Quan điểm về phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 87 - 99)

7. Đóng góp của luận văn

2.4. Một số quan điểm cơ bản về giáo dục của Khổng Tử

2.4.4. Quan điểm về phương pháp giáo dục

Khi nghiên cứu quan điểm về giáo dục của Khổng Tử, ch ng ta không thể không đi sâu tìm hiểu nguyên tắc, phương pháp giáo dục của ông. Đây được coi là ưu điểm nổi bật, là phần để lại nhiều bài học có giá trị cho đời sau.

Phương pháp giáo dục mà Khổng Tử đặc biệt đề cao là phương pháp “Nêu gương”. Theo Khổng Tử, không có phương pháp nào hiệu nghiệm bằng “dĩ thân vi giáo” và cũng không có phương pháp nào khó thực hiện bằng phương pháp ấy. Cả cuộc đời Khổng Tử là một tấm gương trong việc tu dưỡng bản thân mình và lấy việc đó để làm gương cho học trò của mình. Theo Khổng Tử, nhà vua, nhà cầm quyền không những phải có đạo đức và luôn tu dưỡng đạo đức mà còn chủ yếu là phải đem cái đạo đức ấy để làm gương cho dân, để dân noi theo, hành động theo. Noi gương theo Khổng tử, rõ ràng cũng là một biện pháp quan trọng để giáo hoá dân. Về vấn đề này, Khổng Tử đã chỉ rõ: “Nếu có thể sửa mình ngay th ng thì cai trị dân có gì là khó đâu? Không thể sửa mình ngay th ng, lại có thể sửa người ngay th ng được sao?” (Cẩu chính kỳ thân hĩ, ư tùng chính hồ hà hữu? Bất năng chính kỳ thân, như chính nhân hà?) [30, tr.507]. Vì vậy mà, Khổng Tử luôn khuyên mọi người, ngay cả với học trò rằng, “Ch ng lo không có địa vị, chỉ lo sao có đủ tài đức để được địa vị đó. Ch ng lo không ai biết tới, chỉ mong làm thế nào để người biết tới thôi” (Bất hoạn vô vi, hoạn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc k tri, cầu vi khả tri dã) [30, tr.276]. Cũng vậy, trong việc dạy học, để người học có được cái đức, cái trí và những gì mà mình mong có được ở người học, theo Khổng Tử, người thầy cần phải luôn trau dồi phẩm hạnh của mình và còn phải nêu gương trong học tập để học trò noi theo.

Theo Khổng Tử, người đi học còn nên lấy người khác làm gương cho mình để học hỏi, trau dồi đạo đức và tri thức. Như Khổng Tử nói rằng: “Ba người cùng đi, thế nào cũng có kẻ đáng làm thầy ta. Chọn chỗ thiện của người ta mà theo, chỗ bất thiện mà sửa đổi đi” (Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ

thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi) [30, tr.359]. Phương pháp giáo dục bằng “nêu gương” trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử hoàn toàn khác so với phương pháp áp chế, dập khuôn của các bậc Thiên tử trước đó.

Một trong những phương pháp giáo dục cơ bản trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử là “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới). Vì bằng phương pháp này, như Khổng Tử nói: “Ôn điều cũ để biết điều mới, có thể làm thầy người ta vậy” (Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ) [30, tr.225]. Đối với người học, theo Khổng Tử, thường ngày cần xem đi, xem lại những điều đã học, đặng ghi nhớ trong lòng và nhờ vậy mà biết thêm những điều mới, ôn lại việc xưa mà biết việc nay và việc sau. Có thể xem phương thức “Ôn cũ để biết mới” xuất phát từ tinh thần “hiếu cổ” của Khổng Tử là ông muốn quay về với trật tự, lễ nghi của nhà Chu.

Nguyên tắc giáo dục vốn được xem là kinh điển của các nhà Nho là “Thuật nhi bất tác” (thuật lại chứ không sáng tác ra). Khổng Tử luôn luôn hướng về các giá trị lễ nghĩa của nhà Chu cho nên ông không có tham vọng gì cao hơn “thuật” lại những lời dạy của các bậc tiền nhân cho học trò của mình. Khổng Tử nói: “Chỉ thuật lại (đạo thánh hiền) mà không sáng tác, thật lòng tin tưởng mà ham chuộng chuyện cổ, ta trộm ví mình như ông lão Bành của ch ng ta” (Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành) [30, tr.343]. Mục đích và thực chất của phương pháp “Ôn cố nhi tri tân” trong giáo dục mà Khổng Tử đưa ra là yêu cầu người học trong học tập, trước tiên phải hiểu và nói lại được những tri thức trong sách vở những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập. Đối với mỗi người, học mà thuật lại được những lời nói của thánh nhân cũng không phải là điều dễ. Học chỉ là giai đoạn đầu tiên để nhận thức sự vật, lĩnh hội tri thức, còn ôn tập là giai đoạn củng cố điều đã học để phát hiện ra cái mới, những tri thức mới để trên cơ sở đó mà áp dụng vào cuộc sống, mà hành đạo tuỳ theo danh phận của mình.

Khổng Tử rất ch trọng phương pháp “gợi mở đề” giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động chủ quan và sự độc lập

sáng tạo của người học. Phương pháp “gợi mở vấn đề” là điểm nổi bật trong cách dạy của Khổng Tử là yêu cầu bắt buộc cho cả người dạy và người học, vì rằng ai mà không có sự suy xét cho kỹ các lẽ thì dẫu có dạy cũng không có ích gì. Khổng Tử còn cho rằng, người học phải gắng sức tìm hiểu, không gắng sức tìm hiểu là không thể học thành tài được. Do vậy mà không chỉ đưa ra chủ trương mà trong quá trình dạy học, Khổng Tử dạy học trò thường chỉ gợi lên một mối rồi để cho người học từ mình phải suy nghĩ để hiểu lấy. Như Khổng Tử nói: “Không bực tức thì trí không mở, không hậm hực thì ý không bật ra. Chỉ cho một góc mà không (chịu để tâm) suy ra ba góc kia ắt ta không nói lại nữa” (bất phẫn bất khải, bất phi bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã) [30, tr.347].

Phương pháp “gợi mở vấn đề” trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử Nho giáo là phương pháp giảng giải đi từ đơn giản đến phức tạp nhằm tạo điều kiện cho người học phát huy khả năng suy luận và năng lực phát hiện và lý giải vấn đề. Đây là một trong những đóng góp rất quan trọng của Khổng tử cho nền giáo dục của nhân loại nói chung.

Khổng Tử còn đưa ra phương pháp tuỳ thuộc vào tư chất của học trò mà đưa ra những phương pháp giáo dục cụ thể khác nhau. Theo Khổng Tử, dạy học không phải là một nguyên tắc bất biến, áp dụng đồng nhất cho cả mọi người. Trong triết lý giáo dục của Khổng Tử, để đạt được mục đích của giáo dục, để triển khai đầy đủ nội dung giáo dục thì đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải phân biệt ra các đối tượng khác nhau để có những biện pháp giáo dục cụ thể phù hợp với từng người, từng đối tượng. Như Khổng Tử nói: “Đối với những người từ bậc trung trở lên, có thể dạy bảo về phần hình nhi thượng; đối với những người từ bậc trung trở xuống, không thể dạy bảo về phần hình nhi thượng vậy” (Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngứ thượng, trung nhân dĩ hạ, bất khả dĩ ngứ thượng dã) [30, tr.333]. Hình nhi thượng là những triết lý cao siêu, khó hiểu đòi hỏi người học có một trình độ cao thì mới hiểu được. Còn hình nhi hạ là những triết lý thông thường trong cuộc sống hàng ngày, học trò ở một trình độ kém thì

cũng có thể hiểu được. Hoặc đối với dân, trong giáo dục giáo hoá, như Khổng Tử đã chỉ rõ, không nên giảng giải những điều vi điệu đối với họ mà chỉ dạy những gì để dễ sai khiến họ, chỉ dạy họ những gì dễ hiểu và những việc họ phải làm.

Phương pháp giáo dục này của Khổng Tử đã phát huy những sở trường, tài năng và khắc phục những hạn chế của từng người. Ông coi trọng phương pháp tuỳ thuộc vào tư chất của học trò mà có các cách dạy học khác nhau sao cho người học tiếp thu kiến thức tốt nhất, phù hợp với mình nhất.

Khổng Tử chủ trương một phương pháp khác trong giáo dục là phương pháp “Học đi đôi với hành”. Mục đích cuối cùng của sự học nói chung và phương pháp này nói riêng là không chỉ làm cho người học có được cái trí, cái đức mà hơn nữa, người học phải biết đem cái được học ra đi thi hành, áp dụng nó vào trong cuộc sống hàng ngày. Khổng Tử cho rằng, “Đời xưa, người nào muốn làm sáng đức sáng của mình trong thiên hạ, thì trước hết phải trị nước của mình. Muốn trị nước, trước phải tề gia. Muốn tề gia, trước phải tu thân. Muốn tu thân, trước phải chính tâm. Muốn chính tâm, trước phải khiến cho ý nghĩ thành thật. Muốn cho ý nghĩ thành thật, trước phải hiểu thấu đáo. Hiểu thấu đáo ở chỗ nghiên cứu sự vật cho rõ ràng” (Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý. Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật) [30, tr.15-16]. Khổng Tử còn đưa ra yêu cầu đối với người quân tử: “Người quân tử rụt rè về lời nói, mà gắng gỏi về việc làm” (Quân tử sỉ kỳ ngôn nhi quá kỳ hạnh) [30, tr.547]. Lời nói và việc làm phải có sự thống nhất, muốn vậy phải học rộng, hiểu sâu, suy nghĩ cho rõ ràng và tích cực thực hành những điều mình đã được học.

Trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử, để đạt được mục đích của giáo dục, thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục và thực hành đ ng, phát huy hết tác dụng, vai trò của các phương pháp giáo dục trên đây, Khổng Tử đã đưa ra một nguyên tắc bất di, bất dịch cho cả người dạy và người học là: “học mà ch ng

chán, dạy bảo người mà không mệt mỏi” (Học nhi bất yểm, hối nhi bất quyện) [30, tr.344]. Theo đó, người dạy học cần phải dạy hết mình, cố gắng truyền đạt được nhiều kiến thức cho học trò, như Khổng Tử nói: “Nếu có người kém cỏi tới hỏi ta, dù mù mờ chăng nữa, ta cũng khai mở cho hai đầu mối, để giảng giải cho hiểu biết mọi lẽ” (Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã,ngã khấu kỳ lưỡng đoan nhi kiệt yên) [30, tr.401]. Còn đối với người học thì cần phải nỗ lực, không quản ngại khó khăn mà phải chăm chỉ học tập. Có như vậy, việc học mới thu được nhiều kết quả được, đ ng như Khổng Tử dạy rằng: “(Việc học) ví như đắp gò, chưa thành vì thiếu một sọt đất, mà ngừng lại, là tại mình ngừng lại mà thôi. Cũng như san bằng mặt đất, tuy mới đổ xuống một sọt, đã thấy có tiến bộ, mình tiếp tục đi tới” (Thí như vi sơn, vị thành nhất quĩ, chỉ, ngô chỉ dã. Thí như bình địa tuy ph c nhất quĩ, tiến, ngô vãng dã) [30, tr.411].

Tóm lại, qua phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử thể hiện trong sách Luận ngữ, ch ng ta thấy rằng, tư tưởng của Khổng Tử có những giá trị và yếu tố tiến bộ nhất định.

Ra đời trong hoàn cảnh xã hội rối ren, loạn lạc, vô đạo, Khổng Tử rất quan tâm đến việc củng cố trật tự và chế độ đ ng cấp trong xã hội. Ngay từ đầu, Khổng Tử đã rất coi trọng việc phân loại con người, chỉ ra địa vị, phẩm chất và vai trò của từng hạng người trong xã hội, đặc biệt với việc nêu bật sự khác nhau giữa những hạng người ấy. Từ đó, Khổng Tử đề xuất ra, vạch ra chính sách cai trị, chính sách dùng người, giáo dục và đào tạo con người cho phù hợp. Bên cạnh đó, Khổng Tử cũng rất ch trọng đến đạo đức, ông khá sâu sắc khi cụ thể hóa những nguyên tắc đạo đức, những chuẩn mực đạo đức cho mọi người, cho mỗi người. Ông cũng đưa ra nhiều quan điểm nhìn nhận đ ng đắn, hợp lý khi con người không chỉ thuần t y dựa vào lời nói mà phải kết hợp giữa động cơ và hiệu quả, giữa lý trí và tình cảm, giữa tri và hành trong việc đánh giá con người.

KẾT LUẬN

Kế thừa những tiền đề tư tưởng từ thời Tây Chu, xuất phát từ đời sống thực tiễn của xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu, một xã hội rối loạn về đ ng cấp và danh phận; các nước chư hầu xâm chiếm và thôn tính lẫn nhau; sự rối loạn của những quan hệ tông pháp trong thiên hạ ngày càng trở nên phổ biến, trong sách

Luận ngữ, Khổng Tử đã xây dựng hệ thống tư tưởng của mình. Trong hệ thống ấy, Khổng Tử đề cập đến nhiều lĩnh vực của xã hội và con người như chính trị - xã hội, đạo đức, giáo dục.v.v . Khổng Tử, với tư cách là người sáng lập ra Nho giáo đã có những tư tưởng khá toàn diện về những vấn đề này

Con người theo quan niệm của Khổng Tử bị chi phối bởi rất nhiều mối quan hệ, trong đó Khổng Tử đề cập đến năm mối quan hệ chính, đó là: quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn - bè. Theo đó, vua trong mối quan hệ với dân, đòi hỏi nhà vua phải thật sự thương yêu, coi trọng nhân dân, nuôi dân, dưỡng dân, giáo dục dân. Và ngược lại, bề tôi (dân) là phải kính trọng vua như cha m , nghe theo sự giáo hóa và tuân thủ mọi mệnh lệnh của người trên. Đối với quan lại, đòi hỏi nhà vua phải lấy Lễ mà đối đãi với quan lại, trọng dụng người hiền tài. Còn đạo bề tôi (quan lại) là phải tận trung với vua, khi được nhà vua trọng dụng, sử dụng làm quan thì phải làm hết trách nhiệm của mình phụng sự nhà vua, triều đại, phụng sự nhân dân. Trên tất cả, Khổng Tử yêu cầu vua phải luôn tu dưỡng đạo đức, trở thành tấm gương đạo đức cho kẻ dưới noi theo; bề tôi là phải tuyệt đối trung thành, nghe theo và bảo vệ vua. Trong mối quan hệ cha - con, cha m phải nuôi dưỡng con cái nên người, con cái phải phụng dưỡng, thành kính, có hiếu với cha m . Chồng phải dạy bảo vợ con, vợ phải nghe theo lời chồng, thờ chồng, nuôi dạy con cái và chăm lo cho gia đình chồng. Người anh phải yêu thương, chăm sóc cho em, phải khoan dung, độ lượng với em; còn người em phải nghe theo lời anh, kính trọng anh. Bạn bè phải dùng chữ “tín” mà đối đãi với nhau. Nhìn chung, mối quan hệ ngũ luân trong tư tưởng của Khổng Tử là mối quan hệ có tính chất hai chiều, bề trên có trách nhiệm với bề dưới, bề

dưới có nghĩa vụ với bề trên, mọi người có trách nhiệm và nghĩa vụ lẫn nhau. Để xây dựng xã hội “hữu đạo”, mọi người trong xã hội ai cũng hiểu được đạo làm người của mình, Khổng Tử chủ trương dùng nhiều biện pháp để “đạo lớn được thi hành”. Khổng Tử xây dựng thuyết “chính danh” vì chính danh đòi hỏi mọi người trong xã hội phải sống đ ng với danh phận và địa vị của mình, “danh” và “thực” phù hợp với nhau sẽ làm cho xã hội “hữu đạo”. Ngoài ra, giáo dục cũng được sử dụng là một biện pháp hữu hiệu để mỗi người trong xã hội ai cũng hiểu và biết mình phải làm gì cho đ ng trong cuộc sống, trong ứng xử với chính mình và với người khác.

Khổng Tử không chủ trương dùng luật pháp mà dùng đạo đức làm công cụ chủ yếu để ổn định trật tự xã hội. Ông đã nhìn thấy sức mạnh của đạo đức trong cuộc sống. Ngày nay, trong lĩnh vực đời sống xã hội, vai trò của luật pháp trong việc điều chỉnh các hoạt động của con người là cực kỳ quan trọng. Sự ràng buộc lẫn nhau bằng luật pháp không chỉ có hiệu lực trong khuôn khổ một quốc gia xác định, mà còn ở phạm vi khu vực và toàn cầu, luật pháp cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đối với một dân tộc vốn có bề dày văn hóa được xây dựng lâu đời trên nền tảng đạo đức với tổng hòa các giá trị tích cực, được lưu truyền từ đời này đến đời khác mà ở đó, quan điểm về đạo đức của Khổng Tử và Nho giáo nói chung đóng vai trò chủ đạo, vì đạo đức có vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 87 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)