Cơ sở tạo nên tính đặc thù của giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội hiện nay 001 (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Biểu hiện đặc thù của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ

1.1.2.1. Cơ sở tạo nên tính đặc thù của giáo dục đạo đức cho học sinh

1.1.2.1. Cơ sở tạo nên tính đặc thù của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông học phổ thông

Giáo dục đạo đức cũng như bất cứ giáo dục một khoa học nào trong nhà trường cũng đều bị chi phối bởi các yếu tố cơ bản như: mục tiêu giáo dục, chương trình nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, lực lượng giáo dục và cơ sở vật chất của việc giáo dục. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh xác định, đối với một đối tượng xác định là học sinh trung học phổ thông thì nét đặc thù của một cấp học được tạo ra từ chính đặc điểm về tâm – sinh lý của học sinh.

Thứ nhất là đặc điểm về tâm – sinh lý của học sinh THPT

Nhiệm vụ của nhà trường phổ thông là phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có học thức, có phương pháp làm việc sáng tạo, có tinh thần đổi mới, sẵn sàng chủ động nhập cuộc với đổi mới như một con người hành động năng động, có trách nhiệm. Đó chính là cơ sở xã hội của giáo dục và giáo dục đạo đức.

Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh ở những cấp học khác nhau được thể hiện ở sự khác nhau về độ tuổi, giới tính, trình độ nhận thức, quan hệ và kinh nghiệm xã hội. Chính sự khác nhau ấy sẽ tạo nên sự khác nhau từ mục tiêu cụ thể đến các mặt khác như nội dung, phương pháp của quá trình giáo dục đạo đức.

Như đã biết, trẻ tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp và luôn gắn với các sự vật hiện tượng sinh đông, rực rỡ.. Lúc này, khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư. Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách người sau này.

Còn đối với học sinh trung học cơ sở, có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “ lớn vọt ” lên ở các năm tiếp theo. Nhưng đến thời điểm hiện nay, quy luật trên không còn tồn tại trong số đông trẻ em Việt Nam cả ở thành phố lẫn nông thôn, bởi lẽ, tuổi dậy thì của các em đã được “ kéo xuống ” ở đầu bậc THCS (em trai thường chậm hơn em gái 2 năm. Tuy nhiên, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “ to cao ” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể.

Học sinh THPT thì đã có độ tuổi từ 15 đến 18, ứng với tuổi thanh niên. Đây là giai đoạn phát triển nhanh cả về thể lực và tâm lý, là lứa tuổi của sự phát triển nhanh chóng về cảm xúc và trí tuệ, có khả năng nhận thức bản thân: năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của mình. Ý thức tự trọng cao, các em thường không thể chịu nổi những lời lẽ nặng nề hay sự xúc phạm...

Học sinh lớp cuối cấp đã bắt đầu bước sang tuổi trưởng thành. Vì vậy, đây là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú. Đó là tình cảm gia đình, bạn bè, với dân tộc, quốc gia và nhân loại “ có lòng nhân ái, biết sống có tình nghĩa, có ý thức làm việc thiện” nhưng ý thức tổ chức, kỷ luật và trách nhiệm công dân chưa hoàn thiện, định hướng chính trị còn mờ nhạt. Thường hay đua đòi, chạy theo cái mới, dễ bị sa vào những biểu hiện tiêu cực, phản giá trị đạo đức xã hội.

Học sinh THPT xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, song họ rất ham thích hoạt động tập thể, kết bạn và giao lưu. Tuổi các em rất giàu nhiệt huyết, hăng hái, nhiệt tình, giàu ước mơ hoài bão và sống rất lãng mạn.

Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực, các em còn có một số biểu hiện chưa tích cực trong sự phát triển nhân cách như: nhìn nhận những vấn đề xã hội nặng tính chủ quan, hành động thường bột phát, thích làm người lớn, thích tự khẳng định mình nhưng lại chưa đủ độ chín chắn trong hiểu biết, suy nghĩ và hành động. Chính vì vậy mà các em không muốn bị gia đình ràng buộc, dễ có những nhận thức không đúng, lệch lạc, dẫn đến vi phạm nội quy và các quy định chung.

Mặt khác, ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè. Từ đó mà hình thành lên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường có những nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. Trong khi đó thì phần đông các gia đình hiện nay có ít con, có điều kiện về kinh tế ,nuông chiều con, các em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hóa, khoa học kỹ thuật , internet trong nước và thế giới. Do vậy, các em có thể có những hiểu biết rất phong phú về nhiều lĩnh vực nhưng nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý đến, thiếu sự quản lý. Điều đó làm cho trẻ tưởng rằng chúng đã trưởng thành và có thể có những quyết định đúng đắn những vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội...Từ đó, các em xem thường lời khuyên của cha mẹ, thầy cô và đó cũng là mầm mống nảy sinh các học sinh có khó khăn về rèn luyện đạo đức.

Đối với những học sinh có khó khăn trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường có những biểu hiện bằng thái độ coi thường giáo dục, lười học, lười lao động, cư xử không lịch sự, thường xuyên vi phạm nội quy, nề nếp của nhà trường, gia đình hay xã hội, phản ứng thường mang tính cực đoan; kém phát triển về ý thức đạo đức hoặc có khi trở nên vô thức trong quan hệ với cộng đồng, với người khác; nhận thức xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin, hoài nghi mọi thứ, ngại thổ lộ, bộc bạch bản thân ngay cả những vấn đề tích cực. Đôi khi có sự di chuyển niềm tin, lẽ sống, lý tưởng tốt đẹp sang niềm tin, lý tưởng của những kẻ bụi đời, ngỗ ngược, mù quáng.

Tình cảm của những học sinh này phát triển rất hạn chế: Có em trở nên hận đời, hằn học, phớt đời, …Có em khát khao tình cảm được bù đắp thỏa đáng,…Có em mất cân bằng về tình cảm dễ bị kích động…Có em tình cảm yếu đuối dễ bị mua chuộc, ngại làm việc. Từ đó dẫn đến các em hay có các thói quen vi phạm kỷ cương, nề nếp, nội quy của tập thể được thể hiện qua các hành vi: trêu tức, xấc xược, liên kết thành nhóm…Những nhóm này không tích cực, hay có các trò quỷ quái để trêu bạn bè, phản ứng, trả đũa, nói năng thô bỉ, cục cằn, thích dùng tiếng lóng, gây bè, kéo phái với nhau…Nói dối trở thành nét tính cách thường xuyên mà các em cho là có lợi. Những học sinh này thường làm cho gia đình, nhà trường và xã hội phải lo lắng.

Bên cạnh những mặt chưa tốt, những học sinh này cũng có những nét tâm lý đáng quý. Các em thường nhanh nhẹn, hoạt bát, thể hiện tính nhạy cảm, hiếu động, trí tưởng tượng phong phú. Nhiều em có năng khiếu nhạc, họa, cờ vua, thể thao và thường ẩn dưới vẻ bề ngoài bất cần, các em vẫn ao ước được an ủi, chia sẻ, động viên.

Những đặc điểm trên của những học sinh có khó khăn về tu dưỡng đạo đức không phải chỉ là cố hữu với chúng, có khi nó cũng biểu hiện ở những học sinh bình thường trong những tình huống xung đột hoặc trong những phút khó khăn của cuộc sống.

Tóm lại, tuổi học sinh THPT là lứa tuổi giàu ước mơ, dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần nhưng khá phức tạp trong tính cách, hành vi, nhất là đối với các em có khó khăn trong tu dưỡng đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội hiện nay 001 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)