7. Kết cấu của luận văn
1.3. Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
1.3.4. Các yếu tố quy định hiệu quả thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
mạnh của tổ chức quần chúng rộng rãi nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có khả năng tạo ra sự cho cả hệ thống (gồm các thành viên và các địa phương) thực hiện phản biện như tư vấn, vận động dư luận…..[38, tr 60]
1.3.4. Các yếu tố quy định hiệu quả thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc quốc
Mặt trận tổ quốc Việt Nam có hệ thống tổ chức cả bốn cấp như hệ thống tổ chức của chính quyền (gồm Trung ương; tỉnh – thành phố trực thuộc Trung ương; quận – huyện – thị xã; xã, phường, thị trấn). Ban công tác mặt trận có mặt ở tận khu dân cư. Ban công tác mặt trận có vai trò thúc đẩy sự hình thành các cộng đồng tự quản thay mặt chính quyền quản lý mọi mặt đời sống khu dân cư nhờ vậy Mặt trận Tổ quốc trở thành tai mắt của Đảng và Nhà nước và là người đồng hành tinh cậy của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ và thống nhất hành động. Nhờ hiệp thương dân chủ mà Mặt trận Tổ quốc dễ đạt được sự đồng thuận xã hội – một yếu tố đảm bảo sự nhất trí và ổn định chính trị.
Bằng chức năng và phương thức hoạt động của mình, Mặt trận Tổ quốc đã trở thành tổ chức tập hợp được sức mạnh từ tình cảm và trí tuệ của mọi giới trong đó có đội ngũ trí thức và chuyên gia giởi ở một số lĩnh vực đời sống xã hội. Đội ngũ này vì lòng yêu nước, tự hào dân tộc sẵn sàng tư vấn cho Mặt trận trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Mặt trận Tổ quốc là tổ chức của dân, bênh vực quyền lợi cho nhân dân nên Mặt trận Tổ quốc luôn luôn có dân làm điểm tựa, là hậu thuẫn cho mọi hoạt động.
Thực thi quyền lực của nhân dân phụ thuộc vào việc tổ chức quyền lực của đảng cầm quyền, vào hiệu quả của sự vận hành hệ thống chính trị, vào sự trưởng thành của xã hội và văn hóa dân chủ. Phản biện xã hội của lực lượng nòng cốt xủa xã hội dân chủ ở nước ta, là sự phản biện của nhân dân và tổ chức và vì vậy, nó trở thành yêu cầu của quá trình thực thi quyền lực của nhân dân, Vai trò tất yếu của giám sát và phản biên xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện ở những phương diện sau:
Lịch sử và nhân dân đã lựa chọn và trao cho Đảng ta một sứ mệnh vinh quang, cao cả, độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để hoàn thành sứ mạng đó, đòi hỏi Đảng phải có đường lối đúng, phải hình thành và có cơ chế vận hành hệ thống chính trị một cách khoa học, phải có đội ngũ đảng viên xứng tầm với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phải được ủng hộ tín nhiệm của nhân dân,
Đối với một đảng cầm quyền, trách nhiệm của đảng là phải đưa ra định hướng chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước và giữ quan hệ với cử tri, công chúng. Hoạt động của đảng cầm quyền thể hiện chủ yếu bằng sự lãnh đạo nhà nước và chịu sự giám sát chặt chẽ của xã hội mà nhát là của các đảng đối lập. Đối với đảng ta, vừa lãnh đạo vừa cầm quyền, tuy mặt thuận lợi là cơ bản nhưng cũng nảy sinh trở ngại: “dễ chủ quan, duy ý trí và quan liêu trong việc xác định đường lối, …; là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên Đảng dễ áp đặt ý chí của mình cho Nhà nước và xã hội, dễ tự đặt mình trên Nhà nước và pháp luật…; những đảng viên có chức quyền dễ sa vào đặc quyền đặc lợi, tham nhũng cửa quyền, bao che cho nhau”[39]. Không có đảng đối trọng, không có sự giám sát và phản biện của đảng đối trọng, một đảng duy nhất cầm quyền dễ chủ quan, tự mãn… Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức của dân, là một bộ phận hợp thành hệ thống chính trị sẽ giữ vai trò cân bằng quyền lực thay cho cơ chế “đối trọng” trong thể chế một đảng của nước ta. Thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ giúp Đảng tránh được những nguy cơ đó. [36, tr 38 – 40]
Lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, nghị quyết, quan điểm là một trong những nội dung cấu thành phương thức lãnh đạo của Đảng. Đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng định hướng hoạt động cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phản biện xã hội sẽ giúp cho Đảng tránh được cái nhìn chủ quan, phiến diện, xa rời thực tế đời sống xã hội của nhân dân. Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: Chính những sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân là nguồn gốc hình thành nên đường lối đổi mới, cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, công cuộc đổi mới giành được những thành tựu như ngày hôm nay.
Hai là, Xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ
Hoạt động của nhà nước là quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách và pháp luật.
Cơ chế dân chủ này đòi hỏi một mặt, việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật không thể coi là công việc riêng của Nhà nước hay một lực lượng chính trị nào. Công việc này phải được tổ chức sao cho đông đảo nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội có được các cơ hội tham gia một cách thực tế vào việc xây dựng chính sách và thực hiện chính sách. Mặt khác, Nhà nước bằng sức mạnh toàn diện của mình, đảm bảo cho các đường lối, chính sách được xây dựng đúng với các định hướng chung đã được xác định, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật nhà nước, sự tôn trọng và chấp hành nghiêm minh trong quá trình thực hiện. Có như vậy mới tạo lập được một đời sống chính trị dân chủ, nặng động nhưng có kỷ luật và trật tự.
Một khía cạnh khác, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như một phương thức góp phần đảm bảo quyền lực Nhà nước do dân ủy quyền được sử dụng đúng mục đích. Theo đó, giám sát và phản biện xã hội là một hoạt động để nhân dân (thông qua cơ quan đại diện là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) kiểm soát quá trình thực thi quyền lực Nhà nước. Nếu thực hiện tốt giám sát và phản biện xã hội, Nhà nước và công chức sẽ tránh được các bệnh quan liêu, xa dân; các quyết sách, chính sách và phát luật đề án sẽ có tính hiệu lực và hiệu quả thực tiễn cao hơn, quá trình tổ chức thực hiện sẽ gặp được sự đồng thuận lớn hơn và có sự đảm bảo thành công bền vững hơn. Đặc biệt, trong giai đonạ hiện nay, nếu thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội thì Mặt trận đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước vốn là vấn đề quốc nạn ở nước ta là tổn thất niềm tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Ba là, Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam .
Lý do tồn tại của Mặt trận Tổ quốc là vì tổ chức này thực hiện các chức năng chính trị và xã hội: tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của quá trình dân chủ đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải tăng cường thực hiện chức năng giám sát và
phản biện xã hội, bởi đây chính là khâu đột phá để Mặt trận thực hiện các chức năng khác của mình. Nếu không thực hiện tốt chức năng này thì Mặt trận không thể hoàn thành tốt các chức năng tập hợp đoàn kết, vận động quần chúng và đại diện dân chủ và vai trò của Mặt trận trong đời sống chính trị - xã hội sẽ mờ nhạt. Khi đó, Mặt trận không còn là tổ chức đúng nghĩa của dân, của Đảng. Như vậy, thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội là việc làm thực hiện rõ nhất việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện trách nhiệm tham chính, tích cực tham gia vào công việc của Đảng, của Nhà nước, qua đó khẳng định uy tín chính trị và vị thế thực tế của mình trong đời sống chính trị - xã hội.
Bốn là, Văn hóa dân chủ - văn hóa chính trị của nhân dân.
Văn hóa dân chủ - văn hóa chính trị thể hiện ở việc nhận thức và thực hành dân chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội cùng với chức năng tuyên truyền, vận động quần chúng sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành lối sống, nếp sống theo pháp luật – một đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Hơn nữa, hoạt động giám sát và phản biện xã hội sẽ tạo cơ hội để nhân dân tích cực tham gia, chủ động hơn trong công việc của Nhà nước và của Đảng (tham gia quá trình hoạch định và thực thi đường lối, chủ trương, chính sách, giám sát cán bộ, công chức, đảng viên).
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ góp phần tác động đến cán bộ, công chức, đảng viên là đội ngũ trực tiếp tham gia hệ thống chính trị - chủ thể vận hành nền dân chủ ở nước ta, ý thức “chỉ là những gì mà pháp luật cho phép” trong quá trình thực thi công vụ, hình thành văn hóa công chức hếtt lòng phục vụ nhân dân. Thực hiện tốt giám sát và phản biện xã họi sẽ có tác động đến việc nâng cao văn hóa lãnh đạo của đội ngũ quan chức, thể hiện ở chỗ biết tiếp nhận và xử lý thông tin phản biện, biết hành xử chính trị theo văn hóa và luật pháp, có tinh thần và phong cách gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
Như vậy, có thể nói, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò tác động tích cực lên cả hệ thống chính trị và quan hệ của nó với nhân dân. Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở thành yêu cầu cấp thiết của sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò đại diện dân chủ của Mặt trận và các đoàn thể và yêu cầu dân chủ của nhân dân. Vì vậy, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở thành một phần tất yếu của đời sống chính trị - xã hội ở nước ta.
CHƯƠNG II. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH NINH BÌNH