Một số giá trị và hạn chế của quan niệm về con ngƣời trong triết học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về con người trong triết học khai sáng Pháp (Trang 76 - 90)

học khai sáng Pháp nhìn từ quan niệm mác xít.

Trong mỗi giai đoạn của lịch sử triết học, vấn đề về con người được đặt ra và giải quyết theo những cách khác nhau. Triết học Khai sáng Pháp đã đặt ra và giải quyết quan niệm về con người nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn nước Pháp lúc bấy giờ. Những quan niệm về con người ở thời kỳ này đã có những điểm hợp lý và để lại những giá trị to lớn cho lịch sử nhân loại. Song, nó cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Và chỉ đến triết học Mác, con người mới được xem xét một cách nhất quán, đầy đủ, sâu sắc và khoa học trên lập trường duy vật triệt để.

Từ những yêu cầu của lịch sử, triết học Khai sáng Pháp mang tư tưởng cải tạo cuộc sống. Họ đã đặt niềm hy vọng vào việc thực hiện mục đích đó cho sự truyền bá các tri thức có lợi và tốt đẹp về mặt thực tiễn trong phạm vi rộng rãi những người có học thức, đặc biệt là những nhà lãnh đạo đang thực hiện những nguyên tắc sáng suốt trong đời sống hàng ngày của đất nước mình. Do những thành quả thu được bằng việc nghiên cứu những

kinh nghiệm của tri thức về tự nhiên và xã hội mâu thuẫn với những khẳng định của Thiên Chúa, nên một trong những đặc điểm căn bản của các nhà tư tưởng Khai sáng là đấu tranh với những quan điểm tôn giáo cũng như những học thuyết siêu hình của Đềcáctơ và Laipnít mà ở đó khả năng chứng minh sự tồn tại của Chúa được luận chứng, tức khẳng định sự tán thành của lý tính với cơ sở niềm tin tôn giáo. Họ xây dựng một hệ thống thế giới quan vô thần và phản siêu hình học. Họ đề cao vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.

Chính vì vậy, triết học Khai sáng Pháp đã đã có những đóng góp không nhỏ trong quan niệm về con người đối với dòng chảy của lịch sử triết học

Thứ nhất, triết học Khai sáng Pháp đã phần nào lý giải đúng khi cho rằng con người là thực thể tự nhiên. Con người là bộ phận của tự nhiên, ý

thức của con người là kết quả của nhận thức chính bản thân con người. Khác với quan niệm duy vật về con người trong triết học Hilạp cổ đại - con người có nguồn gốc từ những dạng vật chất như: đất, lửa, nước, không khí. Thời kỳ này, Các nhà triết học đã đưa ra những phỏng đoán về con người và những vấn đề xoay quanh cuộc sống của con người bao quát hơn và tiến gần hơn với quan niệm của triết học Mác - Lênin hơn. Con người ở đây không phải là con người chung chung mà là con người cá nhân với những quyền và nghĩa vụ của mình. Điđrô cho rằng, con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác. Cơ thể của con người là khí quan vật chất của tư duy. Laméttơri coi giới tự nhiên vô cơ, thực vật và động vật là những hình thức khác nhau của một thực thể vật chất duy nhất. Giới tự nhiên hữu cơ được hình thành từ giới tự nhiên vô cơ, động vật là bắt nguồn từ thực vật và thế giới động vật hình thành ra con người...

Thứ hai, các nhà Khai sáng Pháp đã đưa ra sự phê phán thuyết kinh

viện và thần học một cách sâu sắc. Những quan điểm của họ đã tập chung đánh đổ lý luận thần bí về Thượng đế, đề cao vai trò của con người trong

đời sống xã hội. Họ đã đưa con người từ một vị thế thụ động, là đầy tớ của

thần học trở thành con người biết làm chủ cuộc sống của mình và sáng tạo ra tôn giáo theo ý muốn của mình. Họ cho rằng, Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người, đồng thời chỉ ra sức mạnh to lớn của khoa học trong cuộc sống của con người. Họ khẳng định chỉ có khoa học mới vũ trang cho chúng ta quan niệm đúng đắn về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm. “Sự cám dỗ rất gần gũi, còn sự trừng phạt của địa ngục thì rất xa xôi, do vậy điều gì tốt lành ở hệ thống các quan điểm kỳ lạ mà chỉ có trẻ con mới nghe được” [Trích theo 55, 366].

Chính vì vậy, triết học Khai sáng Pháp đã định hướng con người vào cuộc sống hiện thực, chứ không phải ở một thế giới hư ảo nào đó. Họ cho rằng, con người không thể hoài nghi quyết định của mình. Con người cần khước từ bất kỳ sự trợ giúp từ bên trên - Thượng đế. Con người phải tự mình làm sáng tỏ và kế tục con đường dẫn tới chân lý cũng như luận chứng được nó nhờ sức mạnh của bản thân mình.

Thứ ba, triết học Khai sáng đặc biệt đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người. Những phẩm chất đó bao gồm thị hiếu tinh tế, vẻ đẹp của các hình

thức ngôn ngữ, lời nói, năng lực gây được thiện cảm đối với người khác, đồng thời mở ra những triển vọng cho khả năng vô tận của cá nhân con người. Các nhà Khai sáng đánh giá cao vai trò của giáo dục. Họ cho rằng giáo dục sẽ cung cấp cho con người những khả năng như nhau, nhờ đó con người đều trở thành những con người có đức hạnh và mỗi thành viên trong xã hội đều được khai sáng. Con người có thể có đầy đủ quyền theo đuổi mục đích cá nhân của mình. Việc thừa nhận các quyền cá nhân tự trị ở mỗi cá thể đó là đóng góp quan trọng của các nhà Khai sáng Pháp. Đối với họ, cá nhân và chỉnh thể xã hội là hai cực bất diệt như nhau của cuộc sống con người. Quan điểm này, không chỉ hợp lý tại thời điểm đó, cho đến nay vẫn còn là tiêu điểm để con người phấn đấu và hoàn thiện nhân cách của mình.

Thứ tư, thế giới quan của các nhà khai sáng chứa đựng những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Họ luôn đề cao các quyền của con người: bình đẳng, tự

do, bác ái. Đồng thời họ cũng luôn khát khao có một môi trường thích hợp để con người có điều kiện sống và phát huy được khả năng của mình. Môngtéxkiơ viết: “Nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn, quần áo - những thứ có lợi cho sức khoẻ” [Trích theo 55, 353]. Ông kêu gọi, các dân tộc hãy hướng tới hoà bình và công lý. Quan điểm này của Môngtéxkiơ thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới, đem lại tự do cho mọi người.

Vì vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân, nguồn gốc những bất công trong xã hội được các nhà triết học thời kỳ này đặc biệt coi trọng. Rútxô đã đi tìm câu trả lời: tại sao các thể chế xã hội từ trước tới giờ lại luôn luôn kìm hãm khát vọng tự do chân chính của con người. Ông hiểu rằng, việc tồn tại của bất công và mất dân chủ không chỉ riêng ở chế độ phong kiến nước Pháp trước cách mạng, mà cả trước đó, đều có những nguyên nhân khách quan, chứ không phải là quái thai của lịch sử như nhiều người tưởng. Và ông đã đưa ra mô hình xã hội lý tưởng mà ở trong đó con người được phát triển và làm chủ bản thân mình.

Thứ năm, các nhà triết học Khai sáng đã phần nào thấy được tầm quan trọng của môi trường xã hội đối với sự phát triển của con người. Họ cho

rằng con người là sản phẩm của tự nhiên, giống như những sinh vật khác và tồn tại trong tự nhiên “Con người không có cơ sở nào để tự coi mình là một sinh thể có đặc quyền của giới tự nhiên. Nó cũng phải chịu đựng phong ba như mọi sản phẩm khác của giới tự nhiên” [Trích theo 11, 336]. Nhân cách của con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và môi trường xung quanh.

Tuy nhiên tất cả những điều trên chưa đủ khẳng định thời đại Khai sáng là thời đại vô thần và thù địch với tôn giáo. Quan niệm như vậy sẽ phủ

định những thành tựu tích cực nhất của Khai sáng. Sức mạnh đích thực của tinh thần khai sáng không phải dựa vào phủ định tôn giáo, niềm tin, mà căn cứ trên một lý tưởng mới về tôn giáo, về niềm tin do bản thân Khai sáng xác lập, căn cứ trên hình thức mới của tôn giáo mà Khai sáng thể hiện ở trong mình.

Bên cạnh những giá trị cơ bản trên đây, quan niệm về con người của các nhà triết học Khai sáng Pháp cũng không tránh khỏi những hạn chế. Thứ nhất: những nhà triết học Khai sáng Pháp đã không thấy được sự

hình thành xã hội trên cơ sở những điều kiện lịch sử - vật chất của nó, tức là họ không thấy được sự phát triển của những quan hệ kinh tế, cả trên khía cạnh sản xuất lẫn trên bình diện quan hệ giữa con người với con người. Nói cách khác họ chưa thấy được vai trò của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong sự phát triển của xã hội. Vì thế, các nhà triết học đã không thấy được nguồn gốc, bản chất giai cấp của nhà nước. Những điều này đã dẫn họ đến duy tâm về mặt lịch sử. Cũng như nhiều triết gia phương Tây thế kỷ XVII - XVIII và sau này, các nhà triết học Khai sáng Pháp đã lấy điểm xuất phát của con người từ tự nhiên cùng với đó là những quyền tự nhiên của con người. Theo họ, một mặt quyền tự nhiên là quyền thiên bẩm đối với con người, mặt khác quyền tự nhiên có trong trạng thái “tiền xã hội”. Trong tình trạng đó, con người hoàn toàn tự do, hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền lực trong quan hệ cộng đồng, về của cải, về quyền tự bảo đảm an ninh cho chính mình. Nhưng rồi những khác biệt về nhu cầu về mọi mặt ngày càng gia tăng, người ta đấu tranh với nhau, theo Môngtéxkiơ - bằng sức mạnh, theo Rútxô - bằng của cải, bình đẳng mất đi và họ bị đe dọa trong chính môi trường đã từng đem lại cho họ những quyền tự nhiên như vậy. Do đó, bằng một sự ngầm định, con người thoả thuận với nhau một khế ước để cùng tham gia vào một cộng đồng mới, có thể đem lại cho họ sự bình đẳng và an ninh mới. Thoả ước này quy định mọi thành viên trao lại

quyền tự nhiên của mình cho cộng đồng, mà hiện thân của nó là nhà nước, để nhận thấy sự bảo vệ của chính nhà nước đó trong vòng trật tự và có tổ chức.

Thứ hai: hầu hết các nhà triết học Khai sáng Pháp đã quy những đặc

trưng bản chất con người vào lĩnh vực ý thức, tư tưởng hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định sẵn từ những lực lượng tự nhiên. Chẳng hạn như Rútxô cho rằng bản chất của con người là tự do, hay Henventiúyt thì con người ta sinh ra lúc đầu không có một thiên hướng nào - không phải đã được định sẵn sự đi tới những tệ xấu hoặc hoặc đức hạnh. Con người chỉ là sản phẩm của giáo dục. Các nhà triết học khai sáng Pháp còn rơi vào quan niệm siêu hình khi lý giải vấn đề này. Bởi vì, phần lớn các nhà triết học mới chỉ dừng lại ở việc xem xét bản tính tự nhiên của con người và xem nó như là cái bất biến. Vì vậy, mà họ coi những biểu hiện bản chất con người trong cuộc sống như tính ích kỷ, tham lam...như những bản tính tự nhiên của con người.

Thứ ba, các nhà triết học Khai sáng Pháp chưa nhận thấy đầy đủ bản

chất xã hội của con người, do đó quan niệm về con người của thời kỳ này còn mang tính trừu tượng. Họ không thấy được rằng, bản tính đó được hình thành và biến đổi trong quá trình biến đổi của đời sống xã hội. Mặc dù họ đã phần nào thấy được sự tác động của môi trường xã hội xung quanh lên quá trình hình thành nhân cách của con người. Tuy nhiên, các nhà triết học Pháp vẫn chưa hiểu được rằng, bản thân môi trường và hoàn cảnh xã hội đó cũng là sản phẩm hoạt động của con người, và vì vậy nó mang tính lịch sử.

Chính những hạn chế trong quan niệm về con người của các nhà triết học Khai sáng Pháp đã dẫn tới những hạn chế trong vấn đề giải phóng con người để có cuộc sống hạnh phúc. Việc không thấy được thực chất quá trình hình thành và phát triển đời sống con người là hoạt động lao động sản xuất, hoạt động thực tiễn của con người, không thấy được tính khách quan

trong đời sống thực tiễn xã hội của con người, tính không thể quy thực tiễn xã hội ấy về các hình thức tư tưởng - tinh thần cũng như về đời sống tự nhiên của con người, đã không cho phép các nhà triết học thời kỳ này tìm ra phương thức lịch sử cụ thể trong việc hình thành và phát triển đời sống của con người. Các nhà Khai sáng coi phương tiện cơ bản để hoàn thiện xã hội và con người là phổ biến tri thức, khoa học, là khai sáng giáo dục đúng đắn con người. Cơ sở thế giới quan triết học của họ là lòng tin vào tính hợp lý của thế giới, vào khả năng xây dựng xã hội phù hợp với những nguyên tắc hợp lý trong việc giáo dục con người. Họ sùng bái lý tính như là nguyên tắc của khoa học cổ điển. Họ đề cao “cái thiện tuyệt đối” trong bản tính người. Theo họ, con người mang bản tính thiện; còn những khiếm khuyết của con người là do sự tác động không tốt của môi trường xã hội, do những khuyết tật trong giáo dục. Họ mơ ước một xã hội lí tưởng không có những đặc quyền phong kiến, dựa trên sự bình đẳng hoàn toàn và phát triển năng lực tinh thần của con người. Mặt khác, họ đã không tìm thấy được các lực lượng xã hội để thực hiện vai trò lịch và không nhận thấy được lợi ích cá nhân trong hoạt động của con người.

Tư tưởng nhân đạo đã coi trọng con người, thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sức mạng con người và quyền của con người được hưởng thú vui trên thế gian. Tuy nhiên, những tư tưởng đó chỉ hạn chế ở việc đấu tranh giải phóng cá nhân con người thoát khỏi sự kìm kẹp của phong kiến và sự áp bức về tinh thần của giáo hội, chứ không đề ra mục tiêu giải phóng cá nhân người lao động thoát khỏi bóc lột và áp bức và bóc lột.

Sau này, với quan niệm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, triết học Mác giúp chúng ta đi tới nhận thức được bản chất của con người với các biểu hiện cụ thể, sinh động của nó. Theo quan niệm của Mác - Ăngghen con người là con người cụ thể hiện thực, bản chất tự nhiên của con người không

tách rời bản chất xã hội. Và chỉ xem xét con người trong đời sống xã hội hiện thực thì mới hiểu đúng bản chất của nó. Khi phê phán quan niệm siêu hình của Phoi ơ bắc về con người Mác đã đi đến luận điểm nổi tiếng cho rằng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” [26, 11]. Ở đây, Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, gạt bỏ cái sinh vật khi xem xét con người. Mác viết: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cá thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên” [30, 29].

Thứ tư, các nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII đều thấy được rằng, con người là sinh vật xã hội, “bẩm sinh ra đã có tính xã hội”, do đó không thể hiểu bản chất con người chỉ ở mặt tự nhiên của nó. Họ cũng thấy rằng, con

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về con người trong triết học khai sáng Pháp (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)