Vận động đồng bào Công giáo tham gia phong trào thi đua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (Trang 41 - 46)

2.2.1 Vận động đồng bào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế

Với mục tiêu hướng đến nâng cao đời sống cho đồng bào Công giáo, Ủy ban đã động viên, triển khai, hướng dẫn đồng bào tích cực thi đua yêu

nước, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, xây dựng xã hội văn minh.

Các hộ giáo dân tích cực tham gia các phong trào của các xứ, họ đạo theo định hướng của Ủy ban, nỗ lực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho mình, cho xã hội. Nhiệm vụ này, người Công giáo, ngoài trách nhiệm chung còn được khích lệ bởi tinh thần đổi mới của Công đồng Vatican II được các Giám mục Việt Nam triển khai trong Thư chung 2001: “Để yêu thương và phục vụ, trước hết phải tiếp tục đường hướng đồng hành cùng dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và lo âu của dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần giải quyết, hầu cho con người được sống và sống dồi dào. Ta không thể thờ ơ với những chương trình phát triển cũng như tình trạng nghèo đói và những tệ nạn xã hội, bởi ta là một thành viên của

cộng đồng dân tộc với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi”.

Trên đất nước ta, đại đa số đồng bào Công giáo sống ở vùng nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và làm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ủy ban với nhiệm vụ của mình thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng những giáo dân làmkinh tế giỏi, lao động tích cực, có ý chí phấn đấu vươn lên. Những hoạt động đó là nguồn cổ vũ lớn lao cho đến đồng bào Công giáo, thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến người có đạo. Những đóng góp của Công giáo đã góp phần ổn định, nâng cao mức sống của một bộ phận dân cư, tạo sự phấn khởi, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Sự đóng góp của người Công giáo cả nước trong phát triển kinh tế những năm qua rất đáng ghi nhận. Trong đó, điều đáng đề cập là những thành

tích to lớn trong nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, một nhiệm vụ kinh tế xã hội mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Như một lẽ tự nhiên, người Công giáo sống đạo tình thương đã không quên chia sẻ với đồng bào mình, với tha nhân những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong đời sống vật chất. Trong những điều kiện phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, vấn đề phân hóa giàu nghèo nảy sinh đòi hỏi xã hội phải quan tâm giải quyết. Người Công giáo càng thấm thía ý nghĩa việc nhường cơm sẻ áo, giúp nhau vốn liếng, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho đồng bào mình thoát nghèo để mọi người đều được hưởng những giá trị sống mà Chúa ban tặng. Ở tất cả các địa phương trong cả nước đã tổ chức nhiều hình thức phong phú như lập quỹ xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất, san sẻ ruộng vườn cho những gia đình khó khăn có ruộng sản xuất.

2.2.2. Vận động đồng bào Công giáo xây dựng đời sống mới khu dân cư cư

Phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, đoàn kết cộng đồng giáo xứ, họ đạo, Thư chung 1980 nhấn mạnh “Xây dựng một nếp sống, một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc”. UBĐKCGVN phát động phong trào thi đua với 10 nội dung, kết hợp phong trào của Mặt trận Tổ quốc “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Báo cáo Tổng kết phong trào thi đua yêu nước, sống “Tốt đời đẹp đạo” trong đồng bào Công giáo giai đoạn 2010-2015 đánh giá “các phong trào do UBĐKCGVN phát động đã và đang tiếp tục phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sâu sắc; các nội dung của phong trào đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của nhà nước; phù hợp với tâm tư, tình cảm và nếp sống đạo

của đồng bào Công giáo”4.

Có thể khẳng định, ở đâu có người Công giáo là ở đó có phong trào thi đua yêu nước xây dựng cuộc sống mới. UBĐKCG tại các địa phương còn sáng tạo ra nhiều phong trào thi đua yêu nước thiết thực để vận động đồng bào Công giáo như phong trào “Tiếng kẻng học bài” cho học sinh, sinh viên, phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Hiền mẫu sống đạo hôm nay”, mô hình “Ba không”, “Sáu tự quản”, “Xóm đạo bình yên”, hoặc thi đua xây dựng “Giáo xứ họ đạo tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu, người giáo dân tiêu biểu”… đạt được nhiều kết quả tích cực. Phong trào tập hợp rộng khắp các tầng lớp, các giới trong xứ họ đạo Công giáo tham gia. Khi tham gia thực hiện tốt các phong trào, giáo dân nâng cao lòng yêu nước, trách nhiệm công dân, gần gũi với cộng đồng, cùng chia sẻ trách nhiệm.

Các phong trào thi đua đó đã tạo ra một diện mạo mới cho các xứ họ đạo trên toàn quốc cả về đời sống vật chất, tinh thần cũng như mang giá trị đào tạo, giáo dục, thể hiện tinh thần nhân văn, sống có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

2.2.3. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, bác ái

Phát huy tinh thần tương thân tương ái, sống đạo tình thương, thực hành nội dung giáo huấn, công tác từ thiện luôn là điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước của người Công giáo. Giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là những vấn đề xã hội mang tầm quốc tế, cần sự chung tay giải quyết của toàn thể cộng đồng. Thời gian qua, các quốc gia, trong đó có

4 Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo lần thứ IV, giai đoạn 2010 -2015.

Việt Nam, đã rất nỗ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, trong đó có các tổ chức tôn giáo, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ người nghèo khổ, bất hạnh. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân rất tích cực tham gia các hoạt động này.

Hiện nay, 20% dân số thế giới và 14,8% dân số Việt Nam đang phải sống trong nghèo đói. Khoảng 850 triệu người trên thế giới và gần 1,7 triệu dân Việt Nam mù chữ. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (0,22%) trong tổng số 5,4 triệu người khuyết tật tại Việt Nam được sống trong các trại bảo trợ xã hội của Nhà nước. Năm 2009, có 1.786 người Việt Nam chết và bị thương do thiên tai. Ngoài ra, còn nhiều người dân sống bất hạnh do bệnh tật, mồ côi, không

nơi nương tựa,… [37,153].

Hoạt động từ thiện xã hội của Công giáo ở nước ta đã trở thành một trong những lẽ sống và ngày càng được tổ chức mang tính chuyên nghiệp, với quy mô lớn và đạt được nhiều hiệu quả. Công giáo có một hệ thống tổ chức từ thiện xã hội chặt chẽ, từ cấp quốc tế đến từng giáo phận, giáo xứ. Với quan điểm, hành động từ thiện bác ái sẽ loan báo Tin Mừng đến những người nghèo khổ để mở mang Nước Chúa, cho nên giáo dân rất tích cực làm từ thiện. Ngoài ra, trên cơ sở nền tảng kinh thánh và thần học đề cao lòng bác ái, Công giáo rất chú trọng đến với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội công bằng, trong đó quyền lợi và nhu cầu của người nghèo được tôn trọng và đáp ứng một cách xứng đáng. Giáo hội Công giáo xác định, hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo hội. Tuy chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số dân cả nước, nhưng người Công giáo Việt Nam trong xu thế “đồng hành cùng dân tộc”, sống “tốt đời đẹp đạo” và tinh thần thương yêu tha nhân như chính mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho công

Công tác từ thiện của Công giáo được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, mang lại hiệu quả thiết thực cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Hàng loạt các hoạt động đã được thực hiện nhằm trợ giúp cho nhóm đối tượng cần giúp đỡ như mở trường lớp tình thương, trợ cấp học bổng, tiếp sức mùa thi, khám chữa bệnh cho người nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai, chăm sóc bệnh nhân AIDS, phong, nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ em khuyết tật, tặng quà và hỗ trợ vốn làm ăn cho người nghèo… Các hoạt động nhân ái này không chỉ góp phần tự củng cố đức tin cho người Công giáo, mà còn đem đến cho họ sự trân trọng và tình cảm yêu thương của toàn dân tộc, giúp xoá đi những mặc cảm và định kiến trong quá khứ giữa những người cộng sản và người Công giáo. UBĐKCG các cấp đã tích cực động viên giáo dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, bác ái xã hội.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động từ thiện xã hội của đạo Công giáo ở một số địa phương còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Lợi dụng chính sách tôn giáo cởi mở, thông thoáng và sự khuyến khích các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thông qua các tổ chức tôn giáo phi chính phủ (NGO) để móc nối, cấu kết với các đối tượng xấu trong nước nhằm chống phá chế độ và truyền đạo trái pháp luật. Làm cho hoạt động từ thiện của người Công giáo vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập, hiệu quả chưa cao, có lúc có nơi không tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước… Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho UBĐKCGVN để hoạt động nhân đạo từ thiện thực sự ý nghĩa và thể hiện được tinh thần đức Chúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)