Triển khai kế hoạch thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc tỉnh ninh bình (Trang 33 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Triển khai kế hoạch thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

2.1. Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Triển khai kế hoạch thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Ngày 12-12-2013, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 217 về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Trong đó nêu rõ: “Phản biện xã hội” là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước” [44]. Trong đó quy định về chủ thể phản biện xã hội: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”[44].

Thực hiện “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” ban hành kèm theo Quyết định số 217-

QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và “Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây

dựng chính quyền” ban hành kèm theo Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013

của Bộ Chính trị; Thông tri số 28/TTr-MTTW-BTT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội

và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, ngày 17 tháng 4 năm

2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình đã có Công văn số 1625-CV/TU về việc triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW.

Ngày 13 tháng 3 năm 2014, Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Kế hoạch số 99-KH/TU về việc Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 217-

QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI),

trong đó quy định Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt triển khai Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị tới cán bộ chủ chốt các cấp và cán bộ được phân công tham mưu, theo dõi, phụ trách công tác giám sát,

phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền (Thành phần cụ thể do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và lãnh đạo các đoàn thể quyết định). Nội dung quán triệt triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Quy chế, Quy định của Trung ương và các văn bản hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương, văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kế hoạch của tổ chức mình triển khai thực hiện Quy chế, Quy định.[63]

Đối với các huyện, thành, thị ủy và các đảng ủy trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị tới cán bộ chủ chốt của địa phương, đơn vị và lãnh đạo các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể của huyện, thành phố, thị xã và lãnh đạo chủ chốt cơ sở (Thành phần dự Hội nghị do Thường trực các huyện, thành, thị ủy và các đảng ủy quyết định). Nội dung quán triệt triển khai: Quyết định số 217 - QĐ/TW của Bộ Chính trị kèm theo Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218 - QĐ/TW của Bộ Chính trị kèm theo Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Công văn chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kế hoạch và văn bản chỉ đạo triển khai quán triệt và thực hiện của Ban Thường vụ huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc.[63]

Tiếp theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình có Hướng dẫn số 01/HD-MTTQ về thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, ngày 28-7-2014 và Kế hoạch 03/KH-MT-BTT về việc Triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2014, ngày 11 tháng 8 năm 2014. Trong đó quy định rõ nội dung thực hiện công tác phản biện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là: Tiến hành việc góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Trung ương, của Tỉnh khi được các cơ quan soạn thảo yêu cầu

phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. [64]

Đối với các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội tập trung vào: Thực hiện việc góp ý, phản biện đối với các dự thảo văn bản của cấp ủy và chính quyền theo nội dung, trình tự thủ tục quy định tại Chương III của Quy chế. [64]

Do đó có thể thấy, đối tượng của hoạt động giám sát là hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên; Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng khác; hoạt động của đại biểu Quốc hội ở địa phương, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp.

Đối tượng phản biện xã hội là các dự thảo văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước và chính quyền các cấp khi được yêu cầu phản biện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội.

2.1.2. Kết quả hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình

Thứ nhất, Tập hợp ý kiến của nhân dân tham gia vào dự thỏa văn kiện Đại hội Đảng, là hoạt động phản biện rất quan trọng mà Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình thực hiện trong những năm gần đây. Năm 2005, “Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ trì, tổ chức và phối hợp tổ chức 10.023 hội nghị lấy ý kiến đóng gớp của các vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, 5.130 hội nghị lấy ý kiên đóng góp của của các vị nhân sỹ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, chức sắc tôn giáo, dân tộc và 13.921 hội nghị lấy ý kiến đóng gớp của đoàn viên, hội viên trong các thành viên của Mặt trận vào dự thảo văn kiện Đại hội X của Đảng.

Ngoài việc lấy ý kiến đóng góp trực tiếp tại các hội nghị, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tiêp nhận các ý kiến đóng góp bằng văn bản của các tầng lớp nhân dân “ Có 285.158 ý kiến đóng góp vào dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội X của

Đảng và Đại hội Đảng bộ các cấp... Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổng hợp các ý kiến, kiến nghị đề xuất gửi đến Đại hội Đảng các cấp đề nghiển cứu và tiếp thu.

Bên cạnh việc tham gia góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội còn tham gia góp ý đối với các Dự thảo văn kiện chuẩn bị cho các Hội nghị Trung ương. Cụ thể: Mặt trận Tổ quốc tham gia góp ý kiến đối với Đề án “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Hội nghị trung ương lần sáu, khóa X); Đề án “Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn” (Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa X)... Trong quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp trước các kỳ Đại hội, Mặt trận Tổ quốc đã có những ỹ kiến tâm huyết và thẳng thắn về việc lụa chọn, giới thiệu nhân sự cấp ủy khóa mới của các tổ chức đảng. Năm 2005, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chủ trì 4.417 hội nghị triển khai việc Mặt trận tham gia chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp. Đã có tổng số 47.168 ý kiến tham gia về công tác chuẩn bị nhân sự vơi cấp ủy cùng cấp.

Trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các thành viên trong Mặt trận về nhân sự cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã có những kiến nghị, đề xuất đối cới các cấp ủy đảng về cơ cấu, tiêu chuẩn của các chức danh, góp phần cho tổ chức đảng điều chỉnh Đề án nhân sự Đại hội hợp lý hơn.

Thứ hai, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh Ninh Bình trong quá trình xây dựng luật, Pháp lệnh - là hoạt động nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định và kiến nghị bằng văn bản đối với các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cẩu phản biện. Sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc tỉnh góp phần làm giảm thiểu những thiếu sót, sơ hở trong xây dựng, ban hành các văn bản luật, pháp lệnh; góp phần đảm bảo tính khả thi, làm cho các quy phạm hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích chính đảng của các tầng lớp nhân dân.

Phản biện xã hội phải từ cả hai chủ thể, đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước giao dự án, đề án xây dựng luật, pháp lệnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phản biện. Mặt khác, Mặt trận Tổ quốc tỉnh củng chủ động đề xuất phản biện đối với những chủ trương, chính sách, pháp luật dự kiến xây dựng mà những dự án, đề án đó là những vấn đề bức xúc liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hoặc

liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, đến tổ chức bộ máy nhà nước, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh có nội dung tương tự như việc tham gia xây dựng luật, pháp lệnh nhưng ở mức độ cao hơn về quyền và trách nhiệm của chủ thể phản biện và được phản biện, về cơ chế kiến nghị và trả lời cũng là điểm khác biệt với việc tham gia xây dựng luật, pháp lệnh mà lâu nay Mặt trận Tổ quốc vẫn thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và cơ quan các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, không ngừng đổi mới phương thức hoạt động nói chung và nhiệm vụ phản biện xã hội nói riêng; đóng góp tích cực và có hiệu quả vào hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh.

Định kỳ hàng năm, trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của cử trị và nhân dân cũng như của các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đều có văn bản kiến nghị lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm hoặc cả nhiệm kỳ của Quốc hội và Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tập trung đề nghị đưa vào chương trình xây dựng pháp luật các dứ án luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân về hoạt động giám sát của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc đối với chính quyền cơ sở; những vấn đề của dân chủ, xây dựng và củng cố chính quyền; về bộ máy tổ chức nhà nước.... Hầu hết các kiến nghị đó điều được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận và đưa vào chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh.

Ngoải việc tham giáy kiến vào các dự thảo luật, Mặt trận Tổ quốc tỉnh còn tham gia phản biện đối với các chính sách, chương trình, dự án của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện phản biện xã hội thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh còn căn cứ vào chức năng của mình, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tham gia vào hoạt động phản biện xã hội, đề xuật, kiến nghị với Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân nhiều vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên, Hội viên cụ thể là:

Hội nông dân tỉnh đã tham gia góp ý kiến đối với Đảng trong quá trình chuẩn bị Đề án “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, phục vụ cho Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X; tham gia phản ánh, kiến nghị với Chính phủ về những khoản đóng góp của nông dân; kiến nghị sửa đổi Luật đât đai cho phù hợp với tình hình mới, theo hướng gia hạn quyền sử dụng đất cho nông dân lâu dài hơn (50 năm hoặc 70 năm), nên bỏ chính sách hạn điền, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tích tụ ruộng đât; đổi mới chính sách bồi thường cho nông dân khi Nhà nước thu hồi đất, đảm bảo để người dân đủ điều kiện sống và sản xuất lâu dài với khoản bồi thường; sửa đổi đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng theo Nghị định số 41/NQ- CP.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Ninh Bình tham gia góp ý vào Đề án “Tăng cướng sự lãnh đạo của Đảng đối với chính sách thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, phục vụ Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X; góp ý kiến vào Đề án Chính phủ về vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn.

Công đoàn Tỉnh tham gia góp ý vào Đề án “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” phục vụ Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương khóa X; chủ động tham gia với các bộ, ngành liên quan xây dựng các thông tư liên tịch, nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tử năm 1992 đến 2012, Tổng liên đoàn Lao động tỉnh đã tham gia xây dựng trên 250 văn bản quy phạm pháp luật, đề xuât của Công đoàn được cơ quan, chính quyền, cơ quan quản lý, chủ doanh nghiệp chấp thuận và thực hiện.

Hội liên hiệp phụ nữ tham gia góp ý kiến về Luật Bình đẳng giới đã được Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/5/2009 của Chỉnh phủ quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luât “Bảo đảm sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Hội Liên hiệp Phụ nữ trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật” (Khoản 2, điều 10) và “báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đối tượng... và ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” (Khoản 4, điều 10). Hội đã tham gia ý kiến xây dựng 150 văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với các sở, ban,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc tỉnh ninh bình (Trang 33 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)