Kết luận Chƣơng 1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 38)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.7. Kết luận Chƣơng 1:

Trong Chương 1, đề tài đã trình bày: Cơ sở lý luận chung về một số khái niệm cơ bản; Cơ sở lý luận của hoạt động nghiên cứu khoa học trong đó có bàn về đặc điểm của công tác quản lý KH&CN cấp huyện và hoạt động nghiên cứu khoa học cấp huyện; Chính sách tài chính cho R&D; Chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN; Đặc điểm chung của hoạt động KH&CN xét từ giác độ tài chính; Mối quan hệ của chính sách tài chính và hoạt động KH&CN.

Những nội dung này chính là luận cứ lý thuyết quan trọng để chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá cũng như tìm ra những yếu tố cản trở của việc thực hiện chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

- Về đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học theo UNESCO: hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm Nghiên cứu cơ bản, Nghiên cứu ứng dụng và Nghiên cứu triển khai. Hoạt động nghiên cứu khoa học có các đặc điểm chính đó là tính mới của vấn đề nghiên cứu, tính tin cậy của kết quả nghiên cứu, tính thông tin của sản phẩm, tính khách quan của phương pháp và kết quả nghiên cứu, tính rủi ro trong quá trình nghiên cứu, tính kế thừa các kết quả đã nghiên cứu trước đó, tính cá nhân của người chủ trì, người phụ trách những phần công việc được phân công và tính phi kinh tế trong lao động nghiên cứu khoa học và khấu hao thiết bị chuyên dụng.

- Về đặc điểm của công tác quản lý KH&CN cấp cơ sở: Quản lý KH&CN ở cấp cơ sở không có nghĩa là trực tiếp thực hiện các nghiên cứu hay triển khai. Quản lý KH&CN có nhiệm vụ quản lý các tổ chức hoạt động KH&CN thông qua bằng việc thực hiện các chính sách KH&CN đối với họ. Đối tượng của hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện là con người hoạt động riêng lẻ hay hoạt động trong một tổ chức, một nhóm, trực tiếp hay gián tiếp thực hiện các hoạt động KH&CN. Tiềm lực KH&CN bao gồm: nhân lực KH&CN, mạng lưới tổ chức

các cơ quan KH&CN, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN, tài chính cho KH&CN, thông tin KH&CN, hợp tác quốc tế về KH&CN.

- Về đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: hoạt động nghiên cứu khoa học cấp huyện chủ yếu là nghiên cứu lai tạo các giống cây con, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), xây dựng các mô hình mới chủ yếu trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu có thể từ nội tại hay hợp tác với các tổ chức bên ngoài. Nguồn kinh phí thực hiện được đa dạng hóa và có sự đối ứng vốn từ phía tỉnh – huyện hoặc sự góp vốn của doanh nghiệp, tư nhân.

- Về đặc điểm của chính sách tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học: mọi hoạt động trong R&D đều sử dụng vốn nghiên cứu và không mang lại lợi nhuận tức thời; Sản phẩm R&D có thể định được giá thành sau nghiên cứu, nhưng không thể định được giá cả mua bán trên thị trường; Sản phẩm R&D không thể tính toán được lợi nhuận; Thiết bị khoa học có tốc độ hao mòn vô hình vượt xa tốc độ hao mòn hữu hình; Lao động trong lĩnh vực R&D không thể định mức. Trong hoạt động này không xét đến chính sách thuế, chính sách lợi nhuận, nhưng phải có chính sách ưu đãi về tạo nguồn vốn (được hiểu là nguồn kinh phí) cho nghiên cứu, chính sách ưu đãi về “giá cả”, khấu hao và thu nhập.

- Về đặc điểm của chính sách tài chính trong khâu “Phát triển công nghệ” theo quan niệm của UNESCO và Luật KH&CN: có sự khác nhau cơ bản:

+ Theo UNESCO: Toàn bộ khâu “Phát triển công nghệ”, bao gồm “mở rộng công nghệ“ và “nâng cấp công nghệ” đều không được sử dụng kinh phí nghiên cứu, mà phải sử dụng vốn sản xuất, vốn vay hoặc vốn đầu tư mạo hiểm. Nó phải nộp thuế như đối với sản xuất.

+ Theo Luật KH&CN: khâu “Phát triển công nghệ”có đặc điểm thương tự như khâu “Triển khai” của UNESCO, sử dụng vốn nghiên cứu và hoàn toàn miễn thuế. Khâu “Phát triển công nghệ” xét theo quan niệm của UNESCO thì trong Luật KH&CN hoàn toàn bị bỏ qua, không được đề cập đến.

CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI ỨNG 50/50 GIỮA TỈNH VÀ HUYỆN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Chính sách tài chính đối với lĩnh vực khoa học & công nghệ ở Việt Nam thời gian qua:

“Phát triển khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đầu tư cho KH&CN có tác dụng lan tỏa tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, vì thế rất được coi trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, để tăng cường đầu tư phát triển KH&CN, tạo động lực và nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển KH&CN trong những năm qua đã được hoàn thiện và bổ sung trên nhiều phương diện. Đến nay, hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển KH&CN được ban hành và thực thi như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ cao.

Trong các chính sách để thúc đẩy sự phát triển KH&CN, hệ thống chính sách tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời gian qua, cùng với việc hoàn thiện các cơ chế chính sách chung về phát triển KH&CN, các chính sách tài chính để thúc đẩy đầu tư và tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính cho KH&CN cũng liên tục được đổi mới. Nguồn lực tài chính đầu tư cho KH&CN được tăng cường, đặc biệt là nguồn từ ngân sách nhà nước (NSNN).

Từ nhiều bài học của các nước có hoàn cảnh tương đồng như Việt Nam trước đây như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…, sau 30 năm đầu tư phát triển KH&CN họ đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về sự phát triển. Với tầm quan trọng của KH&CN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đầu tư cho KH&CN là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho lĩnh vực KH&CN là một trong những lĩnh

vực nhận được sự ưu tiên cao của NSNN. Nguồn NSNN dành cho KH&CN đã đạt tỷ lệ 2% tổng chi NSNN hàng năm theo mục tiêu đề ra.

Đặc biệt, cùng với sự mở rộng chung về quy mô tổng chi NSNN, chi NSNN cho KH&CN đã liên tục được mở rộng, bình quân giai đoạn 2006- 2011 tăng khoảng 19% mỗi năm. Tổng chi NSNN cho KH&CN tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 5 năm 2006-2010 và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong hai năm 2011-2012. Năm 2011, quy mô chi NSNN cho KH&CN tăng khoảng 2,45 lần so với quy mô chi năm 2006.

So với GDP thì tổng chi NSNN cho KH&CN của Việt Nam những năm gần đây ở mức xung quanh 0,6%. Đây là mức không thấp hơn quá nhiều so với mức chi ngân sách chính phủ các nước cho KH&CN, ví dụ Nhật Bản là 0,64% GDP (2008), Mỹ là 0,75% GDP (2008), Hàn Quốc là 0,8% GDP (2007), thậm chí so với một số nước còn cao hơn (Trung Quốc, năm 2007 đầu tư chính phủ cho KH&CN chỉ là 0,36% GDP). Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn trong cơ cấu đầu tư cho KH&CN giữa khu vực công và khu vực tư của Việt Nam so với các quốc gia khác là một tỷ trọng lớn đầu tư cho KH&CN. Ở các nước phát triển, tỷ trọng đầu tư cho KH&CN của NSNN và xã hội khoảng từ 1:3 đến 1:5. Ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn NSNN nên tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước. Trong tổng mức đầu tư cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam, đầu tư của NSNN chiếm khoảng 65-70% tổng đầu tư toàn xã hội cho hoạt động KH&CN. Cơ cấu đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam đang ngược lại so với thế giới. Thực tế này cho thấy để tăng cường nguồn lực đầu tư cho KH&CN, Việt Nam cần phải có những khuyến khích đầu tư của xã hội và đặc biệt là từ các doanh nghiệp cho KH&CN, không chỉ dựa chủ yếu vào NSNN như thời gian qua, nhất là trong bối cảnh quy mô tổng chi NSNN so với GDP khó có thể được mở rộng hơn so mức những năm qua trong bối cảnh Việt Nam đang có chủ trương giảm dần mức độ động viên NSNN cùng với việc giảm bội chi NSNN để đảm bảo an ninh tài khóa trong trung và dài hạn.

chính sách ưu đãi về tài chính (bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai...) để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động KH&CN đã được ban hành và tổ chức thực hiện như các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và về thuế nhập khẩu. Đầu tư vào KH&CN đang là lĩnh vực nhận được sự đối xử ưu đãi về thuế cao nhất trong hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 về việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, từng bước chuyển cơ chế quản lý hành chính sang cơ chế quản lý gắn với hiệu quả, kết quả nghiên cứu. Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ dưới các hình thức như cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn (Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 5/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2008, Quốc hội cũng đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó đã đưa vào quy định cho phép doanh nghiệp được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế hàng năm để thành lập Quỹ phát triển KH&CN” [21]. Luật KH&CN năm 2013 cũng quy định doanh nghiệp và nhà nước phải trích đến 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ phát triển KH&CN, khuyến khích các thành phần kinh tế khác trích lập quỹ phát triển KH&CN.

2.2. Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2006 đến năm 2014. địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2006 đến năm 2014.

Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2001- 2005 về việc thực hiện Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và Nghị quyết 13- NQ/TU của Tỉnh uỷ Đồng Nai về Giáo dục - Đào tạo, Khoa học và Công nghệ; quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2005-2010), Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2010-2015), Nghị quyết 62/2006/NQ-HĐND ngày 03/5/2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng 5 năm 2006-2010; Nghị quyết số 20-

NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Văn bản số 2182/UBND-PPLT ngày 06/4/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chấp thuận chủ trương hỗ trợ tài chính thực hiện đề tài, dự án cấp cơ sở. Trên cơ sở đó mà nhận thức của các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các doanh nghiệp của địa phương về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ tiếp tục được phát huy cao hơn. Các cấp, các ngành, doanh nghiệp của địa phương cũng đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động về KH&CN. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN ở cơ sở đã được đổi mới mạnh hơn về cơ chế quản lý, có bước phát triển cả về hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, đã góp phần tác động vào việc nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa chủ yếu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhất là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại cơ sở.

2.2.1. Số lượng đề tài/dự án cấp cơ sở giai đoạn trước 2006 và từ 2006 đến 2014: 2006 đến 2014:

Trước những năm 2006, khi tỉnh Đồng Nai chưa có chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học theo cơ chế 50% kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh, 50% kinh phí sự nghiệp khoa học của huyện/thị/thành phố tự cân đối thì không có một đề tài/dự án cấp cơ sở nào được tổ chức triển khai. Hoạt động KH&CN cấp cơ sở trong thời gian này chủ yếu là công tác QLNN về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, thông tin KH&CN, công tác thanh tra hàng hóa lưu thông trên địa bàn, đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ quản lý KH&CN và hoạt động nghiên cứu khoa học hoàn toàn bị bỏ quên. Số lượng đề tài/dự án cấp cơ sở giai đoạn trước năm 2006 được thể hiện ở Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Số lƣợng đề tài/dự án cấp cơ sở giai đoạn trƣớc năm 2006 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng đề tài/dự án đề xuất 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai từ năm 2000-2005)

Từ năm 2006 đến nay, khi tỉnh Đồng Nai mạnh dạng xây dựng chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học theo cơ chế 50% kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh, 50% kinh phí sự nghiệp khoa học của huyện/thị/thành phố tự cân đối và đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng triệt để xóa bỏ cơ chế xin cho, mời lãnh đạo của các huyện/thị, ngành, các cấp, các tổ chức KH&CN liên quan làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn KH&CN xác định danh mục đề tài, dự án cấp cơ sở, xác định cụ thể hơn đơn vị tiếp nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sau khi đề tài, dự án được tổng kết, nghiệm thu từ đó đã thu hút được nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài/dự án. Số lượng đề tài/dự án cấp cơ sở giai đoạn 2006-2014 được thể hiện ở Bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Số lƣợng đề tài/dự án cấp cơ sở giai đoạn 2006-2014

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng Số lượng đề tài/dự án đề xuất 1 1 0 4 4 3 1 6 11 31

(Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai từ năm 2006-2014)

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cho thấy số lượng đề tài/dự án cấp cơ sở giai đoạn 2006-2014 chỉ có 31 đề tài/dự án, là con số khiêm tốn so với số lượng đề tài/dự án cấp ngành (được triển khai từ năm 2008 đến 2014) là 76 và đề tài/dự án cấp tỉnh (từ 2006 đến 2014) là 169. Sự chênh lệch này được thể hiện rõ ở Bảng 2.3 và Biểu đồ 1:

Bảng 2.3: Số lƣợng đề tài/dự án cấp cơ sở, ngành và tỉnh giai đoạn 2006-2014 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng Đề tài/dự án cấp cơ sở 01 01 0 04 04 03 01 06 11 31 Đề tài/dự án cấp ngành 0 0 0 11 08 20 13 11 13 76 Đề tài/dự án cấp tỉnh 17 14 19 26 15 15 19 29 15 169 (Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai từ năm 2006-2014)

0 5 10 15 20 25 30 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Đề tài/dự án cấp cơ sở Đề tài/dự án cấp ngành Đề tài/dự án cấp tỉnh

Biểu đồ 1: Số lƣợng đề tài/dự án cấp cơ sở, ngành và tỉnh giai đoạn 2006-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)