thương, chăm sóc, gần gũi của cha mẹ với đứa con kể từ khi chúng chào đời đến một ngày đứa trẻ tự dưng bộc lộ những tình cảm, sự giao tiếp không như mong đợi. Yếu tố đó cũng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định lên quá trình thích ứng của cha mẹ chúng khi phát hiện con mình mắc một chứng bệnh giống như “một bản án tử hình”.

Tiểu kết chƣơng 1:

- Với ý nghĩa thiết thực, đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ” đã đưa ra đề ra mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn nhằm góp phần vào các nghiên cứu về vấn đề tự kỉ.

- Giả thuyết nghiên cứu đề tài đưa ra cũng có nhiều khía cạnh và nhiều mức độ thích ứng khác nhau.

- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp để nhằm làm rõ các chiều hướng của giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra.

- Đề tài cũng đã hệ thống hóa các khái niệm công cụ cơ bản về vấn đề thích ứng, thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ,…nhằm làm rõ các khái niệm và hiểu thêm về đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ”

- Đề tài cũng đã đưa ra những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ.

Có thể nguồn tài liệu chúng tôi đề cập chưa được phong phú và đầy đủ xong đây sẽ là những căn cứ tiền đề để chúng tôi tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)