Triết học Khai sáng Pháp ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử nước Pháp lúc bấy giờ, đặc biệt là quan niệm về con người và những vấn đề xoay quanh con người được các nhà triết học Khai sáng đưa ra hết sức hợp lý.
Cùng với vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình, triết học Khai sáng Pháp có thể được phân chia với những đại biểu tiêu biểu như sau:
Những mầm mống đầu tiên của hệ tư tưởng khai sáng Pháp đã xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII. Pi e Bây lơ (1647 - 1706) là một trong những
người đầu tiên của hệ tư tưởng này. Mặc dù thế giới quan của Bâylơ có tính chất nửa vời và không triệt để, nhưng những tư tưởng tiên tiến do ông nêu ra đã giữ vai trò tiến bộ trong sinh hoạt tư tưởng của nước Pháp. Ông đã đòi dung nhượng tín ngưỡng khác trong điều kiện nền chuyên chế tinh thần của tầng lớp thày tu, đòi tự do tín ngưỡng và thậm chí đòi chủ nghĩa vô thần, đòi tách đạo đức khỏi tôn giáo, chứng minh là tín ngưỡng và lý trí, tôn giáo và khoa học không thể dung hoà được với nhau. tất cả những điều
đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến thế giới quan thần học đang bao phủ nước Pháp lúc bấy giờ và cũng là những tiền đề để đi tới chủ nghĩa vô thần chiến đấu của các nhà duy vật.
Đầu thế kỷ XVIII, GiăngMêliê (1664-1729), một trong những người
nổi tiếng thuộc phái Khai sáng có xu hướng dân chủ cách mạng, nhà triết học duy vật và người cộng sảng không tưởng, đã chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, chống lại Giáo hội và tôn giáo. Ông cũng đã mơ tưởng đến một chế độ tương lai, trong đó mọi người được bình đẳng, chế độ ấy sẽ đến khi nào người ta hiểu được lý tưởng hạnh phúc chung. Ông miêu tả xã hội tương lai ấy là một liên minh các công xã tự do, thành viên trong các công xã sẽ lao động có ích và thực hiện quyền tự nhiên của mình được hưởng tự do và hạnh phúc của cuộc sống. Các thành viên trong công xã sẽ được liên kết với nhau bằng tình yêu và tình cảm đối với nhau... Những tư tưởng của Mêliê mang tính chất không tưởng nhưng nó đã thể hiện được nguyện vọng của các giai cấp lao động bị áp bức và là một trong những trào lưu tiến bộ nhất của tư tưởng xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Tiếp theo, nửa đầu thế kỷ XVIII, các nhà tư sản Pháp tiêu biểu như Vônte, Môngtésxkiơ, Côngđiắc. Với những tư tưởng của mình họ đã tấn
công chủ yếu vào nền chuyên chính tinh thần của Giáo hội. Tuy nhiên, các nhà triết học tư sản này không phải là những nhà vô thần, mà là những người theo tự nhiên thần luận; trong triết học và xã hội học họ kết hợp những khuynh hướng duy vật với duy tâm; trong chính trị họ thường chủ trương cải tạo dần chế độ xã hội và chế độ Nhà nước vì lợi ích của giai cấp tư sản.
Những nhà triết học Khai sáng được coi là những nhà triết học duy vật Pháp vào thế kỷ XVIII như: LaMéttơri, Điđrô, Henvetiuýt, Hônbách. Với sự biến đổi của lịch sử nước Pháp vào giữa thế kỷ XVIII, vai trò chủ đạo trong cuộc đấu tranh tư tưởng của giai cấp tư sản Pháp chống chế độ phong
kiến chuyên chế và hệ tư tưởng của nó đã chuyển sang tay các đại biểu của khuynh hướng duy vật. Thời kỳ này, “Vật lý học” của Đềcáctơ, chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII và vật lý học của Niu tơn là những nguồn gốc cơ bản về lý luận triết học của chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII. Nhưng chủ nghĩa duy vật Pháp lại chia ra thành hai trào lưu, trong đó một trào lưu bắt nguồn từ Đềcáctơ, còn một trào lưu bắt nguồn từ Lốccơ. Các nhà triết học này, đã kiên quyết chống lại thế giới quan thần học của chế độ phong kiến. Họ đã phê phán chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo một cách sâu cay, không thương tiếc. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tân và tôn giáo, họ đã dựa vào các thành tựu của thế giới quan máy móc lúc bấy giờ. Lên nin đã viết: “Trong suốt cả lịch sử hiện đại của Châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc đấu tranh quyết định chống tất cả những giác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và những tư tưởng, thì chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi nguyên lý của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói tin nhảm v.v... Cho nên kẻ thù của phái dân chủ hết sức tìm cách “bác bỏ”, làm mất tín nhiệm và vu cáo chủ nghĩa duy vật; chúng bên vực mọi hình thái của chủ nghĩa duy tâm triết học là chủ nghĩa, dù thế nào, thì cuối cùng cũng vẫn bênh vực hay ủng hộ tôn giáo” [Trích theo 50, 168].
Những nhà triết học Khai sáng thuộc phái dân chủ, điển hình là Rútxô. Nếu như thế giới quan của Vônte, Môngtéxkiơ và cả những nhà duy
vật Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, xét về bản chất giai cấp, là phản ánh nguyện vọng của giai cấp tư sản Pháp trong thời kỳ chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII, thì khuynh hướng dân chủ nửa sau thế kỷ XVIII đã có một nội dung tư tưởng khác. Nó bảo vệ và đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản (đẳng cấp thứ ba) là các tầng lớp thù địch chủ nghĩa phong kiến và vùng dậy đấu tranh chống chế độ chuyên chế.
Nhìn chung lại, tất cả các nhà triết học thời kỳ này, đồng thời là những nhà văn học, sử học - những người có tư tưởng tiên tiến đã liên tiếp tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế bằng những học thuyết mới, tiến bộ và cách mạng. Lịch sử đã gọi thời kỳ đó là thế kỷ “ánh sáng”, thế kỷ chuẩn bị cho một cuộc cách mạng tư sản sắp bùng nổ.
Để chống lại nền chuyên chính tinh thần của tầng lớp thầy tu bảo vệ chế độ bóc lột phong kiến và thi hành chính sách nô dịch nhân dân các nước, triết học Khai sáng Pháp đã đưa ra một thế giới quan tiên tiến công kích kịch liệt chế độ xã hội và chế độ nhà nước phong kiến, coi đó là một chế độ không hợp lý, trái với tự nhiên. Hoàn toàn nhất trí với khoa học thời bấy giờ, họ cho rằng giới tự nhiên có tính vật chất, tồn tại mãi mãi, không do ai sáng tạo ra và không bị tiêu diệt, vô cùng vô tận và phục tùng những quy luật khách quan của chính mình.
Những nhà triết học Khai sáng Pháp hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa ngai vàng và giáo đường, đã nhìn thấy rõ ràng rằng thế giới quan tôn giáo có nhiệm vụ trực tiếp ủng hộ xã hội và chế độ phong kiến thối nát và suy tàn.Vì vậy họ đã mạnh dạn vạch trần giáo lý về nguồn góc thần thánh của sự phân chia đẳng cấp, về sự phục tùng của khoa học đối với tôn giáo, về sự “linh báo” đặc biệt. Họ đã chứng minh rằng, lợi ích của bọn phong kiến tôn giáo và phong kiến phi tôn giáo kết thành một khối chặt chẽ, rằng toàn bộ giai cấp phong kiến đều sống bằng cách bóc lột nhân dân một cách đê hèn, tàn nhẫn.
Phái Khai sáng thế kỷ XVIII thành thật tin rằng, chế độ đang thay thế chế độ phong kiến sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người. Trong tác phẩm “Chúng ta từ bỏ di sản nào?” Lênin viết: “...Ở thế kỷ XVIII, vào thời kỳ những nhà bách khoa toàn thư (mà dư luận chung thường đem xếp vào hành những người dẫn đường cho giai cấp tư sản), và khi mà những nhà trí thức khai hoá nước ta vào hồi những năm 40 - 60 viết, thì tất vả những vấn
đề xã hội chung quy đều chỉ là vấn đề đấu tranh chống chế độ nông nô và những tàn tích của nó. Hồi đó những quan niệm mới về kinh tế và xã hội, cũng như những mâu thuẫn của quan hệ đó, đều chỉ mới còn là phôi thai. Cho nên vào hồi đó, ở những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản chưa thấy hiểu lộ một tính chất ích kỷ nào cả; mà trái lại, ở phương Tây cũng như ở Nga, họ đã thực sự tin tưởng vào sự phồn vinh chung và thành thực mong ước điều đó, thực ra, họ không thấy (và trong một mức độ nào đó, họ chưa thấy) được những mâu thuẫn của cái chế độ đã phát sinh ra từ trong lòng chế độ phong kiến” [Trích theo 50, 76].
Trong khi bảo vệ quan điểm cần phải tiêu diệt chế độ phong kiến tàn bạo, phái Khai sáng Pháp coi những quan hệ tư sản đang hình thành là những quan hệ hoàn toàn tự nhiên, phù hợp với bản chất của con người, họ miêu tả quan hệ ấy là giang sơn của lý trí, công bằng, tự do, bình đẳng và bác ái. Ăngghen viết: “Ngày nay chúng ta biết rằng thời đại của lý tính ấy không phải là gì khác mà chính là thời đại lý tưởng hoá của giai cấp tư sản, rằng chính nghĩa vĩnh cửu đã thực hiện trong pháp luật của giai cấp tư sản, rằng bình đẳng rút cục chỉ là bình đẳng tư sản trước luật pháp; rằng quyền sở hữu tư sản được tuyên bố là một trong nhân quyền căn bản nhất” [Trích theo 42, 80].
Mặt khác, triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỷ thứ XVII, cũng như đánh giá lại những giá trị triết học truyền thống. Nó bắt đầu từ sự phê phán không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới và con người. Giờ đây, “Tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nước... tất cả đều được đem ra phê phán hết sức nghiêm khắc, tất cả đều phải ra trước toà án của lý tính và biện hộ cho sự tồn tại của mình hoặc từ bỏ sự tồn tại của mình” [31, 275]. Có thể nói, đặc thù của triết học Khai
sáng đó bị quy định bởi bối cảnh lịch sử cũng như những tiền đề tư tưởng của nó.
Những người Khai sáng, dù có sự cộng tác và quan hệ với nhau, nhưng về cơ bản họ hoạt động độc lập. Mỗi người dường như đã cảm nhận được sự thôi thúc của lịch sử, trách nhiệm trước xã hội, cảm nhận được một “sứ mệnh ẩn tàng” mà lịch sử trao cho. Và họ đã nhận lấy, hoàn thành nó một cách xuất sắc. Nói cách khác, phong trào Khai sáng Pháp ra đời là sự đáp ứng trước đòi hỏi của lịch sử, một phản ứng về mặt văn hoá - tinh thần, tư duy - học thuật trước trật tự xã hội đương thời.
Điều đó giải thích tại sao đối tượng và nội dung trong tác phẩm của các nhà Khai sáng Pháp chủ yếu ít bàn đến vấn đề bản thể luận hay nhận thức luận thuần tuý, mà chủ yếu bàn đến những vấn đề sau cơ bản sau:
* Quan niệm về tự nhiên
Học thuyết về tự nhiên, là một tiêu điểm rất quan trọng trong triết học Khai sáng Pháp. Bởi lẽ, các nhà triết học này, khi tập chung phê phán xã hội đương thời cùng với những nền tảng tư tưởng của nó đều viện dẫn đến tự nhiên. Theo họ, tự nhiên chính là cơ sở cho sự bình đẳng của con người trong xã hội.
* Quan niệm về con người
Con người, trong triết học Khai sáng Pháp luôn được hiểu như là một thực thể tự nhiên, mọi nhu của con người đều do tự nhiên quy định.Mặt khác, các quyền của con người như: tự do, bình đẳng rất được các nhà triết học quan tâm. Khi bàn đến con người, các nhà triết học thời kỳ này, đã phần nào đề cao vai trò của môi trường và hoàn cảnh mà con người sống và sự giáo dục đối với sự phát triển của linh hồn cũng như nhân cách của con người.
* Quan niệm về chính trị - xã hội
Với vai trò lịch sử của mình là đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế với nền tảng tư tưởng của nó là thần học, đa số các nhà triết học thời kỳ này đều phê phán những luận điểm của Tôn giáo và đã đưa ra những môi hình xã hội mới xây dựng theo mô hình của tự nhiên. Đặc biệt là việc xây dựng các mô hình xã hội mới hướng vào khế ước xã hội và những nguyên tắc của nó mà xuất phát điểm chính là con người với tư cách là một thực thể của tự nhiên. Từ đó, các nhà triết học luôn đề cao con người và các quyền của con người trong xã hội. Tuy nhiên, các nhà triết học cũng không tránh khỏi những hạn chế và rơi vào duy tâm về mặt xã hội.
* Quan nịêm về lịch sử
Với tiền đề chung của triết học Khai sáng là niềm tin vào lý tính và tiến bộ là cái dẫn tới phúc lợi xã hội, quan niệm về lịch sử thời kỳ này có những điểm hợp lý, là đã thấy được vai trò tích cực của con người trong việc làm ra lịch sử của mình....
Điều này lý giải vì sao mỗi một nhà Khai sáng là một lý luận khác nhau, nhưng họ vẫn thể hiện ra và được nói đến như một tổng thể thống nhất. Dù có khác biệt đến đâu, họ vẫn không hề đối lập nhau trên tinh thần chống chuyên chế xã hội và chuyên chế tinh thần, chống thế quyền bạo ngược và thần quyền giáo điều, chống sự u tối về mặt nhận thức và biết khoan dung về mặt chính trị.
Các nhà Khai sáng Pháp như Môngtéxkiơ, Rútxô, Vônte, Lamétơri, Điđrô, C.A. Henventiuýt, Hônbách...là những nhà lý luận và cũng là những nhà văn, nhà soạn kịch, người viết nhạc, nhà triết học được viết ẩn danh trong bách khoa toàn thư của Điđrô đã nói đến, đều là những con người “đạp lên những định kiến, truyền thống, những ý nghĩ phổ biến, lên quyền lực hay chính là cái nô dịch tư duy con người, họ dám tự mình suy nghĩ, họ xem xét lại quá khứ và tìm kiếm những nguyên lý rõ ràng nhất, họ không
thừa nhận bất cứ cái gì khác ngoài những gì được chứng thực bằng kinh nghiệm và lý trí của họ” [25, 83].
Quả thật tình trạng nô dịch về tinh thần, tư duy của con người trước những định kiến là một vấn đề mà không một nhà khai sáng nào không phê phán. “Định kiến” là khái niệm mà các nhà Khai sáng muốn nói đến không chỉ là cái chủ trương duy trì cấu trúc xã hội Pháp đương thời đầy những điều phi lý, mà còn là một niềm tin phi hiện thực mang tính chất sấm truyền, với vai trò nền tảng tinh thần bảo trợ cho một kết cấu xã hội như vậy - một niềm tin đã khiến mọi người chấp nhận vô điều kiện một xã hội đầy rẫy những bất công, những hoàn cảnh khiến con người ta phải thoái hoá, để mới có thể đón chào ở một tương lai tuyệt đối tốt đẹp nào đó của chốn thiên đường. Định kiến đó là một quan niệm về quan hệ nhà nước - thần dân chỉ dựa trên sự chuyên quyền tối cao, những sắc dụ đầy tính bạo ngược, trên sự đàn áp và kiểm duyệt. Và nó còn là những tập tục, những giá trị đạo đức cổ hủ đang vây lấy các quan hệ của con người. Tất cả những điều phi lý rõ ràng này lại được chính thức hoá, mặc định hoá, thông qua lịch sử bằng uy quyền.
“Khai sáng” được Môngtéxkiơ đưa ra trong “Tinh thần pháp luật” có nghĩa là giúp cho người đời thoát khỏi thành kiến. Cantơ, vào năm 1784, trong bài viết trả lời câu hỏi: khai sáng là gì? đã nói về khai sáng như sau: “Khai sáng là sự vượt thoát của con người khỏi trạng thái thành niên vị kỷ, tính vị thành niên là trạng thái bất lực của con người trong việc sử dụng nhận thức của chính mình mà không có sự hướng dẫn của người khác.