2.2. Đặc điểm văn hoá dân tộc Mường ở Ninh Bình
2.2.3. Nét đặc thù trong văn hóa dân gian của người Mường ở Ninh Bình
Khi nói đến sắc thái văn hóa nói chung, văn hóa của tộc người Mường nói riêng khó có thể phân định một cách rạch ròi đâu là văn hóa vật thể và đâu là văn hóa phi vật thể, bởi đằng sau những hiện tượng, những vật thể cụ thể bao giờ cũng ẩn chứa những yếu tố tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng. Những nét văn hóa độc đáo của người Mường được thể hiện một cách tinh tế trong những vật dụng hàng ngày, trong lao động sản xuất, trang phục, kiến trúc, thơ ca, lễ hội, trong sự sinh thành và các mối quan hệ của con người. Do vậy, khi đề cập đến những sắc thái văn hóa của dân tộc Mường, chúng tôi chỉ đề cập vấn đề ở những nét cơ bản mang tính liệt kê.
- Văn hóa văn nghệ dân gian qua các lễ hội, phong tục, tập quán:
Tỉnh Ninh Bình được người dân cả nước biết đến như là một mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, “là nơi chứa những vật báu của trời, nơi nổi tiếng có nhiều thắng cảnh”. Dải đất này đã được các nhà chiến lược quân sự từ thời phong kiến coi “là cổ họng giữa Bắc, Nam” (Đại Nam nhất thống chí). Những danh thắng như Sông Vân, núi Thuý đã đi vào huyền thoại, là biểu tượng của Ninh Bình. Đây là một vùng "Tứ giác nước" được tạo bởi sông Đáy, sông Hoàng Long và sông Vân. Nơi đây vừa là gạch nối, vừa là ngã ba của ba nền văn hoá lớn sông Hồng - sông Mã - Hoà Bình. Những di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, đã gắn truyền thuyết vào với hiện thực đời thường,
minh chứng cho sự xuất hiện của cư dân Việt Mường (người Việt cổ) trên đất Ninh Bình từ hàng ngàn năm trước.
+ Các truyền thuyết dân gian: Chủ yếu tập trung lý giải về nguồn gốc các nhóm cộng đồng người Mường, chủ yếu là bốn nhóm người Mường, đã giới thiệu ở phần trên.
Mỗi nhóm cộng đồng người Mường ở Ninh Bình thường có cách lý giải riêng về lai lịch của mình. Người Mường ở xã Thạch Bình có truyền thuyết kể rằng: “Ngày xửa ngày xưa, bỗng một hôm Tổ tiên chúng tôi đã lỡ giết chết một con voi ở trong rừng mà chẳng hay đó là voi của nhà vua. Vua biết tin này thì vô cùng tức giận. Vua sai người đan một cái rọ bằng tre to đúng bằng con voi đã bị giết, rồi lệnh bắt dân Mường phải góp nộp đầy rọ vàng đến cho vua, thay con voi đã bị giết. Không có vàng nộp, sợ nhà vua trị tội nên dân Mường đã bỏ chạy đến nơi đây sinh sống” (Xem Truyện kể “Bắn phải voi quý của nhà vua”).
Điều đáng chú ý ở truyền thuyết kể trên là: Sự sinh tồn của người Mường được lý giải qua mối liên quan với nhà vua. Nếu như hệ lịch Mường, tựa như âm lịch, được coi như là một kết quả, ân huệ mà nhà vua đã ban cho người Mường (qua truyền thuyết về lịch sử Mường), thì lai lịch của những người Mường ở đây được giải thích vì căn nguyên của một “hiểm hoạ”. Truyền thuyết này ít hay nhiều gợi lại nỗi bi ai của một cộng đồng trong lịch sử thời Bắc thuộc. Đây là một vấn đề cần được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng. Đặt trong tổng thể văn hoá Mường nói chung, với sự cần thiết hơn bao giờ hết về việc sưu tầm, nghiên cứu văn hoá của các dân tộc Việt Nam.
Một truyền thuyết khác kể: “Ngày xưa có mấy người anh em họ Quách đi săn xa, đến vùng đất mà ngày nay người Mường chúng tôi đang ở (Thạch Bình). Một hôm, con chó săn bỗng trợ dạ và đẻ con ở ngay trong rừng, không nỡ để chó săn quý ở lại rừng sâu. Họ bèn bảo nhau ở lại để chăm sóc. Về sau, nghe tin này, anh em, họ hàng trong bản kéo nhau tới đây sinh sống, thành trại Mường ngày nay” (Xem truyện kể “Hai anh em họ Quách”).
Chuyện này tưởng quá đơn giản, song lại có ý nghĩa sâu xa, liên quan đến thế giới “hậu vật” nguyên sơ của người Mường, được phản ánh rõ trong hệ lịch Mường. Ấy là vì: người Mường vốn có truyền thống chiêm nghiệm thế giới từ việc quan sát quá trình sinh trưởng của các loài vật ở chung quanh mình, rồi đúc kết, ghi nhận về quy luật của thời tiết, thời gian trong năm. Ở đây lịch sử của một nhóm trong cộng đồng được hình dung từ một điểm mốc là sự sinh trưởng của một vật nuôi quen thuộc.
Trong nếp sống của người Mường ở Kỳ Lão, Kỳ Phú (Nho Quan), có điều đáng quan tâm là: lấy chồng lấy vợ trong cùng một họ (là họ Đinh). Về điều này, các cụ già ở địa phương có kể rằng: Xưa kia, bản có mấy dòng họ, nhưng hiềm vì nỗi cả bản chỉ có 12 thẻ đinh, cho nên mọi người trong các họ khác đều phải đổi sang họ Đinh cả. Con số 12 (12 thẻ đinh) thể hiện khá phổ biến trong nếp tư duy truyền thống và những quy ước về số lượng sự vật, với ấn tượng về 12 tháng, tức là 12 chu kỳ vận chuyển của mặt trăng trong năm. Trong lễ vật cho đám cưới hay lễ “chạm ngõ” của người Mường trước kia, vẫn thường có 12 quả trứng (âm dương, sinh trưởng, duy trì nòi giống). 12 con cá chép hoặc 12 con cá diếc lớn, ứng với con số 12 tháng trong năm, một chu kỳ chuyển vận của trời đất và ước muốn của con người về hạnh phúc, thịnh vượng, đầy đủ… Cũng không thể thiếu món bánh dày trong lễ vật đám cưới của người Mường ngày xưa. Bánh dày tượng trưng cho “mặt trời tròn”. Tục đem bánh dày làm lễ vật đám cưới gợi lại sự tích bánh trưng, bánh dày từ thời Hùng Vương, theo quan niệm “trời tròn, đất vuông”, biểu hiện cho cuộc sống và hạnh phúc lâu bền…[52, tr.509].
Truyền thuyết của người Mường nói chung, gắn bó khá chặt chẽ, hữu cơ đối với nền văn hoá của dân tộc và trong không ít trường hợp đã có vai trò chi phối về sắc thái văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập văn hoá, văn minh của các dân tộc, của thời đại ngày nay, thì những yếu tố tạo nên sắc thái văn hoá ấy đang chỉ còn đọng lại trong tâm tưởng, ký ức của những người già. Bởi vì, trong bầu khí quyển hiện tại, văn hoá Mường khó có thể giữ được một hàng rào khép kín để khu biệt mình.
Tuy nhiên, tìm hiểu những yếu tố, sắc thái của văn hoá Mường, trong đó có các truyền thuyết được lưu truyền từ thời cổ xưa, là rất có ý nghĩa, góp phần nghiên cứu, khẳng định và giữ gìn văn hoá dân tộc trong tổng thể văn hoá Việt Nam.
+ Hệ lịch Mường: Là một hệ lịch riêng, đặc sắc, gần giống với âm lịch, nhưng được hình thành, ấn định, lưu tồn trong dân gian Mường theo lối khẩu truyền, tự giác ghi nhớ, vận dụng - dựa trên cơ sở của sự chiêm nghiệm tự nhiên - thông qua những biểu hiện thường ngày, thường kỳ của các vật nuôi, cây trồng, các hiện tượng thiên nhiên trong môi trường sinh sống.
Cũng như người Mường ở Thanh Hoá, Hoà Bình, đồng bào Mường ở Nho Quan (Ninh Bình) nay vẫn còn lưu lại được ở mức độ nào đó bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc mình. Những biểu trưng của văn hoá cổ truyền dân tộc Mường hoà quyện với thiên nhiên một cách kỳ lạ. Đó cũng là kết quả của sự chiêm nghiệm thiên nhiên qua trực giác của người Mường xưa. Một trong những tinh hoa cổ truyền của văn hoá Mường là Lịch Mường.
Lịch Mường tương truyền có trước âm lịch và dương lịch, được gọi là “Lịch Trăng”, gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt đơn sơ.
Mỗi ngày đêm được chia thành 16 giờ lịch Mường. Như giờ “Ca cáy”
(5h-6h30), giờ “Hiệng sáng” (6h30-8h). Mỗi tháng được chia làm 3 tuần theo tên gọi: Thượng tuần, gọi là “Cây”, Trung tuần gọi là “Lồng”, còn Hạ tuần gọi là “Cối”. Cứ thế ba tuần nối tiếp nhau lần lượt trong năm. Trong thượng tuần có mười “ngày cây”. Ngày cây một, ngày cây hai… Trung tuần có mười “ngày lồng”, Hạ tuần có mười “ngày Cối”…
Người Mường cũng đã sớm biết quan sát mặt trăng để làm ra lịch, giống như âm lịch. Một chu kỳ của mặt trăng tương ứng với ba tuần tiết liền nhau của lịch Mường:
Tiết đầu tiên là Mường ngày “Cây” có nghĩa là mát mẻ, xanh tốt, là sinh, là mọc, thích hợp với việc gieo trồng.
Tiết thứ hai là mười ngày “Lồng”, tức là những đêm trăng sáng lồng lộng, rọi ánh sáng chan hoà để chào đón sự ra đời của các bậc hùng tài, tuy tính khí có phần nóng nảy.
Tiết thứ ba là mười ngày “Cối”, có nghĩa là trời đất tối đi, chỉ sự không may mắn.
Các nhà làm lịch cho rằng, lịch Mường ngoài yếu tố “lịch trăng”, còn yếu tố “lịch hậu vật”, có nghĩa là lịch dựa vào sự sinh trưởng của cây cối mà con người quan sát được…
Có thể nói, ngoài yếu tố khoa học, hệ lịch Mường được lưu truyền đến nay còn chứa chất trong đó những vẻ đẹp của thời nguyên sơ. Lịch Mường không chỉ giúp cho con người thời nay, đặc biệt là người nông dân tham khảo về thời vụ cấy trồng - mà còn làm ta liên tưởng đến những vẻ đẹp khác trong kho tàng văn hoá dân tộc Mường độc đáo và phong phú.
+ Hát đúm ngày Xuân: Hát đúm là một loại dân ca Mường. Các cuộc hát đúm thường chỉ diễn ra vào mùa Xuân, khi hoa mơ, hoa mận, hoa đào nơi các bản Mường đang độ khoe sắc.
Hát Đúm là hát dân ca giao duyên (tựa như Quan họ giao duyên của người Kinh Bắc xưa nay, hát si, lượm của đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Tày, Nùng…, hò ví dặm ở Nghệ Tĩnh…). Do vậy, những người hát đúm phổ biến là nam nữ thanh niên (Mường).
Những nét đặc trưng của hát đúm so với các loại ca hát dân gian cổ truyền khác của người Mường như: Hát Rằm thường, hát Sắc bùa… được phân biệt trước hết là ở người hát, người nghe hát, nội dung và mục đích hát, sự đối đáp. Và, nét đặc trưng của hát đúm của dân tộc Mường so với các loại dân ca giao duyên của các dân tộc khác là ở nội dung bài hát, lời ca, ngôn ngữ, âm điệu, quan hệ đôi lứa theo phong tục dân tộc (Mường), không gian, sinh hoạt…
Về khái niệm “Hát đúm” có thể suy nguyên là: “tụ tập nhau lại để hát”. Có người suy luận thêm: Đó là những cuộc hát “đàn đúm của trai gái, nam nữ thanh niên”, kể cũng không sai, miễn là hiểu từ “đàn đúm”
nguyên sơ của nó! Bởi vì, tên gọi của bất kỳ loại dân ca nào của dân tộc nào cũng đều mang ý nghĩa chân chính và lành mạnh.
Nếu như các loại dân ca giao duyên nói chung đều được thể hiện theo cách thức đối đáp, thì hát đúm của người Mường Ninh Bình nói riêng (huyện Nho Quan) và trong cả nứơc nói chung, không nằm ngoài đặc trưng này.
Các nghệ nhân, các “cây” hát đúm là người Mường ở huyện Nho Quan cho biết: hát đúm là loại dân ca Mường được kế tục và phát triển của hát rằng thường, giao duyên cổ truyền. Tuy nhiên, khi phân tích về mặt âm nhạc thì nhiều nhà chuyên môn cho thấy: âm nhạc trong hát đúm bay bổng, tự do, khoáng đạt hơn nhiều so với hát rằng thường, giao duyên (nói riêng) và hát rằng thường
(nói chung). Đây quả là một đề tài lý thú về lĩnh vực âm nhạc dân tộc cổ truyền. Hát đúm là dạng thức sinh hoạt giao duyên của trai gái Mường. Do vậy, hát đúm
chỉ đựơc thể hiện bằng tiếng Mường.
Sau đây là một số bài hát đúm đã và đang lưu truyền trong địa bàn cư trú của đồng bào Mường thuộc huyện Nho Quan (bằng tiếng Mường và tiếng Việt qua phiên dịch) [52, tr.513-516].
Tiếng Mường
Nam:
“Khi hớ bố mẹ Rằng Xường, Từi nì miềng hát thiếng Mường cho búi.
Ớ chi cho dạ bùi ngùi, Khi có bạn hiền đèo núi đến chơi.
Xin phép bố lúng, mệ làng,
Cho phép con hát cồng ún náng phương xà. Xin phép hai bác, ông bà chú vạ.
Thôn đi quà hói quà hồ, Quà đồi, quà núi bờ lủ nương.
Bao ni xin ngó lời xường, Cồng các bạn gái phường vềng làng.
Măng con nhạn báo có ún nàng đến chơi. Vềnh nhà eng xếp trù cơi,
Măng cha mệ dặn mấy lời là em đì. Điếng ni cho kịp buổi vấn vi, Đôi bà câu hát thầm thì cho xuôi sàng.
Hát câu eng hỏi thăm nàng, Khênh xa ún hỡi vềng làng em chời.
Hát lêng nò các bạn ời,
Hát câu nhân nghiã cho đời nở hoà. Hát lên eng hỏi thăm mà, Hỏi thăm quê quán cửa nhà nơi nò?
Hát chơi một đúm bông đào. Ỏ noay rắm buộng mềng vào mà lo.
Hễ buộc eng phở tha cho, Đưa Vềng nhà eng sẽ mổ bò náng tru.
Thừa cồng bố mệ ềng câu,
Chúng con là bạn bạc đầu vụng vằng”.
Nữ:
“Tréch ngoay khấp ngả cồng trăng, Chưa chi đã vội nhận xằng nhận xiên.
Mắt no sóng cả bỏ thuyền, Ỷ như Từ Thức kỉa tiền bó trân.
Mắt no trời đất xoay vần, Đáng xa lệ ám xích gần thi sào.
Xin phép bố lũng mệ làng,
Cho phép thôn hát cồng chàng đôi câu. Xin phép bè bạn trước khâu, Cho tôi ám hát mấy câu cồng chàng.
Ún đi quà lộ quà đàng,
Măng con nhạn báo mường làng eng xường. Ún vượn qua vạn dặm trường,
Có đàn tru béo cò kèng đào tiên. Ở ni bác bá ún hiền, Bảo ún bui ở lại liền đêm ni.
Nhà ún ở phủ phường tầy, Phía mặt trời lặn có mây tráng hồng.
Có còn hói rác thật trong,
Như thiếng ngoay hát cho loòng ngoay vường. Mười eng vượt vạn dặm thường,
Bươn ngàn cáy dốc đền mường ún chời”.
Nam:
“Xường ngoay cái thiếng ngoày mơi, Troong như hạt ngọc như lời chuông ngần.
Ở xa eng hảo đếng khênh, Dớ eng thăm hỏi ân cần đôi cầu.
Hỏi thăm eng trước ủn khầu, Cỏ mèng cỏ vựng như đâu cáy chuồng.
Cha mệ ngồi trang vang chường, Có mèng cỏ khuế như rường đồi hà”.
Nữ:
“Lời eng hỏi đạy châng hoà, Bộ mệ ủn khuể như là da cường.
Eng ủn khâu trước họ đường, Ý mẹng, ý vựng như rường đồi hà”.
Nam:
“Lơi vang băng bống ngần ngà, Hờm loong bê bạn khềnh xà bùi loong.
Hao cới ngoay rì cay voong, Là vật tìm chựng cay loong eng ngày.
Loong eng màng mái khạng ngay, Nguyền câu ước hạo cọ ngay cặp nhàu”.
Tiếng Việt
Bây giờ mình hát tiếng Mường cho vui. Ở chi cho dạ bùi ngùi,
Khi có bạn hiền vượt núi đến chơi. Xin phép bố bản, mẹ làng,
Cho phép con hát với em nàng phương xa. Xin phép hai bác chủ nhà,
Xin phép các bác, ông bà, chú cô. Cháu đi qua suối qua hồ, Qua đồi, qua núi, qua bờ rẫy nương.
Vào đây xin ngỏ lời thương, Với các bạn gái xa phương về làng.
Nay anh đắp đập bên đàng, Nghe con nhạn bảo có nàng đến chơi.
Về nhà anh xếp trầu cơi, Nghe cha mẹ dặn mấy lời anh đi.
Đến đây kịp buổi vân vi, Đôi ba câu hát thầm thì xuân sang.
Hát câu anh hỏi thăm nàng, Gần xa anh hỡi về làng anh chơi.
Hát lên nào các bạn ơi!
Hát câu nhân nghĩa cho cho đời nở hoa. Hát lên anh hỏi thăm mà,
Hỏi thăm quê quán cửa nhà nơi nao? Hát chơi một đúm hoa đào, Đã ai dám buộc mình vào mà lo.
Nếu buộc anh gỡ ra cho, Đưa về nhà anh sẽ mổ bò mổ trâu.
Thưa với cha mẹ anh câu,
Chúng con là bạn bạc đầu rụng răng”.
Nữ:
“Trách ai sấp ngửa với trang, Chưa chi đã vội nhận xằng nhận xiên.
Cũng như Từ Thức thấy tiên bỏ trần. Biết đâu trời đất xoay vần, Đang xa lại được xích gần thì sao?
Xin phép bố mẹ bản làng,
Cho phép cháu hát với chàng đôi câu. Xin phép bạn bè trước sau, Cho tôi được hát mấy câu với chàng.
Em đi qua lộ qua đàng,
Nghe con nhạn bảo mường làng anh thương. Em vượt qua vạn dặm đường,
Qua vạn núi đá đến mường nhà anh. Mường anh nương rẫy tốt xanh, Có đàn trâu béo có cành đào tiên.
Ở đây bác bá em hiền,