Hệ thống hình tƣợng chủ đạo trong thơ khuynh hƣớng điền viên – sơn thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ khuynh hướng điền viên sơn thủy việt nam thế kỷ XV – XVI nhìn từ góc độ đặc trưng thẩm mỹ (Trang 82 - 83)

46 Xem Nguyễn Hiến Lê (dịch giả), Trang Tử và Nam hoa kinh, Nxb Văn hóa Thơng tin,

3.3 Hệ thống hình tƣợng chủ đạo trong thơ khuynh hƣớng điền viên – sơn thủy

3.3 Hệ thống hình tƣợng chủ đạo trong thơ khuynh hƣớng điền viên – sơn thủy thủy

Từ điển thuật ngữ văn học đã khu biệt hai thuật ngữ hình tượng và hình tượng nghệ thuật như sau: Nếu hình tượng là sự “tượng trưng ở những mức khác nhau”47; thì hình tượng nghệ thuật là sự “chiếm lĩnh, thể hiện tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật”48. Đồng thời, “hình tượng nghệ thuật không phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện tồn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thể với thực tại”49. Vậy nên, hình tượng nghệ thuật hàm chứa trong nó cả phạm trù khách thể và chủ thể, thậm chí nó cịn có thể hài hịa giữa các mặt đối lập: “chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện

47 Xem thêm: Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.390 48 Xem thêm: Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.147 48 Xem thêm: Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.147 49 Xem thêm: Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.148

thực và lý tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vơ hình”50. Hình tượng nghệ thuật khơng đơn thuần là tấm gương phản chiếu hiện thực một cách chính xác như nó vốn có, mà đó cịn là một hiện thực đã được chủ quan hóa dưới sự nhận thức của chủ thể sáng tạo: “Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thơng qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc”51. Trong Từ điển Bách khoa văn hóa học, A.A.Ragudin đã khẳng định, hình tượng nghệ thuật không hướng đến phản ánh thực tế theo cách giống hệt như thật mà còn là thể hiện thái độ sáng tạo đối với thực tế. Khác với tri giác biểu tượng luôn cho ta ý thức về những cái chung nhất của một cộng đồng nhằm mục đích “khơi dậy trong ta một giọng nói to hơn giọng nói của chính ta”52 thì hình tượng nghệ thuật lại tạo ra những dấu ấn của sự khác biệt đến từ cá tính sáng tạo của mỗi tác giả. Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật ln có một mối quan hệ mật thiết với sự sáng tạo, quan điểm thẩm mỹ, thế giới quan, nhân sinh quan của chủ thể sáng tạo. Vì thế, hình tượng nghệ thuật thực sự là: “Sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính”53. Khơng chỉ vậy, hình tượng nghệ thuật cịn mang tính thẩm mỹ. V.A Ra-dum-ni, A.A Ba-giê-nơ-va trong cơng trình nghiên cứu Hình tượng nghệ thuật đã kết luận rằng: “hình tượng nghệ thuật có đặc tính thẩm mỹ” đồng thời “cái

đẹp và cái thật ở trong những hình tượng đó khơng tách rời nhau”54. Trong một tác

50 Xem thêm: Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.148 51 Xem thêm: Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.147 51 Xem thêm: Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.147

52 Xem thêm: Jean Chevalier - Alain Gheerbrant (1997), Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.81 Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ khuynh hướng điền viên sơn thủy việt nam thế kỷ XV – XVI nhìn từ góc độ đặc trưng thẩm mỹ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)