Quà của Chúa có thể không hoàn toàn là một tiểu thuyết huyền thoại, song
các chương đoạn trong tác phẩm dung chứa hàm lượng huyền thoại lớn. Điều này không chỉ thể hiện rõ qua cách đặt tên từng chương (theo các biểu tượng trong Kinh thánh) mà còn khẳng định qua nội dung mỗi chương. Có sự tương đồng đến mức tuyệt đối giữa vấn đề mỗi chương đề cập với tên gọi của nó.
Chương mở đầu tiểu thuyết Quà của Chúa được tác giả đặt tên: Ngày thứ
nhất: Thánh Kinh. Rõ ràng, ấn tượng ban đầu của người đọc khi cầm cuốn tiểu
thuyết này đã được định hình rằng, nội dung tác phẩm sẽ liên quan đến Chúa, đến Kinh thánh và những gì thuộc về thế giới mầu nhiệm, giàu sức tưởng tượng.
Với vị trí là chương mở đầu, khoảng thời gian trong Ngày thứ nhất này kéo dài từ lúc Myszka nửa năm tuổi cho đến lúc bé sáu tuổi. Đó là cả quá trình diễn biến phức tạp với những biểu hiện bất thường mang tính đặc trưng của trẻ bị bệnh đao. Sáu năm Myszka lớn lên là sáu năm gia đình của Ewa và Adam chống chọi với những biến động. Adam lạnh lùng, ruồng bỏ và không một lần quan tâm tới việc chăm sóc Myszka. Anh còn thường xuyên có những trận cãi vã, đổ lỗi bệnh tật do gen di truyền từ phía Ewa. Nhưng ngược lại, Ewa lại tỏ ra là một người mẹ mẫu mực, yêu thương chăm sóc cho con gái hết lòng. Người đọc có thể cảm nhận sáu năm nuôi nấng Myszka của Ewa chỉ trong gần chục trang sách nhưng thực tế với người mẹ, đó là khoảng thời gian kéo dài đằng đẵng kèm theo những mệt mỏi. Ta thường xuyên bắt gặp Ewa trong tình trạng “hai mắt trũng sâu”, đi ngủ vào bảy giờ sáng để thức dạy vào giờ ăn trưa. Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, Myszka lại là đứa trẻ bị bệnh đao với những biểu hiện đỉnh điểm nhất. Không có sự trợ giúp, động viên của người chồng, Ewa một mình phải làm việc bằng hai, luôn sẵn sàng ứng phó với bất cứ hành động nào của con gái. Ở đây, nhà văn đã tập trung vào điểm nhìn của Ewa để người đọc có thể dõi theo diễn biến tâm trạng của người mẹ khi sinh ra đứa con tật nguyền. Chị đã cố gắng tìm hiểu, đọc các loại sách về bệnh đao để có thể nắm bắt được ý nghĩ của con gái, mong có thể dạy cho con những điều cần thiết. Xuất phát từ việc tìm hiểu căn bệnh, Ewa hiểu được đây
là bệnh vô phương cứu chữa và vì thế, chị đã nghĩ đến “phép màu”, chỉ có phép màu mới có thể biến hiện thực trước mắt chị trở nên tươi đẹp hơn. Chỉ có phép màu trong cuốn sách Thánh kinh ngày bé chị đọc mới đem lại cho chị hy vọng. Cuốn Kinh thánh mô tả lại quá trình sáng tạo của Chúa trời. Ngài đã tạo ra tất thảy sự sống trên trái đất này từ ánh sáng, bóng tối, bầu trời, mặt đất… cho đến con người. Nhờ đọc Kinh thánh, Ewa hiểu được rằng: “Tất thảy những gì Chúa tạo ra đều kì diệu và tốt lành. Chính chúng ta, con người, chúng ta đã xử sự xấu đối với chúng”.
Và một điều đặc biệt nữa, Myszka có cảm hứng với những gì liên quan đến Kinh thánh. Thường trẻ bị bệnh đao, đầu óc chậm phát triển, Myszka lên ba mới bắt đầu biết bò, lên bốn mới chập chững bước đi đầu tiên, lên sáu mới có thể tự đi được. Vì vậy, rất khó để có thể dạy em làm việc gì. Ewa muốn dạy con tập nói. Chị đã bắt đầu bằng việc đọc Kinh thánh cho con nghe. Em thường rất chăm chú khi nghe mẹ đọc. Myszka đặc biệt thích những trang đầu của Kinh thánh, miêu tả về việc tạo ra thế giới, vì thế Ewa thường xuyên đọc đi đọc lại mấy trang đầu. Mặc dù cô bé không thể nghe và cũng không thể hiểu được những điều trong Kinh đề cập tới nhưng vẫn tỏ ra rất say mê. Thậm chí, nếu vào giờ quen thuộc mà mẹ chưa đọc Kinh, em còn bò đến gần chiếc bàn nhỏ, trên đó có đặt quyển Thánh kinh, có vẻ như chờ mẹ lại cầm cuốn sách lên tay để đọc.
Đến bản thân Ewa cũng không ngờ Thánh kinh lại có sức mạnh kinh ngạc đến thế, “sức mạnh nhiệm màu”. Nhờ đọc Kinh, Myszka đã bắt đầu bập bẹ nói được tiếng đầu tiên. Lạ thay, tiếng đó không phải là bà, là ba giống như những đứa trẻ khác mà lại là “Chuua”, giống như là Chúa vậy. Điều phi thường tưởng chừng không thể làm được đã xảy ra, Ewa đã dạy được cho con gái biết nói, mặc dù chưa tròn tiếng nhưng dù sao, con gái tội nghiệp của chị đã có thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩ của mình. Từ đó, Ewa dần hiểu thêm về con. Chị có thể cảm nhận được Myszka đang nói đến người cha mỗi khi em nói “Ta! Ô”, hay em khao khát muốn nhảy để quên đi hết ưu phiền của cuộc sống khi nói: “Maa, taaaa…!”. Đó là niềm vui rất lớn đối với Ewa.
Với cách dẫn dắt khôn khéo, Dorota Terakowska đã đưa người đọc bước vào thế giới của tiểu thuyết. Từ chương đầu tiên, độc giả có thể cảm nhận được màu sắc bàng bạc của huyền thoại bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. “Thánh Kinh” mở đầu cho tiểu thuyết “Quà của Chúa” chắc chắn không đơn giản là sự vô tình. Rõ ràng, ở đây, nhà văn đã lồng ghép câu chuyện hiện đại về một gia đình có đứa trẻ bị bệnh đao trên nền chất liệu của huyền thoại. Hiện thực đau buồn mà người mẹ phải gánh chịu ấy đã được xoa dịu phần nào khi phủ thêm vào đó là sắc màu huyền nhiệm của Thánh Kinh. Nhờ đọc Kinh Thánh cho Myszka, cô bé đã bắt đầu biết nói những tiếng đầu tiên, biểu đạt suy nghĩ của mình để từ đó người mẹ có thể hiểu và yêu thương con nhiều hơn nữa.
Chương thứ năm của tiểu thuyết có tên: Ngày thứ ba: Đất. Trong chuỗi sáng tạo của Chúa theo Kinh Thánh, Ngài cũng sáng tạo ra đất vào ngày thứ ba:
Thiên Chúa phán: “Ðất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống. Liền có như vậy”. Ðất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba.
Trong chương này, nhà văn không dùng điểm nhìn của Myszka để quan sát sự hình thành của đất sau sự tiếp nối của Nước giống như ở chương bốn mà bắt đầu bằng điểm nhìn của Adam. Dorota Terakowska đi sâu vào những diễn biến tâm trạng của người chồng, người cha Adam. Trong phút suy tư một mình, Adam chỉ nhìn thấy trong Myszka sự đổ vỡ tất cả mọi toan tính, mọi tham vọng, mọi ước mơ. Anh cảm thấy nuối tiếc. Anh tiếc vì mình đã không thuyết phục nổi Ewa bỏ lại Myszka để bắt đầu lại từ đầu một cách hoàn hảo như đã dự tính. Cái khoảng cách ngày càng lớn giữa Adam với hai mẹ con khiến anh mệt mỏi. Không đủ kiên nhẫn để chịu đựng thêm một giây một phút nào nữa, anh muốm tìm một lý do nào hợp lý để giải thoát cho mình. Càng dao động anh càng căm ghét số phận. Bản thân anh không hiểu sao Chúa lại có ý định trao một đứa bé tật nguyền vào cuộc sống gia
đình đang đẹp như mơ của anh. Cuộc sống sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu không có sự tồn tại của Myszka trong ngôi nhà này. Anh đã nghĩ như vậy.
Chăm chú quan sát hoạt động của Ewa và con gái qua cánh cửa, Adam hiểu được những cố gắng của vợ, và anh cũng có thể hiểu những điều con gái muốn nói, muốn thể hiện dù không thường xuyên gần gũi con. Càng thấy sự vụng về, cố gắng vô vọng trong hành động của con gái, Adam càng sợ hãi khi nghĩ đến việc dẫn con gái đi chơi tại một nơi nào đó. Những cảm giác lẫn lộn đan xen trong ý nghĩ của Adam, trong đó có cả tức bực, bối rối và khâm phục Ewa khi vợ anh mặc quần áo cho con và dắt con đi dạo chơi.
Đây cũng là chương diễn tả sự phức tạp trong con người Adam. Mặc dù bề ngoài anh tỏ ra cứng rắn, lạnh lùng, không để ý tới hai mẹ con, nhưng thực tế, Adam thường quan sát hai mẹ con rất kỹ, đi theo sau Ewa và Myszka, thuê bác sĩ riêng để theo dõi bệnh tình của con gái… Trong anh luôn có sự giằng xé nội tâm, một bên là tình phụ tử thôi thúc anh luôn để tâm chú ý đến con, một bên thường xuyên có ý nghĩ nhất định ruồng bỏ con gái chỉ vì sợ ánh mắt thương hại của thiên hạ. Chính điều này làm Adam đau đầu vì chưa tìm ra một hướng giải quyết rõ ràng. Adam vẫn nghĩ rằng con gái bị bệnh đao của mình không thể hiểu được những gì đang diễn ra trong đầu anh. Nhưng thực tế, Myszka vẫn biết bố thường xuyên đứng nấp trong bóng của bộ kệ đặt các chậu hoa và quan sát hành động của hai mẹ con. Lúc nào em cũng khao khát có thể nói với bố: “Cooo tee… maari…”, rồi nhảy cho bố xem. Bởi em tin rằng, vũ điệu có thể thể hiện tất cả những gì lời nói không diễn đạt nổi. Trong đầu óc của đứa trẻ bị bệnh đao ấy ẩn chứa những ước muốn giản dị như bao đứa trẻ bình thường, cũng muốn được bố yêu thương như ai, chỉ có điều bệnh tật đã kìm hãm khả năng thể hiện của em.
Những điều bất hạnh dưới nhà làm em buồn bao nhiêu thì phòng áp mái lại bù đắp niềm vui cho em bấy nhiêu. Myszka vẫn tiếp tục giấc mơ của mình, leo lên phòng áp mái và quan sát sự sáng tạo của Chúa sau tấm màn đen vĩ đại:
“… lần này nước có màu xanh xám và sóng của nước vỗ vào đất cằn hiện ra từ sau những màn tối. Đất màu nâu xám, trần trụi và yếu ớt trong cái trần trụi
này… bé nghe thấy tiếng thở sâu của đất và bé nhìn thấy những hòn đất nâu to nhỏ chuyển động với tiếng sột soạt nhỏ nhẹ, ngân nga. Đó là một cái gì đó hết sức lạ lùng: đỏ và rực rỡ đến nỗi nhức cả mắt. Nó ló ra từ mặt đất, mỗi lúc càng nhanh, càng cao… Cái đó mềm mại, nhiều lông tơ và thân quen đến lạ lùng… Đó là cỏ!”[18;113].
Đoạn văn miêu tả một cách tinh tế từng chuyển động nhẹ nhàng của sự vật. Người đọc có cảm giác Dorota Terakowska đã hóa thân vào Myszka say sưa quan sát, dùng đôi mắt hồn nhiên của một đứa trẻ để miêu tả sự diễn biến của đất, của cỏ. Em cùng Ngài sáng tạo nên biển cỏ mênh mông xanh thắm, cuồn cuộn nổi sóng trong gió. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Myszka thấy được sự hình thành của đất, của cỏ kỳ diệu đến vậy. Giống như trong Kinh thánh, Chúa sáng tạo ra đất, đất sinh ra thảo mộc, hoa trái. Sau khi có đất có cỏ, Myszka quan sát thấy trên vạt cỏ tự nhiên xuất hiện những bông hoa, cùng với đó là tiếng kêu răng rắc, xuất hiện những thân cây to, cành lá sum suê tạo nên những tán cây phi thường. Ngày thứ ba chính là chuỗi ngày sáng tạo ra đất, ra cỏ, ra cây trái và cành lá. Vì vậy, Dorota Terakowska đặt tên chương là: Ngày thứ ba: Đất.
Lồng ghép đan xen giữa hiện thực và huyền ảo để làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm là cách nhiều tiểu thuyết gia hiện đại thể hiện trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có cách viết sáng tạo riêng. Dorota Terakowska đã đan cài câu chuyện sáng tạo của Chúa từ Kinh thánh vào một câu chuyện có thật xảy ra trong gia đình em bé bị bệnh đao – Myszka. Mọi sáng tạo của Chúa đều được quan sát từ góc nhìn của một em bé tật nguyền. Nhờ vậy, cảnh vật hiện lên tự nhiên, sinh động như nó vốn có.
Trong khoảng thời gian cuối cùng Myszka còn có thể ở lại cuộc đời, Chúa Trời đã cho bố mẹ cô bé thấy cây táo. Và chương này cũng được đặt tên theo nội dung đó: Ngày thứ bảy: Cây.
Triền miên trong suy nghĩ của người mẹ, Ewa đang lo lắng cho tương lai đứa con gái bé bỏng. Không biết điều gì sẽ xảy ra với con mình nếu như chị có mệnh hệ gì? Suy cho cùng, sâu thẳm trái tim người mẹ ấy vẫn là tình thương yêu
con da diết. Có nuôi con lớn từng ngày chị mới hiểu, những đứa trẻ gặp trường hợp bất hạnh như Myszka cần phải được yêu thương nhiều hơn những đứa trẻ bình thường khác. Chị luôn muốn bảo vệ con, muốn tự tay chăm sóc con và không muốn giao nó cho bất cứ tổ chức nào. Bởi Myszka cần chị hơn ai hết, chỉ có chị mới hiểu con muốn gì, lắng nghe những tiếng bập bẹ phát ra chậm rãi ở con.
Ngày hôm nay, cái ngày thứ bảy cuối cùng để chuẩn bị bước sang ngày thứ tám, kết thúc tám năm sống trên đời của Myszka, mẹ em đã phát hiện ra trong vườn trước nhà có một cái cây. Cái cây này dường như chỉ mới xuất hiện trong đêm qua. Ewa đã thét lên trong sự sung sướng, vì sau bao nhiêu năm chị đã không để ý đến mọi thứ xung quanh ngoài Myszka:
- Cây táo… Myszka ơi, cây táo! Cây táo thật trăm phần trăm! Chỉ qua một đêm thôi thì cây táo không thể lớn nhanh được như thế này! Myszka, con thấy không? Cây táo có biết bao là quả…[18;339]
Có một điều gì đã xảy ra ở đây, Ewa ngỡ ngàng vì chính tay chị được sờ vào thân sần sùi của cây táo thực. Myszka đã đưa cho Ewa ăn quả táo và mọi thứ trong mắt chị đã thay đổi hẳn. Những suy nghĩ tiêu cực thường ngày về bệnh tình của con gái, lo lắng cho tương lai của con trong chị hoàn toàn tan biến. Thay vào đó, chị cảm thấy yêu đời, thấy cuộc sống của mình như được tái sinh lần nữa. Trái táo như có phép màu nhiệm, đem lại niềm vui, niềm hy vọng trong Ewa. Ngay cả Adam cũng bất ngờ vì chưa bao giờ anh thấy cây táo này xuất hiện trong vườn nhà, dù ngày nào anh cũng đi qua vườn rồi vào nhà.
Nhờ có cây táo, lần đầu tiên trong suốt tám năm, Myszka mới thấy mẹ cười rạng rỡ, sung sướng đến vậy: “Mẹ sung sướng là một người tuyệt vời mà lâu nay Myszka không bắt gặp. Mẹ sung sướng giống ông mặt trời trong cuốn truyện cổ tích, phi thường và vui nhộn, tỏa ra những tia nắng, bay đến với con người, có thể nắm được vào tay”.[18;343]
Ewa, Adam đều thắc mắc không biết cái cây ở đâu bỗng dưng xuất hiện. Nhưng Myszka biết đó là do Ngài tạo ra. Chính Ngài đã ban tặng cây táo đó cho mẹ của Myszka để em có thể quan sát được nụ cười tuyệt vời của mẹ và cảm nhận
mẹ đã rất hạnh phúc vì có em trên đời. Cây táo này không phải là cây táo màu nhiệm, nó chỉ đơn giản là tặng phẩm Ngài dành cho Ewa.
Cây táo thần là cây táo có thể giúp Adam và Ewa trong khu vườn huyền diệu ra khỏi vườn, trở thành những con người bình thường. Họ chỉ cần ăn quả táo ở cây táo thần là có thể bị đuổi ra khỏi vườn. Còn Myszka, em không muốn mình bị đuổi ra khỏi vườn. Vì vườn mang lại cho em những điều ở dưới nhà em không bao giờ có được. Khác với cuộc sống thực tại, Myszka phải khoác một thân hình nặng nề, bị giam trong nhà vì mẹ sợ mang em đi ra chỗ đông người, ở dưới đó trẻ con không thích Myszka. Ngược lại, ở đây, trong khu vườn của Chúa, em có thể thoải mái nhảy múa, thực hiện các động tác xoay tròn nhẹ nhàng, thoải mái. Khi hiểu ra điều này cũng là lúc ngày thứ bảy kết thúc. Rắn, cây táo trong vườn đã nói cho em