3 .2.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật
PHẦN KẾT LUẬN
Sự nghiệp cầm bút của Thạch Lam tuy ngắn ngủi, nhưng ông cũng đã để lại cho nền văn học nước nhà những dấu ấn riêng. Ơng khơng theo đuổi những mục đích lớn lao, ơng lẳng lặng góp cho đời những câu chuyện bình dị, xinh xăn khiến cho bao thế hệ bạn đọc phải nhớ mãi. Những thành cơng đó của Thạch Lam được xây dựng nên từ nhiều yếu tố
Truyện ngắn của Thạch Lam viết về những con người bé nhỏ. Ông quan
tâm đến những số phận bất hạnh của họ. Ở điểm này văn chương của Thạch Lam có những nét tương đồng với các nhà văn hiện thực đương thời. Ông là nhà văn lãng mạn, trong nhóm Tự lực văn đồn, nhưng Thạch Lam không đi theo con đường văn nghiệp mà các nhà văn trong nhóm đã lựa chọn. Mà ông chủ yếu đi sâu vào phát hiện và mô tả những vẻ đẹp tiềm tàng khuất lấp trong tâm hồn con người, nhất là vẻ đẹp của những tâm hồn bình dị đời thường. Khi đọc truyện ngắn Thạch Lam chúng ta dễ dàng nhận ra đóng góp lớn nhất của ơng là đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm của con người. Con người được ơng miêu tả theo cái nhìn của đời thường với bao tâm trạng cảm giác, cảm xúc khác nhau. Ông quan tâm đến hiện thực đời sống, chú trọng diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những khoảnh khắc rất đời thường của những con người bình dị trong xã hội. Những nhân vật của ông chủ yếu là những con người nghèo khổ, bế tắc. Về điểm này tuy khả năng phân tích tâm lí nhân vật của ông chưa bằng các nhà văn như Nam Cao, nhưng rõ ràng những đóng góp của ơng cho nền văn học nước nhà là không nhỏ.
Là người yêu sự sống, thiết tha với cái đẹp, sáng tác nào của ông cũng nhằm hướng tới cái đẹp và tìm tịi cái đẹp. Đó là cái đẹp của tình người, lịng trắc ẩn vị tha, ở thiên nhiên trong lành gần gũi với tâm hồn Việt. Ông là một người nghệ sĩ chân chính yêu quê hương đất nước, tình yêu ấy được thể hiện trong các trang truyện đây hương vị dân tộc. Từ mùi quen của đất, mùi bèo dưới ao, mùi phân trâu nồng ấm...
Phần lớn truyện ngắn của Thạch Lam không tập trung vào những đề tài xã hội. Ông chỉ quan tâm đến những trạng thái tâm lí của thế giới tâm hồn con người. Ơng quan tâm đến đời sống nội tâm, đến những rung động, cảm giác của họ. Thế giơi nhân vật của Thạch Lam hiện lên không đa sắc màu như những nhà văn hiện thực đương thời, không ồn ào, mà chủ yếu là lặng lẽ, âm thầm. Đó là những người trí thức tiểu tư sản nghèo khổ, đó là những người nơng dân nghèo khổ bần cùng, nhưng khơng tha hóa, hay những người phụ nữ nông thôn Việt Nam mang một vẻ tần tảo chịu thương chịu khó và ln phải chịu những cảnh đời bất hạnh.
Như vậy qua việc đi tìm hiểu phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam chúng ta thấy được những đóng góp của ơng trong nền văn học 1930- 1945 nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Từ đó chúng ta thấy được một Thạch Lam với một phong cách rất riêng, không giống với các nhà văn đương thời và các nhà văn trong Tự lực văn đồn. Những đóng góp về phong cách nghệ thuật chủ yếu trên những phương diện.
Thạch Lam có một phong cách viết văn nhẹ nhàng, thấm đượm tình người. Những trang văn của ơng đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, tìm hiểu, khắc họa những tâm trạng, cảm xúc, xúc cảm của các nhân vật. Đó là những đóng góp trong việc xây dựng các kiểu nhân vật trong những truyện ngắn. Đó là những người trí thức nghèo, ln phải đấu tranh với cuộc sống hàng ngày đó là bát cơm manh áo, đó là những bon chen, những phút yếu lòng
sa ngã đánh mất danh dự phẩm chất của con người. Đó là những người dân nghèo khổ ở các vùng quê hay những phố huyện. Họ là những con người dường như khi sinh ra đã phải chấp nhận những số phận nghèo khổ. Họ vất vả, đói khổ, có khi dẫn tới những cái chết thương tâm. Một kiểu nhân vật nữa chúng ta thấy xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Thạch Lam và các nhà văn đương thơì đó là những nhân vật người phụ nữ bất hạnh. Dù hiện lên trong những hồn cảnh nào thì những người phụ nữ vẫn mang đầy đủ diện mạo của người phụ nữ Việt Nam, tần tảo, chịu thương, chịu khó, lam lũ kiếm sống và phải chịu bao nỗi vất vả đắng cay của cuộc đời. Ở kiểu nhân vật này Thạch Lam thường hướng ngịi bút xót thương, thơng cảm với với cuộc đời của họ. Những trang văn của Thạch Lam miêu tả về họ không “tàn nhẫn’ như Nam Cao, mà là ông đi vào việc khám phá những vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn họ. Dù miêu tả những con người dưới đáy xã hội nhưng Thạch Lam không gay gắt, mà chủ yếu dùng giọng điệu xót thương thơng cảm.
Một trong những đóng góp của Thạch Lam về phương diện ngôn ngữ và giọng điệu. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam là hệ thống từ ngữ tập trung miêu tả cảm giác hướng nội và hướng ngoại. Trong truyện ngắn của mình Thạch Lam khơng sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại mà chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ của Thạch Lam là ngôn ngữ giàu chất thơ, ngôn ngữ của cảm giác nội tâm. Ơng thành cơng khi lựa chọn trong vốn từ Tiếng Việt những từ ngữ mang vẻ đẹp giản dị, gợi cảm diễn tả thật sát với tâm trạng nhân vật. Đặc biệt nhà văn sử dụng những tính từ, động từ trạng thái có khả năng gợi được những sắc thái âm điệu tình cảm khác nhau, các lối so sánh ẩn dụ... làm cho ngôn ngữ trở thành tiếng vọng của tâm hôn. Đây là một điểm khác với các nhà văn cùng thời. Thạch Lam chủ yếu miêu tả diễn biến tâm lí, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật bằng cách kể truyện. Cũng có khi ngơn ngữ kể chuyện là ngơn ngữ của nhà văn, vì vậy mà chuyện của ông chủ
yếu mang đậm ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam là giọng điệu thủ thỉ tâm tình, giọng điệu buồn thương và giọng điệu khoan hòa trầm tĩnh. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của truyện ngắn Thạch Lam. Giọng điệu đó có sức sống bền lâu khi nó kết hợp với cảm hứng khám phá hiện thực của tâm hồn.
Tuy nhiên chưa thể nói rằng mọi yếu tố trong phong cách nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam đều hồn hảo, đâu đó vẫn có những khiếm khuyết. Nó vừa là mặt trái của q trình chăm chú phát hiện, phơ diễn vẻ đẹp và chất thơ trong tâm hồn bình dị, vừa là những thử nghiệm đầu tiên trên bước đường văn xuôi nghệ thuật hiện đại.
Đã hơn sáu mươi năm trôi qua, Thạch Lam đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng những trang văn của ông vẫn cịn đó, vẫn đậm tình người, vẫn đặt ra cho người đọc nhiều thế hệ những khám phá. Và phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam vẫn là một đề tài để độc giả nghiên cứu, tìm hiểu và trải nghiệm. Để một lần nữa chúng ta đánh giá đúng vai trị, vị trí của Thạch Lam trong nền văn học dân tộc.