Nội dung và phương thức thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc tỉnh ninh bình (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

1.3.3. Nội dung và phương thức thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

chức là đối tượng tiếp thu phúc đáp đầy đủ. Đây là vấn đề dân chủ thực sự để đi đến sự nhất trí và đồng thuận xã hội.

1.3.3. Nội dung và phương thức thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc quốc

Về vấn đề nội dung phản biện xã hội:

Theo văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng thì nội dung phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ba loại sau:

Những chủ trương, đường lối chính sách, quyết định lớn của Đảng, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ trước khi ban hành (Theo đề xuất của Mặt trận, thì đó là những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên; tổ chức bộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị; những chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài)

Dự án văn bản pháp luật, chủ yếu là luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức bộ máy nhà nước, cán bộ chủ chốt của cơ quan nhà nước.

Kế hoạch nhà nước chương trình quốc gia, chính sách cụ thể về kinh tế, xã hội của Nhà nước trước khi ban hành. Căn cứ vào chủ trương của Đảng, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tình hình thực tiễn, có thể xác định nội dung phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc là dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật do cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trước khi ban hành cụ thể như sau:

Đối với cấp ủy đảng gồm: Các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng; các nghị quyết chuyên đề; đề án nhân sự Đại hội; dự kiến nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý của cấp ủy đảng ra ứng cử đại biểu Quốc hội; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; dự kiến cán bộ chủ chốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.

Đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân; Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; dự thảo quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (trừ lĩnh vực bí mật quốc gia); dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết trước khi ban hành; dự kiến cơ cấu, thành phần

số lượng người của cơ quan, tổ chức đơn vị ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; dự kiến người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đối với Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp: Dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chủ trì, soạn thảo; dự thảo quyết định, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân. [27, tr 32 – 35]

Về phạm vi phản biện xã hội:

Hiện nay đa số các ý kiến cho rằng không phải mọi dự thảo của tổ chức đảng, nhà nước trước khi ban hành đều thuộc phạm vi phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mà phạm vi phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các dự thảo chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan tới quốc kế, dân sinh. Tuy nhiện, điều này chưa chính xác bởi suy cho cùng thì chủ chương, chinh sách nào cũng liên quan đến quốc kế, dân sinh. Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [57, tr 35]. Trong điều kiện thực tế hiện nay (do có quá nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến mọi mặt của đới sống xã hội trong khi lực lượng, điều kiện của Mặt trận Tổ quốc luôn bị giới hạn, không thể thực hiện phản biện đầy đủ và toàn diện được), Mặt trận nên hướng vào phạm vị phản biện là dự thảo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân; đến tổ chức và cán bộ; đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận. Mặt trân nên lựa chọn, nhận hoặc đề xuất phản biện những đề án, dự án phù hợp với chức năng đại diện cho lợi ích hợp pháp cửa các lực lượng xã hội. Điều quan trọng là sự phản biện phải đáp ứng được yêu cầu tính khách quan; trung thực đúng luật pháp. Để đạt được điều đó, các đối tượng phản biện phải tạo điều kiện để Mặt trận tham dự quy trình phản biện ngay tử khi khởi thảo dự án, đề án và cung cấp thông tin đầy đủ, dự liệu để Mặt trận có đầy đủ cở sở làm luận chứng cho phản biện.

Các hình thức phản biện cửa Mặt trận Tổ quốc gồm:

Động viên nhân dân góp ý kiến phản biện xã hội với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức để các Hội đồng tư vấn và các cộng tác viên là những chuyên gia các lĩnh vực để thực hiện phản biện xã hội.

Thông qua các chương trình nghiên cứu, khảo sát do các cơ quan, tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành. Trong các hình thức tổ chức phản biện thì việc mời các chuyên gia tư vấn đặc biệt quan trọng vì tính chuyên nghiệp và hiêu ứng xã hội của nó.

Để việc phản biện xã hội thiết thực, hiệu quả cần quy định quyền và trách nhiệm của các chủ thể như sau:

Quyền, trách nhiệm của chủ thể phản biện; chủ động đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước xây dựng Đề án, dự án chuyển đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam văn bản đó để phản biện; tổ chức phản biện, gửi kế quả phản biện đến chủ dự án, đề án; nhận phúc đáp của quan, tổ chức là chủ dự án, đề án về việc tiếp thu, không tiếp thu nội dung phản biện. Đối với những nội dung không được tiếp thu, Mặt trận có quyền bảo lưu và kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành xem xét tiếp; chịu trách nhiệm về nội dung phản biện; đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện phản biện.

Quyền và trách nhiệm của đối tượng phản biện (cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định): Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện việc phản biện dự án, đề án thuộc thẩm quyền xây dựng, ban hành của cơ quan, tổ chức mình; tiếp thu toàn bộ kết quả phản biện; tiếp thu một số nội dung hoạch không tiếp thu kiến nghị phản biện của Mặt trận và thông báo bằng văn bản để Mặt trận biết; đối thoại với Mặt trận về các kiến nghị phản biện khi cần thiết; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung phản biện theo yêu cầu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cấp kinh phí từ dự án, đề án để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện.

Một số vấn đề đặt ra là việc tổ chức phản biện trong hệ thống mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện như thế nào? Có thể thấy rằng, cấp độ, quy mô vấn đề phản biện khác nhau đối với mỗi nội dung quyết sách của từng cấp, từng vùng. Vì vậy hình thức tổ chức phải linh hoạt; nếu quy mô nội dung phản biện lớn (Cấp quốc gia) thì chủ thể phản biện là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nếu nội dung phản biện là vấn đề của địa phương, vùng thì chủ thể phản biện là Ủy ban Mặt trận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc tỉnh ninh bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)