1.1.4 .Thân phận con người trong Triết học Hiện sinh
1.3. Giới thiệu về Ca dao ngƣời Việt
1.3.1. Khái niệm Ca dao cổ truyền
Thuật ngữ ca dao đã đƣợc dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Đã có nhiều nhà nghiên cứu về văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng đƣa ra một số khái niệm về ca dao. Theo nghĩa gốc thì “ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu” [40, tr.26]. Trong trƣờng hợp này, ca
dao đồng nghĩa với dân ca. Tuy nhiên, trong thực tế nội hàm của ca dao đã có
sự thu hẹp. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã cơ bản thống nhất “dùng danh từ
ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (Phần lời thơ) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đƣa hơi)” [40, tr.26]. Ca dao
đƣợc quan niệm rộng, hẹp khác nhau nhƣng không mâu thuẫn về bản chất. Ca
dao và dân ca là hai thuật ngữ tƣơng đƣơng để chỉ một đối tƣợng là những
câu hát dân gian có sự kết hợp lời và nhạc, gắn với diễn xƣớng, thể hiện sâu sắc tính nguyên hợp của Văn học dân gian. Ca dao là những bài ca không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu. Dân ca là những bài ca đƣợc dùng để hát, có thêm tiếng nhạc đệm, đƣa hơi. Dân ca đƣợc trình diễn trong những mơi
trƣờng diễn xƣớng nhất định.
Nhƣ vậy có thể định nghĩa Ca dao nhƣ sau: Ca dao là thơ ca dân gian
tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách
trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ ca dao hiện đại (hay ca dao mới) để phân biệt với ca dao cổ truyền (ca dao cổ/ ca dao truyền thống).
Nhƣ vậy, ca dao cổ truyền (hay ca dao cổ/ca dao truyền thống) là khái
niệm chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đƣa hơi) đƣợc sáng tác và sƣu tầm chủ yếu từ Cách mạng tháng Tám trở về trƣớc. Cũng chính vì vậy, chúng tơi sẽ sử dụng khái niệm về ca dao cổ truyền này làm phạm vi tƣ liệu khảo sát trong
luận văn.
1.3.2. Nội dung của ca dao cổ truyền người Việt
Thơ ca dân gian trong đó có ca dao có nội dung phản ánh và biểu đạt rất rộng lớn. Đó là tình cảm của nhân dân đối với quê hƣơng đất nƣớc, truyền thống dân tộc và những mối quan hệ gia đình, xã hội khá đa dạng, phong phú. Ca dao cổ truyền ngƣời Việt là những bài ca tình tứ, là khn thƣớc của lối thơ trữ tình, khơng những thế ca dao cịn phản ánh ý thức lao động, sản xuất, tình hình chính trị xã hội và tƣ tƣởng đấu tranh của nhân dân trong cuộc sống. Chính vì thế, nội dung của ca dao đƣợc thể hiện trên hai mặt chính: nội dung trữ tình và nội dung thế sự.
Nội dung trữ tình
Ca dao trƣớc hết là tiếng hát về tình yêu của con ngƣời: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tình yêu lao động, tình yêu gia đình, tình yêu nam nữ… Trong nội dung trữ tình ấy, ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất. Ca dao trữ tình về tình u nam nữ hay nói tới những cuộc gặp gỡ của trai gái trong khung cảnh lao động, hội hè, vui xuân.
Nội dung ca dao trữ tình về hơn nhân và sinh hoạt gia đình phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ chồng, cha con, mẹ con, anh em, mẹ chồng nàng dâu, giữa nam và nữ…
Nội dung thế sự
Bên cạnh nội dung trữ tình, ca dao phản ánh nội dung thế sự chiếm số lƣợng đáng kể và mang giá trị to lớn. Nội dung thế sự chủ yếu mà ca dao thƣờng nói đến chính là lịch sử. Khi đề cập đến một hiện tƣợng lịch sử cụ thể, ca dao nhắc đến các nhân vật và sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ca dao không miêu tả chi tiết mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ và quan điểm, cung cấp tƣ liệu quý báu cho thế hệ sau để tìm ra ý nghĩa chân thực của những biến cố lịch sử đó.
Trong xã hội phong kiến, quyền sống của con ngƣời luôn bị chà đạp, đặc biệt là nông dân và phụ nữ là những ngƣời khổ cực nhất. Chính vì thế ca dao cịn là những tiếng nói than thân trách phận và tiếng nói phản kháng của họ.
Ngồi ra, ca dao cịn là kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán của nhân dân. Trên đây ta mới đề cập đến nội dung ca dao trong một số chủ đề cơ bản. Thực ra nó cịn phong phú hơn nhiều, nhất là khi quan sát những bình diện, những dạng thức biểu hiện của ca dao sẽ thấy rõ hơn tính đa dạng độc đáo đáo của nó.
1.3.3. Đặc trưng nghệ thuật của Ca dao cổ truyền người Việt
1.3.3.1. Kết cấu
Kết cấu là một phƣơng tiện cơ bản và tất yếu của tác phẩm nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng giúp cho việc bộc lộ tƣ tƣởng và chủ đề của tác phẩm. Ca dao có kết cấu ngắn gọn, đa số một bài ca dao chỉ có từ 2 đến 4 dịng thơ, chiếm tỉ lệ gần 90%. Chính đặc điểm ngắn gọn này đã chi phối cấu tứ ca dao rất lớn.
Kết cấu trong ca dao ngắn gọn, thể hiện rõ dấu ấn của lối đối đáp, trò chuyện giữa nhân vật trữ tình và đối tƣợng trữ tình, chứa đựng những công
thức truyền thống dân gian đặc thù và những nét chung trong lối miêu tả, kể chuyện. Đặc điểm nổi bật trong kết cấu của ca dao là sử dụng công thức truyền thống, sử dụng các mẫu đề có tính chất ổn định, đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ nhƣ: "Thân em nhƣ...", "Chiều chiều...", "Ngó lên...", "Ngƣời về...",... tạo ra không gian giới hạn trong các dị bản ca dao, tạo nên lối suy nghĩ, lối thể hiện mang truyền thống thẩm mĩ dân gian sâu sắc.
Ca dao có một số kết cấu tiêu biểu nhƣ: kết cấu tƣơng hợp, kết cấu nối tiếp, kết cấu một vế đơn giản,…
1.3.3.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong ca dao rất giản dị, dễ nhớ, gần với ngôn ngữ sinh hoạt đời thƣờng của ngƣời lao động. Ca dao sử dụng rất linh hoạt những âm thanh, nhạc điệu của tiếng Việt ở những tiếng đơn, tiếng kép, tiếng ghép, nên khi tả ngƣời, tả việc, tả hình dung, tả tiếng kêu, tả cảnh rất tài tình.
Ngơn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phƣơng. Chúng ta nhận thấy dấu ấn văn hóa vùng miền nhờ vào ngơn ngữ địa phƣơng. Khi sáng tác ca dao, tác giả dân gian đã lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ vùng miền phù hợp để bộc lộ tâm tình và những cảm xúc thẩm mĩ mà ngôn ngữ giao tiếp thông thƣờng không thể nào diễn đạt đƣợc. Ngôn ngữ ca dao là một thứ ngơn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, tính chất biểu tƣợng, ƣớc lệ, tƣợng trƣng, ẩn dụ… .
1.3.3.3. Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình là ngƣời trực tiếp bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình trong ca dao bao gồm nhân vật trữ tình hiển ngơn và biểu tƣợng, trong đó hai vai giao tiếp nam – nữ là chủ yếu, nó có tính điển hình và khái quát cao, tính cách nhân vật trữ tình
đƣợc bộc lộ chủ yếu qua việc trình bày những tâm trạng, những tình cảm. Nhân vật trữ tình trong ca dao bao gồm một số kiểu nhất định:
- Cô gái và chàng trai trong quan hệ bè bạn, lứa đôi.
- Ngƣời vợ, ngƣời chồng, ngƣời mẹ, ngƣời con,... trong đời sống gia đình.
- Ngƣời lao động trong lao động, sinh hoạt, quan hệ với xóm làng, quê hƣơng, đất nƣớc...
- Ngƣời lính và ngƣời vợ lính trong cảnh ngộ li biệt và xa cách. - Ngƣời con gái, con dâu, ngƣời vợ trong gia đình gia trƣởng.
1.3.3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật
Trong thơ ca dân gian, đặc biệt là ca dao, thời gian và khơng gian nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thể loại, nó là phƣơng tiện để tác giả dân gian thể hiện sâu sắc nhất những tâm tƣ, tình cảm, suy nghĩ của mình. Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian của chính thời điểm diễn xƣớng. Thời gian trong ca dao có tính cơng thức và ƣớc lệ: bây giờ, hơm nay, trăm năm, ngàn năm, chiều chiều, đêm đêm, đêm trăng thanh. Ngồi ra trong ca dao cịn có thời gian đối lập: khi xƣa, bây giờ, khi đi, khi về để diễn tả sự thay đổi trong tình cảm.
Khơng gian trong ca dao là những nơi gần gũi, giản dị ở làng quê, là phƣơng tiện để nhân vật bộc lộ tâm tƣ, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đây là khơng gian trần thế, đời thƣờng thân thuộc, nơi các nhân vật sinh sống, gặp gỡ, lao động, trò chuyện, ca hát,…
Không gian bao gồm không gian địa lý, không gian xã hội, không gian tâm lý, không gian đối lập xa – gần, không gian thề nguyền. Bên cạnh tính
xác thực, khơng gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ và bị chi phối bởi cảnh quan của nhân vật trữ tình.