§3.2 Các khó khăn đối với quan hệ hai nƣớc
3.2.3. Vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ
Trong thời kỳ Liên Xô , nhiều người lao động từ Việt Nam sang Liên Xô để làm việc công nghiệp tại nước đó theo hiê ̣p định năm 1981 giữa Liên Xô và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã, quá trình này không ngừng phát triển .Vào năm1991 đa ̣i đa số người Viê ̣t ở Liên Xô là công nhân nhà máy .Tuy nhiên, vì sự thay đổi của nền kinh tế , nhiều nhà máy nơi có công nhân Việt Nam đến làm việc đã đóng cửa . Nhiều người lao động di cư đăng ký hộ khẩu với mục đích làm thẻ để hợp pháp hóa cư trú . Do không có việc làm trong các nhà máy công nghiệp , nhiều người Việt Nam đã làm kinh doanh. Hiệp định liên Chính phủ lần thứ hai được ký kết ngày 29.09.1992 về nguyên tắc gửi và tiếp nhận công dân Việt Nam sang làm việc ở Nga. Thực chất Hiệp định không được thì hành do những thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Nga, tái tổ chức lại các bộ và ngành.
Người Việt trước đây vào những năm 90, đầu 2000 và hiện nay tại Nga chủ yếu là tiểu thương. Các mặt hàng kinh doanh vải vóc, áo quần của người Việt Nam sản xuất tại Nga, do các xưởng may người Việt cung cấp, có giá phải chăng, phù hợp túi tiền của người lao động Nga , mẫu mã cũng bắt mắt nên dễ được chấp nhận . Khoảng 70% người Viê ̣t ở Nga sống ta ̣i thủ đô Mátxcơva. Họ hiện giờ chỉ tập trung nhiều ở hai khu chợ lớn nhất Mátxcơva vẫn là chợ Chim (TTTM Sadovod) và chợ Liu (TTTM Mátxcơva) Bởi nơi đây là hình ảnh xưa cũ của chợ Vòm (chợ Cherkidov) sầm uất và vang bóng một thời, bị đóng cửa vào tháng 7 năm 2009 vì những sai phạm trong kinh doanh.
Đáng tiếc là nhiều người lao động Việt Nam mà làm việc ở Nga không biết luật pháp của nước sở ta ̣i, cũng không biết tiếng Nga, do đó có thể bi ̣ bo ̣n
27
Nga và Việt Nam ký lộ trình phát triển hợp tác quân sự giai đoạn 2018-2020 https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/201804045142473-nga-viet-nam-hop-tac- quan-su/
tội phạm có tổ chức lợi du ̣ng , có khi vừa vi phạm pháp luật Liên bang Nga vừa vi phạm quyền lợi của người lao động.
Đề cập vấn đề người Việt ở Mátxcơva, vào lúc kết thúc chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào năm 2002, ông Vũ Khoan, Bí thư Trung ương Đảng cho biết: ―Đây là mối quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ ta. Đáng ra những việc như thế này chỉ được đưa ra bàn bạc và giải quyết ở cấp chuyên viên thôi. Nhưng để bày tỏ mối quan tâm đến đồng bào ta, bà con ta, cộng đồng ta, Tổng Bí thư đã đề cập đến vấn đề này trong tất cả các buổi làm việc với phía Nga, kể cả trong buổi làm việc với Thị trưởng Mátxcơva Yuri Luzhkov». Theo ông, phía Nga đánh giá cao đức tính cần cù chịu khó của cộng đồng người Việt , đồng thời phía Nga phải khẳng định rằng không hề có chuyện phân biệt đối xử đối với người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Nga. Những chính sách mà bạn áp dụng đối với cộng đồng Việt Nam tại Nga cũng là những chính sách mà bạn áp dụng đối với tất cả những người nước ngoài đang làm ăn, sinh sống tại Nga, không phân biệt đó là người Việt Nam hay người Trung Quốc, hay người Thổ Nhĩ Kỳ, người Azerbaijan v.v.
Khi nói về đề nghị của phía Nga đối với vấn đề này , ông Vũ Khoan nhấn ma ̣nh hai mối quan tâm : ―Thứ nhất là bà con ta phải tôn trọng tất cả những quy định về luật pháp của bạn. Chẳng hạn như quy định về đăng ký hộ khẩu, đăng ký kinh doanh. Tất cả những điều này cần phải được thực hiện rất nghiêm chỉnh. Thứ hai là vấn đề sở hữu trí tuệ và bản quyền. Đây là đòi hỏi không chỉ đối với người Việt Nam, mà qua theo dõi tin tức, có thể thấy đòi hỏi này được áp dụng ngay cả đối với chính người Nga‖.
Kết qủa cuô ̣c đàm phán giữa hai Chính phủ là Hiệp định liên chính phủ lần thứ ba về hoạt động lao động tạm thời của công dân Việt Nam ở Nga (18- 08-2003). Nhược điểm chính của Hiệp định này là không nêu lên số lượng người tiếp nhận. Hiệp định này thừa nhận sự cư trú hợp pháp của công dân Việt Nam sang theo Hiệp định ký ngày 02.04.1981 với điều kiện họ đăng ký ở
Đại sứ quán Việt Nam và nhận giấy phép làm việc ở Nga. Phần quan trọng của Hiệp định là quy định cho công dân Việt Nam tự tìm việc trên lãnh thổ Nga.
Ngày 16-01-2007, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về quy định đối với người nhập cư nước ngoài và lao động nước ngoài tại Liên bang Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: ―Việt Nam tôn trọng các quyết định của Liên bang Nga, trong đó có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý đối với người lao động nhập cư, đặc biệt là lệnh hạn chế và tiến tới cấm người nước ngoài bán lẻ ở các chợ và ki-ốt ở Nga. Trên tinh thần quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, chúng tôi đề nghị Chính phủ Liên bang Nga xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sớm ổn định cuộc sống, làm ăn một cách hợp pháp tại Nga như tạo điều kiện cấp giấy tờ cư trú, giấy phép lao động, giải quyết nhanh chóng giấy phép chuyển đổi ngành nghề».
Từ năm 2010, Chính phủ Nga bắt đầu quá trình thay đổi luật nhập cư . Pháp luật trở nên nghiêm ngặt hơn, sự trùng phát trở thành nặng hơn. Sự thay đổi này tác đô ̣ng đến tất cả người lao động nhập cư , không chỉ người Viê ̣t. Vì sự thay đổi này, nhiều người lao động làm việc tại Nga trái phép bị bắt và trục xuất. Ví dụ, ngày 01-08-2013 các cảnh sát đã bắt giữ 1.200 người Việt sinh sống trái phép tại Nga trong một khu nhà kho ở phía đông thủ đô. Chiến dịch có sự tham gia của trên 900 cảnh sát. Bộ nội vụ Nga nói thêm , 20 cơ sở sản xuất may mặc trái phép , đủ chỗ cho khoảng 800 lao động, đã được phát hiện trong cùng khu vực. Giới chức đã bắt giữ 8 người bị tình nghi tổ chức các cơ sở may mặc trái phép, trong đó có 4 công dân Nga. 4 người còn lại tới từ Iraq, Syria, Việt Nam và Azerbaijan . Từ năm 2013, người lao động nhập cư xin giấy cho phép làm viê ̣c chính thức ta ̣i Nga phải biết tiếng Nga trên trình đô ̣ cơ bản. Vấn đề là đa ̣i đa số người Viê ̣t ở Nga sống như cô ̣ng đồng nhớ và không sử du ̣ng tiếng Nga trong cuô ̣c sống hằng ngày . Do các lý do này , theo thống
kê của Cơ quan Di trú Liên bang và các cơ quan thực thi pháp luật Nga28
hiện nay lượng người lao động nhập cư Việt Nam không cao như trong thời kỳ trước năm 2010.
Năm Số giấy phép lao động/nghìn
2002 13,3 2003 32,5 2004 41,8 2005 55,6 2006 69,1 2007 79,8 2008 95,2 2009 97,5 2010 46,0 2011 11,0 2012 12,1 2013 10,3 2014 14,9
Tuy vậy, hiện nay cộng đồng của người Việt tại Nga vẫn là một cộng đồng rất mạnh, thành đạt và có nhiều đóng góp đối với quê hương. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, cộng đồng này có khoảng 80-100 nghìn người. Theo Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Nga Đỗ Xuân Hoàng, thông tin về dân số người Viê ̣t ở Nga rất khác nhau vì không phải tất cả người Việt Nam tại Nga đều đã được đăng ký chính thức . Ngoài ra, hàng tuần có những người về nước, những người khác đến Nga. Có nhiều người Việt Nam liên tục di chuyển trên lãnh thổ Nga từ khu vực này sang khu vực khác. Chúng tôi chỉ biết chính xác số lượng sinh viên.
28
―Phải khẳng định rằng, chính quyền Nga đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ta sinh sống và làm việc tại Nga. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những trường hợp vi phạm kỷ luật, thậm chí pháp luật của sở tại‖, Đại sứ Ngô Đức Mạnh cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn về quan hệ Việt - Nga nhân dịp diễn ra Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 vào tuần tới. Chính phủ Nga cho phép những người sang Nga trước 31-05-2014 mà ở lại quá hạn thì được hưởng chế độ cấp visa TP1, được tạo điều kiện về nước không theo dạng trục xuất và như vậy họ có cơ hội quay lại nước Nga với điều kiện họ làm đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật Nga hiện hành.
Trên thực tế, đối với người Việt tại Nga, vấn đề hợp pháp hóa giấy tờ là điều quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là việc chuyển đổi phương thức làm ăn để thích ứng với tình hình nước Nga hiện nay, bởi mô hình chợ đã lỗi thời và cần chuyển đổi mô hình làm ăn của bà con. Về việc này, Đại sứ Ngô Đức Mạnh cho rằng: ―Tôi nghĩ là mô hình chợ về tương lai vẫn còn, chỉ có điều là bà con ta làm ăn, buôn bán ở đó có hợp pháp không, có nghĩa là phải tuân thủ các quy định của bạn về lưu trú, thuế, xuất xứ hàng hóa… Cách ―làm chui‖ rõ ràng là không thể chấp nhận được, tạo ra hình ảnh không tốt đẹp về cộng đồng ta tại Nga‖.