Nghĩa của lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về lê lợi ở thanh hóa (Trang 102 - 123)

3.1 .Khái niệm lễ và hội

3.5 nghĩa của lễ hội

Lễ hội văn hóa dân gian là: Sự tổng hợp của cái thiêng liêng (lễ) và cái trần thế (hội), nó phân bố theo không gian thiên về tinh thần và duy trì quan hệ dân chủ giữa các thành viên trong làng xã. Qua lễ tục lễ hội thể hiện tình cảm của nhân dân với người anh hùng lịch sử hay các vị thần linh được thờ cúng. Lê Lợi đã đi vào các lễ hội dân gian như biểu tượng của một thời kì lịch

sử hào hùng của dân tộc. Người ta tìm thấy ở đây niềm thành kính thiêng liêng với tổ tiên, với truyền thống dân tộc. Và trong những lễ hội này hình ảnh của Lê Lợi dù không phải là nổi trội nhưng ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những lời ca, điệu múa như vẫn còn âm vang âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến mà ở đó biểu tượng rực sáng là Lê Lợi.

-Giá trị văn hóa: Nếu như lễ hội Lam Kinh là nơi tập trung hầu hết các lễ hội dân gian trong tỉnh, hàng năm thu hút được hàng nghìn du khách trên khắp mọi miến đất nước về tham dự, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc gia, dân tộc thì lễ hội Lễ hội Căm Mương có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của đồng bào Thái xã Văn Nho. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá, tinh thần mang đậm bản sắc của người Thái, đồng thời qua lễ hội còn giáo dục truyền thống và tinh thần anh dũng quật cường của cha ông trong công cuộc giữ nước. Vì vậy việc khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị chân chính của lễ hội Căm Mương ở Văn Nho – Bá Thước là rất cần thiết, qua đó còn mở ra một hướng đi mới về du lịch văn hoá và lịch sử cho vùng đất Mường Kỷ. Còn lễ hội Đền Thi xứ Thanh thể hiện đời sống tình cảm, tâm hồn đằm thắm trữ tình của đồng bào Thổ cùng sự đổi mới phát triển trên làng quê Trung Thành, luôn đủ sức lôi cuốn những dòng người như mắc cửi cứ đến hẹn lại đổ về dự hội.

- Giá trị lịch sử: Lễ hội Lam Kinh , lễ hội làng Xuân Phả, Lễ hội Căm Mương , lễ hội Đền Thi xứ Thanh đều xếp ở loại lễ hội có quy mô lớn trong tỉnh. Trong đó lễ hội Lam Kinh được xếp loại lễ hội có phạm vi quốc gia. Ở đây hội tụ các nét văn hóa đời Lê, mở đầu cho thời đại phong kiến tập quyền mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất. Nó không có sự pha tạp của lễ hội phật giáo, Đạo giáo Thánh mẫu. Nó vẫn còn hoang sơ như buổi ban đầu. Cùng với vương triều Lê gắn bó và góp phần phát triển lịch sử dân tộc trong gần 600 năm, có công đức sâu nặng với dân nước, lễ hội Lam Kinh là điểm tựa của nhân dân cả nước, trước hết là nhân dân Thanh Hóa đối với vương triều Lê.

Ấn tượng về lễ hội Lam Kinh không phai nhòa trong tâm thức của tất cả mọi thế hệ.

-Giá trị du lịch: Hằng năm, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ hội các lễ hội tôn vinh người anh hùng Lê Lợi như lễ hội Lam Kinh, lễ hội làng Xuân Phả, lễ hội Căm Mương, lễ hội Đền Thi…đều đặt trong mối quan hệ phát triển du lịch kết nối với các miền di sản, các vùng kinh đô, các vùng miền du lịch trong cả nước. Qua đó nhằm quảng bá di sản đất nước và con người xứ Thanh, các danh lam thắng cảnh, di tích, lịch sử văn hóa truyền thống yêu nước, lễ hội tâm linh, văn hóa vật thể, phi vật thể như hò sông Mã, dân ca Đông Anh, làng nghề như chiếu Nga Sơn, thổ cẩm của người Mường, người Thái, văn hóa ẩm thực như Chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ… Thông qua chức năng nhiệm vụ của lế hội, tập trung quảng bá tinh thần hào khí khởi nghĩa Lam Sơn và tôn vinh công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, gắn sự kiện này với việc tuyên truyền bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc trong tình hình mới, qua đó tạo tiền đề cho các lễ hội trong năm du lịch quốc gia 2015 ở Thanh Hóa.

Tổ chức các lễ hội đồng thời đẩy mạnh hoạt động du lịch nhất là du lịch tâm linh hướng thiện, quảng bá các di sản đặc sắc của Thanh Hóa như di sản Thế giới thành Nhà Hồ, Đàn tế Nam Giao, di tích đặc biệt Lam Kinh, đền Bà Triệu, Hàm Rồng, Sầm Sơn, suối cá Cẩm Lương… các điểm kinh tế công nghiệp như Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Lam Sơn, các vùng sinh thái kinh tế như hồ Cửa Đặt, Bến En…

Từ các lễ hội về Lê Lợi, đặc biệt là lễ hội Lam Kinh du khách có thể tham quan các làng nghề, các chùa chiền, các vùng sinh thái biển và làng bản, rừng núi vùng cao… tạo tiền đề cho các lễ hội truyền thống gắn di sản với du lịch bền vững ở xứ Thanh. Để có điểm nhấn và mở ra những tiền đề cho sự kết nối di sản, ngành Du lịch Thanh Hóa sẽ phối hợp với các điểm du lịch

kinh đô như Lam Kinh, thành Nhà Hồ Thanh Hóa, các di sản Huế, Hoa Lư (Ninh Bình), Thăng Long (Hà Nội), đền Hùng (Phú Thọ) và các di sản văn hóa thiên nhiên Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng miền Nam Bộ… sẽ tạo ra các tuor du lịch mang tính bền vững, có sức hấp dẫn cao đối với du khách trong và ngoài nước.

- Giá trị văn học: Thông qua những lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa, một lần nữa khẳng định truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ khăng khít với nhau. Truyền thuyết làm nảy sinh lễ hội và chính lễ hội là môi trường sống lâu bền của truyền thuyết. Không có những lễ hội truyền thống hàng năm như lễ hội Lam Kinh, lễ hội làng Xuân Phả…thì thế hệ trẻ sẽ không biết nhiều về người anh hùng Lê Lợi trong những trang truyền thuyết. Thông qua lễ tục, lễ hội sẽ giúp thế hệ trẻ biết và hiểu hơn những truyện kể dân gian và có ý thức trong việc tìm hiểu, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, văn học dân gian.

Lễ hội dân gian truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, hợp thành kho tàng di sản văn hóa quý báu của dân tộc, là nét đẹp văn hóa được hình thành, bổ sung và phát triển cùng với lịch sử lâu đời của dân tộc, trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân, nhằm thỏa mãn khát vọng về nguồn, nhu cầu văn hóa tâm linh, tăng cường giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của từng không gian nhất định, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội dân gian là góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

PHẦN KẾT LUẬN

Lê Lợi đã có công trong việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng và dựng nên vương triều Hậu Lê hưng thịnh bậc nhất trong triều đại phong kiến Việt Nam. Từ những công lao to lớn trong lịch sử, Lê Lợi đã đi vào truyền thuyết dân gian với niềm sùng kính, ngưỡng vọng thiêng liêng. Lê Lợi không chỉ sống trong lời kể mà còn sống trong những nghi thức thờ cúng của nhân dân. Chính vì biết ơn ông mà nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm ở khắp mọi nơi. Chúng ta nhận ra được một hợp thể hết sức độc đáo bao gồm truyền thuyết lịch sử về nhân vật và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian bao gồm các nghi lễ, hội hè, các tập tục lâu đời…Trong đó truyền thuyết đóng vai trò làm lời minh giải cho các hình thức sinh hoạt văn hóa. Ngược lại các hình thức sinh hoạt văn hóa lại minh chứng cho cho tính thức tại của truyền thuyết dân gian. Nhờ cái hợp thể độc đáo ấy, các nhân vật lịch sử đã thuộc về quá khứ dường như vẫn sống trong thực tại. Có thể nói, cùng với cái hợp thể mà phần lời, tức truyền thuyết lịch sử đã đóng vai trò quan trọng, khiến cho mọi hình thức sinh hoạt văn hóa trở nên sáng tỏ. Những nhân vật lịch sử, nhờ vậy cũng trở nên bất tử, luôn có mặt trong sự nghiệp của con cháu muôn đời sau. Chính ở đó ta có thể nhận thấy một biểu hiện đặc biệt quan điểm của nhân dân về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Đồng thời thể hiện đặc trưng nghệ thuật của thể loại truyền thuyết đó là chức năng làm sử.

Truyền thuyết Lê Lợi cũng như các, truyền thuyết khác mang trong nó hai đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết là yếu tố lịch sử và những chi tiết hoang đường, kì ảo do nhân dân hư cấu. Trong đó yếu tố lịch sử luôn chiếm vai trò chủ đạo. Nhưng yếu tố lịch sử trong truyền thuyết không phải là một thứ sử như trong các bộ sử chính thống mà đã được “ chưng cất”, “ nhào nặn” qua lăng kính của quần chúng nhân dân lao động. Thứ sử ấy lại được nhân dân chắp cho đôi cánh của hư cấu, kì ảo, thần kì thể hiện nguồn cảm

hứng sáng tác dân gian cũng như ước vọng muôn đời của họ về cuộc sống hòa bình, độc lập. Vì thế, các nhân vật lịch sử trong truyền thuyết vừa hiện lên như một con người trần tục, lại như những vị thánh thần mà người đời hằng ngưỡng vọng.

Yếu tố lịch sử trong truyền thuyết về Lê Lợi khá đậm nét. Từ ngồn gốc xuất thân cho đến khi ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, lập nên triều đại Hậu Lê thịnh vượng. Lê Lợi sinh ra ở một vùng quê cụ thể đó là Thôn Như Áng, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân ngày nay, trong một già đình hào trưởng. Trong truyền thuyết cũng như gia phả của nhiều nhánh của dòng họ Lê vẫn ghi lại quá trình gia đình Lê Lợi sinh cơ lập nghiệp ở đất này. Lê Lợi gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được lịch sử muôn đời ghi nhận. Từ lúc đất nước còn rối ren dưới thời Hồ, quân cuồng Minh đã gây họa cho muôn dân, Lê Lợi vì chí thương dân, căm ghét quân xâm lược và bọn vua quan bán nước nên đã mưu kế đánh giặc. Truyền thuyết cũng đã ghi lại những chặng đường của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách rất chân thực. Từ những ngày đầu khó khăn gian khổ về lương thực, binh lính:

“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội”

( Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Cho đến lúc ngọn cờ khởi nghĩa đã thu phục được nghĩa quân khắp nơi, sức mạnh quân sự dần được khẳng định, những chiến công bắt đầu được gặt hái. Truyền thuyết là kho tư liệu minh chứng hùng hồn nhất rằng: Lê Lợi đánh giặc chỉ có dân. Nhân dân ở khắp mọi nơi đều một lòng hướng về chủ tướng Lê Lợi. Những cuộc khởi nghĩa nơi Lê Lợi đi qua đều ghi nhận công lao trời bể của nhân dân. Họ giúp đỡ, cưu mang Lê Lợi và nghĩa quân khi gặp gian nguy, thậm chí có lúc cái chết cận kề. Những người dân không tên tuổi, không võ nghệ cao cường họ là bà hàng nước, bác nông dân, cô gái… Có khi họ hóa

thân thành những lực lượng siêu nhiên là những vị thần để góp công vào cuộc khởi nghĩa. Họ có chung một lòng mong mỏi đất nước hòa bình độc lập và tất cả đều gửi gắm vào chủ tướng Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn. Nhân dân đã bù trừ, chở che, ủng hộ cuộc khởi nghĩa mà không đòi hỏi ân huệ. Vẻ đẹp của nhân dân đã thắp sáng trong những trang truyền thuyết về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trong truyền thuyết Lê Lợi xuất hiện một số môtif quen thuộc của thể loại truyền thuyết như môtif sinh nở thần kì, môtif lập chiến công phi thường, môtif hóa thân kì lạ…Người anh hùng Lê Lợi trong quan niệm của dân gian là do hổ thác sinh, có lẽ cũng xuất phát từ niềm tin người anh hùng phải có nguồn gốc khác thường, siêu nhiên để có sức mạnh lập nên những chiến công phi thường. Khi Lê Lợi có mưu đồ xây dựng cuộc khởi nghĩa thì ông đã được Long vương trao cho gươm thần. Quá trình nhận gươm thần được nhân dân thêu dệt bằng những giai thoại khác nhau, thể hiện ước mơ, khát vọng, niềm tin vào minh chủ Lê Lợi. Trong quá trình cuộc khởi nghĩa diễn ra, nhân dân đã sáng tạo một loạt mô típ truyện, gắn liền với con người, cảnh vật núi sông cụ thể, trải rộng theo địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, mà tập trung nhiều nhất là ở vùng Lam Sơn và một số vùng phụ cận. Sự hóa thân của bà hàng nước, cô gái hóa cáo, các vị thần Hoàng làng..là những chi tiết kì ảo, thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về nền độc lập, thái bình.

Có thể khẳng định ngay rằng: Lịch sử văn học dân gian Việt Nam không một đề tài nào lại trở thành phong phú như đề tài Lam Sơn trong kho tàng truyền thuyết và không có một nhân vật lịch sử nào được đi vào dân gian như Lê Lợi: Đã thấm sâu, bén rễ, đã chiếm lĩnh cả chiều ngang lẫn chiều dọc của thế giới truyền thuyết Lam Sơn. Hơn năm thế kỷ đã trôi qua, gió bụi thời gian đã làm nhòa đi những vết tích vật chất về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Những hào lũy, đồn trại, kho lương, cảnh dồn binh bố trận, những cuộc chiến đấu vô cùng quả cảm của nghĩa quân… Tất cả chỉ còn là những dấu vết mờ nhạt. Nhưng trong ký ức của người dân Thanh Hóa, những thế hệ tiếp nối trên quê hương của người anh hùng dân tộc, hình ảnh Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo còn rất gần gũi trong lòng mọi người. Đó là những truyền thuyết, dã sử nói về cuộc khởi nghĩa mà hình tượng tiêu biểu, tập trung là người anh hùng Lê Lợi.

Tình cảm của nhân dân địa phương đối với người anh hùng không chỉ ở những câu chuyện kể dân gian còn lưu truyền lại, mà nó được cụ thể hóa trong tín ngưỡng của nhân dân. Cụ thể là trong các lễ tục, lễ hội, tín ngưỡng hằng ngày, hằng năm. Trên khắp địa bàn tỉnh Thanh, nhiều địa phương tổ chức lễ hội để tưởng nhớ người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trong đó tập trung đậm đặc nhất là lễ hội Lam Kinh (tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm). Lễ hội Lam Kinh với hình thức tổ chức mang đậm nét chung của bất cứ một lễ hội dân gian nào trên đất nước nhưng vẫn có những nét riêng theo nghi thức của địa phương Thanh Hoá.

Không chỉ có Lam Kinh, trên khắp mọi vùng đất nơi Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi qua đều in đậm dấu ấn trong lòng người dân. Những tình cảm giản dị, mộc mạc, thô sơ của nhân dân gửi gắm qua những câu chuyện kể về chủ tướng Lê Lợi và cụ thể hóa qua hoạt động lễ hội. Hàng năm nhiều địa phương khác nhau từ miền xuôi lên miền ngược, từ đồng bào dân tộc Kinh đến đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mường, Thổ đều tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Cho dù quy mô lễ hội khác nhau nhưng một trong những nội dung là thể hiện hình bóng chủ tướng Lê Lợi như lễ hội làng Xuân Phả (Thọ Xuân), lễ hội Đông Cao (Nông Cống), lễ hội Căm Mương ( Bá Thước), lễ hội Đền Thi ( Như Thanh). Có thể nói lễ hội là không gian văn hóa tâm linh kết nối quá khứ và hiện tại,

là sợi dây liên kết tinh thần đoàn kết của nhân dân địa phương, cũng như toàn quốc gia, dân tộc. Và nó chứng minh rằng: Cuộc sống của văn học dân gian không phải là cuộc sống dưới hình thức văn bản, cuộc sống của văn học dân gian phải là cuộc sống gắn liền với một môi trường sinh hoạt nhất định của văn học dân gian. Cũng như môi trường sống lâu bền của truyền thuyết đó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về lê lợi ở thanh hóa (Trang 102 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)