Mƣời hai con giáp nhìn từ đời sống tâm linh cổ đại Đôn gÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 42 - 64)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP

1.4. Mƣời hai con giáp nhìn từ đời sống tâm linh cổ đại Đôn gÁ

Văn hoá Đông Á là tổng hoà các giá trị vật chất và tinh thần do các dân tộc Đông Á sáng tạo ra. Bởi vì văn hoá Đông Á thuộc văn hoá phương Đông, có cội nguồn từ văn hoá nông nghiệp nên giữa con người và môi trường tự nhiên có mối quan hệ tương tác rất lớn với nhau. Người cổ đại Đông Á tin vào sức mạnh của chủ thể là bản thân, chính là con người nhưng đồng thời cũng tin vào sức mạnh đến từ tự nhiên. Tự nhiên trong tư tưởng của người Đông Á không chỉ đơn thuần là các vị thần thiên nhiên như sơn, thuỷ, mộc mà tự nhiên còn chính là những động vật tồn tại xung quanh cuộc sống của cư

dân; nó không những có vai trò, ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống mà còn biểu hiện một cách chân thực và sinh động về tư duy, hoạt động cũng như lối sống của cư dân Đông Á.

Tý (chuột)

Có lẽ Trung Hoa là dân tộc gắn cho loài chuột nhiều màu sắc nhất. Văn hóa Trung Hoa mang trong mình đủ các loại hình của văn hóa thế giới, từ chất du mục trên thảo nguyên, đến chất nông nghiệp cạn (kê, mạch, ngô) miền bắc và nông nghiệp lúa nước miền nam. Chính vì thế, văn hóa của họ từ khắp mọi miền, ở đâu cũng có dấu ấn của chuột. Trong văn hóa Hán, chuột được xem là biểu tượng của sự trung thực, lòng vị tha, óc cầu tiến, tính cách dễ dãi và sự hào phóng. Các dân tộc thiểu số khác như Di, Tạng, Thái Vân Nam, Choang, Nasi (Nạp Tây), Uigur (Duy Ngô Nhĩ),.. vẫn chọn chuột đứng đầu trong dãy 12 con giáp, dù sau chuột, các con vật khác được chọn thay đổi theo quan niệm của từng tộc người. Ngoài Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên cũng chọn chuột đứng đầu dãy Hoàng đạo của mình.

Nông dân một số vùng Bắc Trung Hoa ngày nay vẫn còn tục “chuột lấy chồng”. Những ngày diễn ra phong tục, người ta phải tắt đèn đi ngủ sớm để tránh làm kinh động đến chuột với hy vọng chúng sẽ không phá hoại mùa màng. Ám ảnh về sự phá hoại của loài chuột cũng như khả năng dự báo thiên tại của chúng là nguyên nhân chính khiến người Trung Hoa tôn thờ chuột. Nhiều vùng dựng miếu bái chuột. Trong tiếng Trung Hoa, chỉ có chuột và hổ mới được gọi tên một cách kính cẩn bằng cách gắn thêm từ “lão” phía trước: lão thử (cụ chuột) và lão hổ.

Xứ sở kim chi thì hình ảnh mượn lũ chuột háu ăn để nói về lòng tham của con người. Lũ chuột nhắt và một con chuột già sống bám vào một kho

thóc có một chú mèo canh giữ. Lũ chuột háu ăn, chẳng bao lâu kho thóc vơi đi thấy rõ dù lần nào lân la đến kho thóc đều bị chú mèo đuổi bắt. Chúng lập mưu định lén cột vào cổ mèo một cái chuông to để không còn bị quấy rối nữa. Chỉ mỗi lão chuột già từ chối, bảo “đó là việc làm ngu ngốc, là tự hại thân mình”. Lũ chuột con vẫn giữ nguyên kế hoạch. Lão chuột già khôn ngoan đã chạy vào rừng. Chính chiếc chuông cột vào cổ mèo đã báo động cho người chủ kho thóc biết được sự có mặt của lũ chuột, và vì thế chúng bị tiêu diệt sạch, chỉ mỗi lão chuột già được sống thảnh thơi trên núi.

Người dân xứ Phù Tang cũng góp mặt với câu chuyện Chiếc bánh gạo. Chiếc bánh vô tình rơi xuống và lăn xuống một cái hang. Lão nông dân lần theo tìm, phát hiện ra một cộng đồng nhà chuột cư ngụ đông đúc. Ăn xong chiếc bánh, lũ chuột cảm ơn ông lão, bày một buổi tiệc linh đình và còn tặng ông lão một món bảo vật. Ngoài xã hội, người Nhật Bản vẫn thường nhắc tên trộm lừng danh Jirokichi sống vào thế kỷ 18-19 mang biệt hiệu Nezumi Kozo (Thử Tiểu Tăng) chuyên đánh cắp tiền của giới quý tộc để phân chia cho dân nghèo, đã khiến triều đình Edo thời bấy giờ phải dùng đến hàng trăm võ sĩ samurai mới bắt được.

Sửu (trâu)

Theo cách phân chia thời gian năm tháng ở châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung hoa thời xưa, con Trâu cũng là một biểu tượng cho một năm. Trong 12 địa chi (thập nhị chi), trâu mang pháp danh là sửu, đứng hàng thứ hai sau tý và đứng trước 10 con vật khác, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm.

Người phương Đông đã tìm thấy và đặt tên cho bốn chòm sao, gồm 28 ngôi sao chính gọi là nhị thập bát tú, trong đó có sao Ngưu thuộc chòm sao Huyền Vũ nằm ở phương Bắc, ứng với hành thuỷ, thuộc về mùa Đông. Theo quan niệm của người phương Đông thì sao Ngưu, sao Đẩu là những ngôi sao sáng và thường được gắn cho những người có trí tuệ trác việt. Ở văn hóa phương Đông, một trong những tôn giáo lớn là đạo Phật có nhiều câu chuyện về trâu, mượn hình ảnh loài vật này để nói về triết lý, văn hóa, đạo lý sống, đó là tự chăn tâm mình, tự chăn tâm ngã như là thuần phục một con trâu. Biểu hiện cụ thể là bộ tranh chăn trâu gồm 10 bức với 2 dòng trâu tiệm hóa minh họa cho con đường giác ngộ của Phật giáo Tiểu thừa và trâu toàn đen dẫn bày các yếu chỉ thiền cho người học theo tư tưởng Phật giáo Đại thừa.

Với người Trung Quốc, con trâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của họ trên nhiều phương diện văn học, hội họa, ca dao, tục ngữ, phong tục... Người ta quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian an bình. Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện. Trong “Phong Thần”, Thái Thường Lão Quân cưỡi Thanh Ngưu (Trâu xanh).

Trâu còn biết đến trong tín ngưỡng như: Đầu trâu, mặt ngựa (Ngưu đầu, Mã diện) là 2 sinh vật thuộc hạ của Diêm Vương chuyên thực hiện việc hành hạ, tra tấn người ở địa ngục. Trong Tây Du Ký có nhân vật Ngưu Ma Vương là vua của các loài trâu. Có bức tranh vẽ nhà hiền triết Lão Tử cưỡi Trâu

xuyên khắp cánh đồng đi về hướng Tây. Ngoài ra còn có truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ với chiếc cầu Ô Thước (Ô là con quạ, Thước là con chim Khách). Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Thượng đế vì say mê một tiên nữ dệt vải tên là Chức Nữ, nên bỏ bê việc chăn trâu. Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước vào đêm mùng 7 tháng Bảy. Lúc chia tay nhau cả hai đều khóc, nước mắt của họ rơi xuống trần gian thành cơn mưa nhẹ gọi là mưa Ngâu. Trâu còn là vật cưỡi của viên tướng Hoàng Phi Hổ.

Theo truyền thuyết trâu đã giúp vua Vũ nhà Hạ trị thủy. Thời Chiến Quốc, Tử Đồi là con vua Chu Trang Vương nuôi hàng trăm con trâu cho ăn gạo thóc, mặc gấm vóc, lại có kẻ hầu người hạ. Họ ca ngợi nghề chăn trâu của những Sào Phủ, Nịnh Thích. Trên đồ đất nung từ thời Thương Chu đã có hoa văn hình trâu. Đời Tiền Hán có nhiều tượng trâu bằng đồng, nhất là vùng Vân Nam. Theo truyền thuyết thì trâu biểu hiệu sự sống lâu. Lão Tử soạn Đạo Đức Kinh sinh vào thế kỷ thứ VI trước CN (thời Chiến Quốc), Lão Tử khi về già nhận thấy chính sự của vương quốc đang tan rã đã cưỡi trâu xanh đi về hướng Tây qua đồi núi đến nước Tần và từ đó mất dạng. Quân sư Tôn Tẩn thường ngồi xe, còn có giai thoại ông cưỡi trâu ra trận. Thời chiến quốc cũng có ghi lại chuyện Điền Đan dùng hỏa ngưu kế đánh bại quân địch.

Nhiều địa phương trên đất nước Trung Quốc vẫn duy trì tục trâu xuân, người ta đắp hình con trâu bằng đất hoặc làm bằng giấy cao 4 thước, dài 8 thước, tượng trưng cho 4 thời trong 8 tiết. Con trâu mô hình này được rước rất

long trọng kèm theo các hoạt động vui chơi như ca hát, múa, rước đèn lồng... gọi là xuân ngưu (trâu mùa xuân), sau đó lấy roi vừa quất vào nó vừa đọc lời chúc an lành. Các dân tộc thiểu số khác còn tổ chức nhiều lễ như lễ Ngưu vương, cúng Ngưu vương để cầu con, phòng bệnh, đuổi tà ma...

Dần (hổ)

Đối với nhiều nước phương Đông có loài hổ phấn bố thì hổ là biểu tượng của sức mạnh, thực lực, uy quyền và tâm linh. Tại đây, hổ được coi là có vị trí thống trị trong giới động vật nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng. Một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thần giám hộ, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hình ảnh con hổ là biểu tượng của đất nước là vật tổ của dân tộc mình. Hình ảnh con hổ đã đi sâu vào văn hoá, lịch sử, nghệ thuật như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… và các nước Đông Nam Á.

Ở một số nơi khác, hổ cũng tượng trưng cho quyền uy, thực lực, sức mạnh, uy mãnh, hung hiểm, và ở một khía cạnh nào đó, những tập tính của hổ được đánh giá cao và được hình mẫu như là biểu hiện cho nhiều phẩm chất của con người như phẩm chất kiên trì ẩn nhẫn, do khi quan sát tập tính của nó người ta thấy con hổ còn thể hiện phẩm chất kiên nhẫn và dũng cảm vì bản năng các con hổ biết khi nào nên nằm yên phục kích con mồi, là bậc thầy về nguỵ trang, chúng từ từ tiếp cận con mồi một cách âm thầm từng bước một, tận dụng mọi vật bình phong che chắn để nguỵ trang, dấu mình, và một khi

điều kiện chưa chín muồi, thời cuộc chưa rõ ràng, nó sẽ tránh bọc lộ quá sớm ý đồ của mình, hành sự kín đáo, không nóng vội.

Các triều đại phong kiến ở các nước Phương Đông coi hổ cùng với rồng là biểu trưng cho vương quyền, trong quân sự, võ học và cho những thành đạt trong khoa cử, chính vì vậy mà hình ảnh con hổ xuất hiện khá phổ biến trong cung cấm, doanh trại và trong trường thi. Đứng hàng thứ ba trong thập nhị địa chi, hổ là vị vua mang nhiều ẩn dụ nhất trong các loài dã thú. Trong dân gian Việt Nam, hình ảnh con hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu. Dưới chế độ quân chủ của triều đình phong kiến, hình ảnh Hổ được biểu tượng cho sức mạnh quân sự, cho các vị võ tướng và thường được thêu trên áo các võ quan hàng tứ phẩm. Ở một khía cạnh khác, người ta thường kể nhiều chuyện dân gian, vẽ tranh, tạc tượng về con hổ có rất nhiều và khiến cho nó trở thành những nhân vật trung tâm của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đại chúng.

Mão (thỏ/ mèo)

Hình ảnh con thỏ là mô-típ phổ biến trong nghệ thuật có ý nghĩa thần thoại trong các nền văn hóa khác nhau. Thỏ mang ý nghĩa phục sinh và là một biểu tượng của sự sinh sôi, tính hình hiền lành, dễ thương, đáng yêu. Hình tượng con thỏ trắng cũng gợi lên những ý niệm thân thiện và hiền hòa. Thỏ cũng là biểu tượng may mắn cho chuyện sinh nở. Chân sau của thỏ được xem là vật may mắn trong rất nhiều nền văn hóa

Theo quan niệm của người Trung Quốc thì con thỏ tượng trưng cho nét thanh lịch, sự nhạy cảm với nghệ thuật, âm thanh và cái đẹp. Thỏ thường gắn liền với các vị thần mặt trăng, chị Hằng (Thỏ ngọc). Trong văn hóa Khmer,

thỏ vừa là biểu tượng tôn giáo vừa là biểu tượng cho công lý, hạnh phúc và sự may mắn, phẩm chất con thỏ thông minh, dũng cảm.

Ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, con Thỏ là một trong 12 con giáp xếp sau con Trâu và trước con Hổ. Con Thỏ được coi là may mắn nhất trong số 12 con giáp, vì con Thỏ có nguồn gốc từ cung trăng, là biểu tượng của sự trường thọ. Trong tranh dân gian Trung Quốc, con Thỏ đứng gần một tảng đá dưới gốc cây và cầm tiên đan. Ở Việt Nam, con thỏ được thay thế bằng con mèo trong 12 con giáp, vì Việt Nam không có điều kiện môi trường để loài thỏ phát triển sinh sôi do Việt Nam là văn hoá thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên.

Trong thế giới đạo Phật, mèo bị chê trách là con vật đã cùng với con rắn không mảy may xúc động trước sự từ trần của Đức Phật… Ở Ấn Độ, người ta tìm thấy tượng những con mèo khổ hận biểu thị cho phúc lạc của thế giới động vật. Ở Trung Quốc cổ đại, mèo hay được xem như một con vật báo lành và người ta bắt chước điệu bộ của nó cũng như con báo, trong các điệu múa nông nghiệp. Ngày nay ở Campuchia, người ta vẫn nhốt mèo vào lồng rồi vừa đi vừa ca hát, rước nó từ nhà này sang nhà khác để cầu mưa: mỗi người dân làng tưới nước cho mèo và tiếng kêu của nó, như người ta nói, làm động lòng thần Indra, người phân phối nước làm phì nhiêu đất.

Thìn (rồng)

Về nguồn gốc của rồng, có quan niệm cho rằng, sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc Trung Nguyên đã kết hợp vật tổ của mình với vật tổ các bộ tộc khác để tạo thành con rồng

Trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, GS. Trần Ngọc Thêm đã nêu lên nguồn gốc của rồng từ văn hoá gốc nông nghiệp, chính nếp sống tình cảm,

hiếu hoà của cư dân nông nghiệp đã biến con cá sấu (vốn có rất nhiều ở vùng Đông Nam Á) hung dữ thành con rồng hiền, cai quản và ban phát nguồn nước dồi dào cho họ.

Hình mẫu chung phổ biến của rồng phương Đông là mình thuôn dài như rắn, đầu lạc đà, sừng hươu, vảy cá sắc nhọn phủ khắp mình, chân phối hợp giữa chân hổ và móng vuốt chim ưng, thở ra mây và phun ra nước. Rồng thường được thể hiện kết hợp với một vật hình cầu, mà người ta thường gọi nó là viên ngọc quý của rồng, có khả năng điều khiển được nước triều, chứa đựng tinh thần của vũ trụ. Người ta cho rằng, viên ngọc phát triển từ trạng thái hơi qua trạng thái nước kết tinh thành ngọc sáng chói vô cùng. Viên ngọc là đặc trưng của thần thánh, có thể thâu lượm được nhưng phải trải qua quá trình khổ hạnh hàng thế kỷ. Thông thường trong nghệ thuật tạo hình, viên ngọc được trình bày như một vật hình cầu lơ lửng ngay gần miệng rồng để diễn tả ý rồng nhả ngọc, rồng chầu ngọc, hay rồng tranh ngọc...

Riêng rồng trong văn hoá Hàn Quốc thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí tuệ và chân lý.

Với người phương Đông, rồng là một biểu tượng cho nguồn nước. Rồng phun nước tưới mát hoa màu, cung cấp sự sống nhưng cũng có lúc loài người làm rồng nổi giận gây ra lũ lụt, nhấn chìm hoa màu, cướp đi sự sống. Dù như thế nào, rồng cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người. Người phương Đông vừa tôn thờ vừa khuất phục trước sức mạnh của rồng và chưa bao giờ nghĩ đến việc giết rồng. Vì vậy, có thể nói rồng là một biểu tượng của văn hoá gốc nông nghiệp.

Vì là biểu tượng của nguồn nước nên khi xây dựng hình tượng về rồng, cư dân nông nghiệp cũng lấy hình ảnh của những con vật sống dưới nước làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 42 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)