2.3.6 Bảo dưỡng cấp cao (80.000÷100.000km)
Bảo dưỡng cấp 5 tiến hành khi xe đã đi được 80.000÷100.000km hoặc sau 4 đến 5 năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước, khi đó tiến hành thay thế các linh kiện xuống cấp. Đồng thời cũng áp dụng khi bảo dưỡng xe ô tô cũ ở mốc 4 đến 5 năm hay 9 đến 10 năm. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 5 ô tô bao gồm:
Các hạng mục bảo dưỡng như cấp 4.
Kiểm tra, thay đai truyền động trục cam nếu đã xuống cấp: Thay thế định kỳ sau mỗi 100.000km. Dây đai cam giúp kết nối bánh đà trục cam và trục khuỷu để tạo
nên sự chuyển động đồng bộ và ăn khớp với nhau. Sau thời gian dài làm việc, dây đai cam thường bị mòn, rạn nứt, do đó cần thay thế định kỳ.
Kiểm tra các dây đai trên động cơ, thay thế nếu đã xuống cấp: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 100.000km (thay thế nếu cần). Dây đai truyền động giúp động cơ dẫn động cho hệ thống điều hoà, bơm két nước, bơm trợ lực lái, máy phát điện. Sau thời gian dài làm việc, dây đai dễ bị mòn, nứt,… do đó cần kiểm tra định kỳ để thay thế kịp thời khi bị xuống cấp.
Hình 2.48 Kiểm tra dây đai truyền động
Quy trình thay thế dây đai truyền động:
Bước 1: Tắt máy xe và mở khoang động cơ.
Bước 2: Tháo tăng đưa dây đai, tiến hành tháo dây ở máy nén lạnh, tháo lỏng đai ốc và tháo dây ra khỏi pu-ly.
Bước 3: Thay dây mới luồng qua phần trống của quạt và gắn vào trong khi cân chỉnh các rãnh của nó với pu-ly máy phát và pu-ly cốt máy.
Lưu ý: khi thay nên đánh dấu lại vấu cam, vì trong quá trình thay có thể va chạm trục cam làm lệch thứ tự thì nổ.
Vệ sinh bướm ga: Vệ sinh định kỳ sau 100.000km, theo thời gian dài hoạt động bướm ga có thể đóng cặn đây là một sản phẩm tự nhiên trong buồng đốt động cơ. Điều này có thể làm cho chế độ cầm chừng của động cơ thấp, không ổn định hoặc khó khởi động do đó cần vệ sinh định kỳ.
Hình 2.49 Quá trình vệ sinh bướm ga
Quy trình vệ sinh bướm ga:
Bước 1: Tháo cọc bình ắc-quy.
Tháo cọc âm (-) ắc-quy và dùng khăn quấn cọc lại.
Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp. Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga.
Hầu hết kết nối này được giữ cố định bởi một kẹp ống. Bước 4: Làm sạch bướm ga.
Sử dụng dung dịch vệ sinh bướm ga có trên thị trường.
Phun chất làm sạch bướm ga xung quanh thân bướm ga, để cho chất làm sạch ngấm trong một hoặc hai phút bên ngoài. Sau đó xịt chất làm sạch lên khăn và làm sạch bên trong thân bướm. Bắt đầu lau phần vỏ bên trong và bên ngoài bướm ga tỉ mỉ và cẩn thận đủ mạnh để loại bỏ lượng carbon
Sau khi làm sạch vỏ bướm ga bạn kiểm tra lưỡi ga bên trong và làm sạch các cạnh của nó. Nếu khăn khô hoặc có nhiều carbon tích tụ thì bạn nên tiếp tục phun chất làm sạch vào khăn để thực hiện lau bướm ga.
Bước 5: Kiểm tra và làm sạch van điều tiết.
Tháo van điều tiết và làm sạch vỏ bên trong giống như cách làm sạch thân bướm ga và sau đó lắp lại van điều khiển ga khi lau chùi.
Bước 6: Kiểm tra các cạnh của thân bướm ga có bị ăn mòn hoặc tích tụ carbon không. Trường hợp cánh bướm ga bị nứt, rỗ hoặc hư hỏng thì báo khách hàng nên thay mới.
Bước 7: Lắp đặt lại các thành phần bạn tháo ra theo thứ tự đảo ngược, sau đó tiến hành nổ máy và kiểm tra lại.
Lưu ý nên gắn ống hút khí vào bướm ga và thắt chặt, gắn vỏ bảo vệ bộ lọc khí và kết nối với dây cáp pin, đồng thời gắn bộ cảm biến lưu lượng không khí một cách chắc chắn.
Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải: Van điều khiển không tải giúp điều khiển tốc độ động cơ ở chế độ không tải. Sau thời gian dài làm việc, đôi khi van sẽ bị sai lệch nên cần kiểm tra và điều chỉnh lại.
Vệ sinh cổ hút và van ERG (van tuần hoàn khí thải): Trong quá trình hoạt động van ERG có nhiệm vụ chính là đưa một phần khí thải trở lại buồng đốt để làm giảm lượng khí NOx ra ngoài môi trường. Vì vậy, sau thời gian sử dụng van EGR và cổ hút xuất hiện tình trạng kẹt do bị đóng cặn carbon, muội than nếu không được khắc phục có thể gây hư hỏng động cơ và ảnh hưởng tới bộ phận liên quan.
Hình 2.50 Quá trình vệ sinh cặn carbon trên đường ống nạp và trên van ERG
Quy trình vệ sinh đường ống nạp:
Bước 1: Tháo cọc bình ắc-quy.
Tháo cọc âm (-) bình ắc-quy và dùng khăn quắn cọc lại.
Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp . Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga.
Hầu hết kết nối này được giữ cố định cố định bởi một kẹp ống. Bước 4: Tháo bướn ga.
Tháo giắt cảm biến vị trí bướm ga, tháo các bu-lông giữ thân bướm ga. Bước 5: Tiên hành tháo đường ống nạp (cổ góp).
Tháo ống thông hơi nhiên liệu.
Tháo giắt cảm biến áp suất khí nạp MAP.
Bước 6: Tiến hành vệ sinh bằng dung dịch, đồng thời dùng dụng cụ để cạo các lớp cặn carbon bám trên đường ống.
Bước 7: Lắp đặt lại các thành phần tháo ra theo thứ tự đảo ngược, sau đó tiến hành nổ máy và thực hiện kiểm tra lại.
2.3.7 Các trường hợp bảo dưỡng khác
Vì xe Ford Ranger là dòng xe bán tải chuyên đi off-road và chuyên chở hàng hóa, đối với các trường hợp xe di chuyển trong những địa hình khắc nghiệt và phải hoạt động với cường độ cao nên việc hư hỏng là không tránh khỏi, do đó chủ xe nên kiểm tra định kỳ các bộ phận truyền độ động và khung gầm, việc kiểm tra như vậy sẽ giúp tránh được những hư hỏng nặng đối xe.
Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống dẫn động ô tô:
Kiểm tra trục các-đăng:
Kiểm tra động công vênh của trục.
Kiểm tra hư hỏng ổ bi treo trục.
Kiểm tra ổ bi các khớp chử thập.
Kiểm tra cầu chủ động:
Kiểm tra chất lượng của nhớt bôi trơn, lượng nhớt.
Kiểm tra cụm bánh răng vi sai
Kiểm tra rò rỉ dầu, đòn dẫn động, khớp nối.
Các lỗi hệ thống dẫn động thường gặp: Khớp cầu/khớp trụ bị mòn/rơ lỏng, đòn dẫn động bị biến dạng, dầm cầu dẫn hướng biến dạng.
Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống treo ô tô:
Kiểm tra độ rơ rô-tuyn thanh cân bằng, rô-tuyn trụ.
Kiểm tra cao su gối đỡ.
Kiểm tra bộ phận đàn hồi, lò xò giảm xóc.
Kiểm tra và thêm dầu bôi trơn (nếu cần).
Các lỗi hệ thống treo ô tô thường gặp: Đai ốc bị lỏng/mòn, gối đỡ cao su bị mòn, giảm chấn hỏng, nhíp hỏng/gãy, thanh giằng bị biến dạng, giảm xóc bị cứng.
Hình 2.52 Kiểm tra hệ thống treo
Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống lái ô tô:
Bảo dưỡng hệ thống lái
Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ góc của vô lăng lái.
Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ hướng kính của vô lăng lái.
Kiểm tra và điều chỉnh dây đai truyền động bơm trợ lực lái.
Kiểm tra độ rơ của bạc và chốt chuyển hướng.
Bảo dưỡng cơ cấu lái
Thêm dầu bôi trơn cho cơ cấu lái (nếu cần).
Xiết chặt các mối lắp ghép của cơ cấu lái.
Điều chỉnh độ rơ của bộ truyền động cơ cấu lái.
Thay các phốt chắn dầu (nếu cần).
Bảo dưỡng trợ lực lái
Thay dầu trợ lực lái.
Kiểm tra và bảo dưỡng bơm trợ lực (nếu cần).
Các lỗi hệ thống lái ô tô thường gặp: Hộp lái bị bẩn, dẫn động lái bị mòn, khớp cầu cơ cấu dẫn động bị mòn khuyết, thiếu dầu bôi trơn, góc đặt bánh xe lệch, gioăng đệm bị hỏng, bơm trợ lực lái bị lỗi.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Sau thời gian 2 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần ô tô Phú Mỹ (chi nhánh An Phú), được sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ ban giám đốc, quản lý và các anh chị trong công ty. Em đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với công việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và giúp em nắm rõ hơn về công việc thực tế ngành ô tô như:
Quy trình vận hành của một hãng xe ô tô.
Quy trình bảo dưỡng ô tô định kỳ (từ khâu tiếp nhận xe đến trả xe).
Quy trình tháo lắp các chi tiết trên xe.
Học được cách sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng.
Tìm hiểu được nhiều tài liệu liên quan đến công việc sửa chữa.
Được tiếp thu nhiều kiến thức thực tế từ các kỹ thuật viên.
Học hỏi được tác phong làm việc tại công ty.
Biết được cách thức quản lý hoạt động của một bộ phận dịch vụ.
Trên cơ sở lý thuyết được học tại trường và áp dụng thực tế tại công ty thực tập đã giúp em giải quyết nhanh những vấn đề liên quan đến công việc bảo dưỡng và sửa chửa ô tô. Đồng thời qua quá trình thực tập tại công ty em đã được học hỏi, trao dồi nhiều kiến thức mới mà em chưa được tìm hiểu, qua đó đã giúp em cũng cố và đúc kết cho mình nhiều kiến thức hơn. Và đây cũng là hành trang vững chắc cho trên con đường học vấn và làm việc sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trang web: https://otomydinhthc.com/bao-duong-dinh-ky-xe-ford-ranger/. [2] Trang web: https://www.ford.com.vn/owner/service-and-maintenance/plan/. [3] Trang web: https://www.danhgiaxe.com/bao-duong-ford-ranger-tai-10000-km/. [4] Châu Ngọc Thạch, Kỹ Thuật Chuẩn Đoán – Sửa Chữa Ô Tô.