B. NỘI DUNG
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm của nguồn nhân lực
1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay
Nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La có số lượng không ngừng tăng lên và đã có một bộ phận đạt chất lượng cao.
Số lượng nguồn nhân lực khá dồi dào là một điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung, và ở tỉnh Sơn La nói riêng (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2.: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Đơn vị: Nghìn người
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 649,01 683,96 710,89 726,80 734,74 Phân theo giới tính
Nam 322,07 344,73 353,78 362,80 363,72 Nữ 326,94 339,23 357,11 364,00 371,02 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 89,21 96,68 100,14 96,10 94,63 Nông thôn 559,80 587,28 610,75 630,70 640,11
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014 [61, tr.35].
Để có được kết quả này là do tỉnh những năm gần đây đã chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Nếu như trước đây, tỉnh Sơn La với đặc thù là tỉnh miền núi với đa dạng các dân tộc, 12 dân tộc anh em nên sự đa dạng ngôn ngữ dẫn tới việc giáo dục – đào tạo gặp rất nhiều khó khăn do các dân tộc thiểu số chưa biết nói tiếng phổ thông. Nhờ công tác giáo dục như mở lớp học tới tận bản làng , ở những nơi vùng sâu vùng xa, đào tạo những người ưu tú của các dân tộc thiểu số rồi chính họ lạ dạy lại cho đồng bào của mình... nhờ đó mà các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, những thanh niên hư hỏng nay trở lại tích cực tham gia lao động, sản xuất. Một bộ phận xuất sắc được cử đi đào nâng cao trình độ học vấn và ý thức chính trị...
Lực lượng lao động tỉnh đang làm việc được phân theo loại hình kinh tế và giữa thành thị với nông thôn trong tỉnh còn có sự chênh lệch đáng kể
(xem bảng 1.3. bảng 1.4.).
Bảng: 1.3.: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo loại hình kinh tế Đơn vị: Nghìn người Năm Tổng số Chia ra Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2010 644,68 53,45 591,10 0,13 2011 681,84 58,10 623,61 0,13 2012 708,27 53,77 653,96 0,54 2013 722,65 53,20 669,45 0,0 2014 730,29 58,51 671,78 0,0
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014 [61,tr.36].
Đây không chỉ là tình trạng đang diễn ra ở tỉnh Sơn La mà diễn ra trong cả nước. Do ở thành phố tất cả các điều kiện về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục,
dịch vụ... phát triển hơn vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Dân cư tập trung đông và đặc biệt những người đi học ở lại thành phố công tác hay lại đến những thị trấn có sự phát triển hơn so với quê hương mình để làm việc định cư chiếm số lượng lớn. đây cũng là bài toán nan giải với các cấp chính quyển.
Bảng 1.4.: lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị: Nghìn người Năm Tổng số Chia ra Thành thị Nông thôn 2010 644,68 87,03 557,65 2011 681,84 94,17 587,67 2012 708,27 98,38 609,89 2013 722,65 94,06 628,59 2014 730,29 92,76 637,53
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014 [61, tr.37]
Số liệu thống kê ở Bảng 1.4. cho thấy, lao động của tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị và nông thôn và trong các loại hình kinh tế. Từ đó tạo ra thách thức rất lớn cho việc điều chỉnh về quy mô, cơ cấu, đặc biệt là việc phân bố nguồn lực trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng hợp lý. Việc tìm ra những giải pháp khắc phục những thách thức này là chìa khóa để phát huy có hiệu quả nguồn lực ở Sơn La hiện nay.
Là một tỉnh đất rộng người đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao; thể hiện ở năng suất lao động, nhất là trong nông nghiệp còn thấp, trình độ tay nghề còn kém. Nguồn lao động đã qua đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của tỉnh và có sự phân bố không đồng đều giữa thành thị và
nông thôn. Tỉnh có lao động đã qua đào tạo năm 2011 đạt 11,38%, năm 2012 đạt 12,27 %, năm 2013 đạt 12,00%, năm 2014 đạt 12,80% dân số.
Lao động chưa qua đào tạo và chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng cao.
Mặc dù tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác giáo dục đào tạo nên đã có được một bộ phận nguồn nhân lực đạt chất lượng cao. Nhưng nhìn chung toàn tỉnh so với tình hình kinh tế trong tỉnh và với mặt bằng chung trong cả nước thì tỉnh Sơn La còn thiếu nguôn nhân lực chất lượng cao nên không tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp là 0,65%, năm 2012 là 0,40%, năm 2013 là 0,48%, năm 2014 là 0,25% dân số.
Do đó, công tác xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trở thành yêu cầu cấp thiết.
Tiểu kết: Như vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, kiện toàn về số
lượng, nâng cao về chất lượng, đặc biệt là hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đã và đang là những yêu cầu lớn đặt ra đối với việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta. Nhưng tại mỗi địa phương, đơn vị trong cả nước do những điều kiện đặc thù riêng của mình mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các quá trình kinh tế - xã hội kể trên đối với mỗi địa phương, đơn vị có khác nhau nên những yêu cầu đặt ra cũng như chọn giải pháp khắc phục đồng thời cũng là qua đó để phát huy có hiệu quả tốt nhất nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương, đơn vị mình cũng có khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải có nhận thức và đánh giá đúng đắn tình hình đặc điểm, cũng như những ưu điểm và nhược điểm nguồn nhân lực tại mỗi địa phương để tìm kiếm giải pháp phát triển cho phù hợp. Bởi nếu việc nhận thức cũng
như đề xuất các giải pháp thực hiện sai lầm thì không những không phát huy hiệu quả đối với nguồn nhân lực hiện có của địa phương mà còn tạo ra sự kìm hãm trong sự phát triển cũng như việc phát huy nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở chính địa phương đó.
Tóm lại, trong bất cứ thời đại nào nguồn lực con người vẫn là nguồn lực của mọi nguồn lực. Điều kiện đất nước ta hiện nay lại càng chứng minh vai trò của nguồn lực con người và sự cần thiết phải phát huy nguồn lực con người. Dưới tác động của cơ chế kinh tế mới - kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra những thách thức và nếu không có lập trường vững vàng rất dễ bị đánh mất mình... Hơn nữa, do chưa có biện pháp thích đáng trong bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực làm cho tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta xảy ra rất trầm trọng, hàng năm lực lượng lao động có trình độ cao tiếp tục sang các nước học và định cư, lực lượng lao động trong nước thì bị kìm hãm nhiều khi không phát triển được. Tỉnh Sơn La đang có những vấn đề nóng bỏng liên quan trực tiếp đến cách thức, biện pháp sử dụng, đãi ngộ, phát huy nguồn lực con người.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH SƠN LA THỜI GIAN TỚI