Tỉ lệ 0,6% 1% 9% 89,4% 100% - Tự giác thực hiện
nội quy nhà trường
Số lượng 121 293 65 21 500
Tỉ lệ 24,2% 58,6% 13% 4,2 100%
Nguồn: Tác giả điều tra.
Thứ hai, học sinh THPT Ninh Bình biết hướng mọi hoạt động về một tương lai tốt đẹp, thích nghi nhanh trước những biến đổi của đất nước.
Hiện nay môi trường ở nước ta đang ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Hiểu rõ hậu quả của vấn đề trên, học sinh Ninh Bình luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống. Chúng tôi tiến hành khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường có 65,2% học sinh đồng tình không xả rác bừa bãi (Xem bảng 2.5).
Bảng 2.5: Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh:
Rất thường thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có Tổng - Em có xả rác bừa bãi không? Số lượng 0 29 145 326 500 Tỉ lệ 0 5,8% 29% 65,2% 100%
- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em nhắc nhở người vi phạm
Số lượng 97 273 77 53 500
Tỉ lệ 19,4% 54,6% 15,4% 10,6% 100%
- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em nhặt rác bỏ vào nơi quy định
Số lượng 117 266 66 51 500
Tỉ lệ 23,4% 53,2% 13,2% 10,2% 100%
- Khi thấy người khác xả rác bừa bãi em không quan tâm
Số lượng 53 70 141 236 500
Tỉ lệ 10,6% 14% 28,2% 47,2% 100%
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn và nhiều phẩm chất mới, năng lực mới. Nhận thức được vai trò là những người lao động trong tương lai có tính quyết định đối với sự phát triển của đất nước, học sinh Ninh Bình kịp thời chuyển hướng phấn đấu. Phần đông học sinh đã ý thức được những phẩm chất cần có ở người lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là các phẩm chất biết chấp hành pháp luật, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn không nói dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè.
Trong cuộc sống, học sinh còn tự giác tham gia hoạt động xã hội. Ý thức hòa nhập cộng đồng của học sinh thể hiện qua các hoạt động như: Ủng hộ đồng bào lũ lụt, “Uống nước nhớ nguồn”, “Mùa hè xanh”, “ Mùa hoa phượng đỏ”… Ngoài ra học sinh Ninh Bình còn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, thực hiện an toàn giao thông, giữ gìn an ninh xã hội … trên địa bàn cư trú của học sinh.
Thứ ba, học sinh THPT đã nhận thức rõ vai trò của học vấn, rèn luyện đạo đức vì ngày mai lập nghiệp
Đa số học sinh THPT ở Ninh Bình biết tự trang bị thêm cho mình những tri thức cần thiết như tin học, ngoại ngữ…nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Đặc biệt xuất hiện ngày càng nhiều học sinh nghèo đỗ đại học với kết quả cao hoặc đạt giải xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh. Nhiều học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, biết tự vượt qua trở ngại trở thành những tấm gương sáng về ý chí quyết tâm và lòng hiếu học. Đã có 100% học sinh kí cam kết “Thực hiện nếp sống văn hóa trong học sinh” và cam kết không tàng trữ sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ chất nổ, chất cháy và hoá chất độc hại; cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội…
Ngày nay, khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức rõ điều này, học sinh Ninh Bình đã phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập. Ngoài giờ
học trên lớp, học sinh dành thời gian cho việc tự học, biết sắp xếp thời gian cho việc học tập, tự xem các sách tham khảo phục vụ học tập một cách hợp lý. Theo điều tra của chúng tôi có 47% học sinh có thành tích rồi vẫn cố gắng học tập; 50,2% học sinh học tâp và làm việc theo thời gian biểu một cách hợp lý (Xem bảng 2.5).
Bảng 2.6: Việc phân bố thời gian cho việc học tập
Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có Tổng -Có thành tích rồi vẫn tiếp tục cố gắng Số lượng 235 131 125 9 500 Tỉ lệ 47% 26,2% 25% 1,8% 100% - Học tập và làm việc theo thời gian biểu một cách hợp lý Số lượng 251 125 103 21 500 Tỉ lệ 50,2% 25% 20,6% 4,2% 100% - Xem các sách tham khảo phục vụ học tập Số lượng 57 83 277 83 500 Tỉ lệ 11,4% 16,6% 55,4% 16,6% 100%
Nguồn: Tác giả điều tra.
Theo chúng tôi, các biểu hiện tích cực trong học tập, rèn luyện của học sinh Ninh Bình trong thời gian qua là kết quả của những nguyên nhân sau:
Môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh ở Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách của học sinh. Gia đình, nhà trường và xã hội thấy được vai trò của đạo đức trong việc hình thành phát triển nhân cách của thế hệ trẻ nên quan tâm chăm lo sự nghiệp “trồng người” để đào tạo ra những công dân tốt cho đất nước.
Được sự đầu tư, quan tâm của Tỉnh ủy, Chính quyền, Đoàn thể qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh với các hình thức phong phú như: hội thi phòng chống ma túy trong học đường, tuyên truyền luật giao thông, tổ chức các hội trại, hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hội thi văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, các phong trào đền ơn đáp nghĩa… trong học sinh tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích mang
tính giáo dục cao, giúp cho học sinh có được môi trường vừa học, vừa chơi, vừa rèn luyện để trở thành công dân có nhân cách tốt.
Do sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân học. Một bộ phận học sinh đã có ý thức tự giác cao và biết nghiêm khắc với bản thân mình.
2.1.1.2. Mặt hạn chế trong đạo đức của học sinh trung học phổ thông Ninh Bình hiện nay
Thứ nhất, một bộ phận học sinh có động cơ học tập không đúng, vi phạm kỷ luật học tập, thiếu tôn trọng thầy cô.
Đa số học sinh phổ thông Ninh Bình luôn hăng say học tập. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh có thái độ học tập chưa đúng. Hiện tượng không học bài, không làm bài khi đến lớp, giở sách vở khi kiểm tra, phô tô tài liệu làm phao trong thi cử vẫn tồn tại. Có 61,5 % học sinh khẳng định có quay cóp trong kiểm tra. Có nhiều học sinh chưa dám đấu tranh với những sai trái của bản thân và của bạn bè. Theo số liệu điều tra có 55,8 % học sinh cho rằng hiện tượng quay cóp trong thi cử của học sinh THPT là bình thường (Xem bảng 2.7).
Bảng 2.7: Nhận định về hiện tượng quay cóp của học sinh THPT Ninh Bình
Nguồn: Tác giả điều tra.
Một điều đáng quan tâm là số học sinh có những biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô giáo. Một số học sinh suy thoái đạo đức dẫn đến hiện tượng xúc phạm thày cô giáo, thậm chí còn có những học sinh đánh thày cô giáo. Một bộ
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
- Mong thầy cô phát hiện, để bảo đảm sự công bằng 39 7,8%
- Nhắc bạn không nên quay cóp 109 21,8%
- Cảm thấy khó chịu vì hành vi không trung thực của bạn 73 14,6%
- Cho đó là hiện tượng bình thường, không quan tâm 279 55,8%
phận học sinh và phụ huynh cho rằng quan hệ thầy–trò chẳng qua chỉ là quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, sự tiếp nhận tri thức chỉ là một quá trình mua bán. Quan niệm lệch lạc này đã tầm thường hóa tình cảm thiêng liêng trong quan hệ thầy trò, làm xói mòn truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
Thứ hai, một số ít học sinh có biểu hiện xa rời truyền thống dân tộc, có hành vi vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội.
Một số học sinh đã bị choáng ngợp trước “sức mạnh của thế giới hiện đại” và “nền văn minh phương Tây”. Các sản phẩm văn hoá, lối sống … du nhập từ ngoài vào được các em tiếp nhận không có lựa chọn. Những truyền thống đạo đức như kính trọng người cao tuổi, tôn sư trọng đạo, có hiếu với cha mẹ…bị học sinh coi là lạc hậu, những bộ phim mang tính lịch sử trở nên xa lạ với các em.
Những biểu hiện lệch lạc, có hành vi vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng nhiều. Báo chí gần đây đã thay mặt cho dư luận xã hội lên tiếng nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức của tuổi teen, cụ thể báo Người lao động ra ngày 22-11-2007 với bài “Báo động tình trạng côn đồ nhí” trong học đường. Trong năm 2007 công an đã bắt giữ 1.828 đối tượng là thanh thiếu niên phạm pháp và có khoảng 7.000 thanh thiếu niên có biểu hiện nghi vấn phạm tội trong đó có học sinh THPT.
Trong tình yêu, tình bạn còn một số học sinh quan niệm chưa đúng, có tình trạng học sinh yêu nhau rủ nhau bỏ học hoặc tranh giành người yêu dẫn đến đánh nhau trong trường học. Nguyên nhân do giáo dục giới tính trong trường phổ thông bị xem nhẹ.
Hiện nay số học sinh có lối sống thiếu lý tưởng, đua đòi ăn chơi, đánh nhau, nói tục, chửi thề … trong trường học ngày càng gia tăng (Xem bảng 2.8).
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có Tổng
- Hiện tượng học sinh chơi các trò ăn tiền (bài bạc, cá độ, …) ở trường em
Số lượng 17 53 251 179 500
Tỉ lệ 3,4% 10,6% 50,2% 35,8% 100%
- Hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy ở trường em
Số lượng 75 163 189 73 500
Tỉ lệ 15% 32,5% 37,8% 15,6% 100%
- Hiện tượng học sinh hút thuốc lá ở trường em
Số lượng 55 115 249 81 500
Tỉ lệ 11% 23% 49,8% 16,2% 100%
- Hiện tượng học sinh đánh nhau ở trong trường em
Số lượng 33 81 339 47 500
Tỉ lệ 6,6% 16,2% 67,8% 9,4% 100%
Nguồn: Tác giả điều tra.
Thứ ba, một số học sinh chưa có ý chí phấn đấu, ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chưa nhận thức được giá trị đích thực của cuộc sống.
Trong đội ngũ học sinh Ninh Bình vẫn còn những học sinh sống khép mình, ngại tham gia hoạt động xã hội, đoàn thể; không tham gia các hoạt động do đoàn trường tổ chức. Số học sinh này trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh thường theo xu hướng bàng quan, không quan tâm, không hòa nhập với tập thể, chỉ thích tham gia những hoạt động gì có lợi cho bản thân.
Một bộ phận học sinh không có lý tưởng rõ ràng, không xác định được mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, các em đã nhanh chóng tiếp thu mặt xấu của văn hóa, lối sống phương Tây, không dành thời gian cho việc học tập mà thích dùng tiền bạc của gia đình để trang trải cho những cuộc vui, cho những trang phục đắt tiền.
Các trường THPT ở Ninh Bình hiện nay xuất hiện tình trạng học sinh thần tượng bạn nào ăn mặc model, xài hàng hiệu, chứ không khâm phục
những học sinh học tập, công tác tốt ở lớp, ở trường. Học sinh ít đọc những tác phẩm văn học hay những cuốn sách truyền thống lịch sử dân tộc ta, nhưng lại sẵn sàng bỏ cả ngày để “chát” trước màn hình, để chơi điện tử, để xem phim hành động bạo lực với những tình tiết gay cấn.
Sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận học sinh THPT Ninh Bình là từ nhiều nguyên nhân. Khái quát lại thì có hai nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt, các giá trị nhân văn bị xem nhẹ, dẫn đến tàn dư của đạo đức cũ như: lối sống ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển đã ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh
Những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa đã làm ảnh hưởng tới việc rèn luyện đạo đức của học sinh Ninh Bình. Lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền cùng với tệ tham nhũng, buôn lậu, bạo lực, tội phạm và những hiện tượng băng hoại về đạo đức ngày càng phổ biến. Nhiều vụ việc tiêu cực, phạm tội diễn ra hàng ngày nhưng xử lý không đến nơi. Các gương xấu, gương mờ ở ngoài xã hội không phải là ít. Điều này làm cho một số học sinh gần như cảm thấy không có chỗ dựa, mất lòng tin, phương hướng.
Các điều kiện vật chất phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, học tập, vui chơi giải trí cho học sinh trong các trường còn thiếu; các tụ điểm sinh hoạt văn hóa dành cho học sinh là quá ít hoặc chưa đủ hấp dẫn để thu hút học sinh.
Nền tảng giáo dục đạo đức của một bộ phận gia đình có sự lung lay. Có những gia đình chưa quan tâm giáo dục đạo đức cho con cái, chưa quan tâm đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con trẻ để kịp thời uốn nắn những sai trái …
Vấn đề đạo đức luôn được đề cao về mặt lý thuyết, nhưng khi thực hiện còn nhiều bất cập. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh do giáo viên chủ nhiệm dựa vào kết quả học tập của học sinh và cảm tính riêng. Trong
thực tế, môn GDCD ở trường THPT là môn học dạy làm người, giúp cho học sinh biết cách ứng xử, tuân theo pháp luật, tôn trọng lẽ phải... Nhưng nhiều học sinh coi đây là môn phụ không hứng thú với môn học.
Do thiếu sự giáo dục đồng bộ, sự phối hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội, giữa Ban giám hiệu với Đoàn thể trong nhà trường chưa chặt chẽ. Đặc biệt là Đoàn TN cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh còn yếu, thiếu sự nhất quán trong phân công dẫn đến chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Hiện nay ở các trường THPT tình trạng quá tải trong học tập làm cho nhiều học sinh có học lực yếu hoặc trung bình bi quan, chây lười học tập dẫn đến bỏ học tạo xuất phát điểm cho những hành vi vi phạm pháp luật.
* Nguyên nhân chủ quan:
Do đặc thù về lứa tuổi, tâm lý, sinh lý, năng lực … đang trong bước trưởng thành và hoàn thiện, nên từ nhận thức tới hành động của học sinh còn rất nhiều yếu tố bồng bột, nông nổi. Vì thế, trước tác động đa chiều bởi nhiều yếu tố khác nhau của cuộc sống không phải học sinh nào cũng đủ bản lĩnh, khả năng phân tích thấu đáo để xử lý, định hướng cho đúng.
Trong học sinh còn một bộ phận không nhỏ không tự tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức cho bản thân .
Tóm lại, tình hình diễn biến về mặt đạo đức của học sinh Ninh Bình hiện nay là sự đan xen giữa mặt tích cực và tiêu cực. Trong đó mặt tích cực chiếm ưu thế đáng được trân trọng, phát huy. Tuy nhiên, những biểu hiện tiêu cực hiện có trong học sinh là nguy cơ tiềm ẩn từng bước làm suy thoái nhân cách một bộ phận học sinh cần được nghiên cứu nhận diện đầy đủ để tìm ra giải pháp kịp thời khắc phục, ngăn ngừa, uốn nắn.
2.1.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức thanh niên học sinh các trường trung học phổ thông ở Ninh Bình
2.1.2.1. Ưu điểm
Công tác giáo dục đạo đức cho TN học sinh các trường THPT ở Ninh Bình đạt một số ưu điểm nổi bật sau:
- Về giáo dục đạo đức gia đình:
Trong thực tế, có nhiều gia đình giáo dục con em thông qua việc xây dựng “nếp sống văn minh” và “gia đình văn hoá” với các chuẩn mực là: hoà thuận, kính trên nhường dưới, hạnh phúc… Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần