5. Cấu trúc luận văn
3.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt, tính cách phi thường
3.2.3. Yêu ngôn với những cảnh, những vật kì lạ
Trong thế giới Yêu ngôn không chỉ có những con người kì lạ, khác
thường mà cịn có cả những vật, những cảnh cũng hết sức đặc biệt. Đây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, thú vị với người đọc.
Đọc Chùa Đàn, ai trong mỗi chúng ta đều ấn tượng về tửu phần – một mả rượu có chơn vơ số hũ rượu trong ấp Mê Thảo với những cái tên lạ lùng. Đó là một cái gị con. “Chỏm gị phất phơ tồn một giống thạch sương bồ. Sườn gị, đây đó ít gốc rền tía. Gị ấy, chính là huyệt rượu. Bá Nhỡ chơn cơm men và rượu cất ở mả rượu ấy. Ngồi Bá Nhỡ ra, cấm dân ấp khơng được ai lai vãng đến tửu phần. Tửu phần đã phân ra từng khu đông tây nam bắc và chia thành từng luống như ở một nghĩa trang thôn sơn. Trên các khu và các luống tửu phần, có những thẻ tre sơn vơi trắng, viết chữ đen và sơn đỏ, có thể lẫn với bài bùa phù thủy. Ấy là Bá Nhỡ ghi ngày tháng từng lứa rượu và đặt tên cho từng mẻ rượu, lắm thứ tên những nghe không thôi mà đã muốn đem cái vui buồn trong lịng ra gửi ngay vào đấy. Vơ Cố Nhân – Mê Thảo Hầu – Thuần Hoành Quận Chúa - Ức Sấu Viên. Đến cái tên sau cùng này trong cách tìm chữ đặt tên riêng cho rượu ấp thì Bá Nhỡ đã bày tỏ rõ cái thân mật tình cảm mình đối với tâm sự của chủ nhân Mê Thảo. Chữ Sấu Viên là tên hiệu riêng của Mợ Lãnh lúc làm thơ, Mợ Lãnh qua đời rồi, thấy Cậu Lãnh nhớ vợ quá, Bá Nhỡ bèn đặt việc ấy vào một cái tên rượu…”. Hầm rượu nếu như với người khác gợi nên sự say sưa thì ở đây, hầm rượu là một tửu phần, một nghĩa địa gợi ra sự chôn vùi, mê lầm một thời của chủ nhân ấp Mê Thảo. Trong Chùa Đàn, tác giả viết về cảnh ấp những đêm đào rượu chôn, trở nên quái đản. Khách qua đường đêm vắng tưởng đấy là vụ chôn của hay đào mả trộm.
Trong Khoa thi cuối cùng, cảnh trường thi Nam Định không còn là
chốn uy nghiêm văn hóa để các sĩ tử thi tài mà đã biến thành một pháp trường nơi người sống cùng các hồn ma có chỗ ngồi danh dự bởi được quan chủ tế mời vào trước và bài vở thí sinh bị ma duyệt trước khi nộp quyển:
“Báo oán giả tiên nhập Báo ân giả thứ nhập Sĩ tử thứ - thứ nhập”
(Những hồn báo oán vào trước Những hồn báo ân vào sau Các thầy khóa vào sau rốt)
Chính vì được mời vào trước. có quyền báo ốn hoặc trả ân nên “hồn ma người đàn bà xõa tóc, ẵm con” mới có dịp để trả thù hai anh em ông Đầu Xứ, làm họ thành kẻ hỏng thi ở khoa thi cuối cùng. Nếu như ở Lều chõng, với bút pháp hiện thực, nhà văn Ngô Tất Tố đã vẽ ra khung cảnh trang nghiêm của trường thi thì ở đây, với yếu tố kì ảo Nguyễn Tuân đã tái hiện quang cảnh trường thi ngày xưa với một khung cảnh khác, gợi sự ám ảnh. Cảnh tượng ấy có được nhờ khả năng tưởng tượng tài tình của ơng.
Trong thế giới kì ảo này, ta bắt gặp nhiều cái chết, mỗi cái chết mỗi vẻ. Bá Nhỡ chết vì cây đàn định mệnh và bởi một hồn ma Chánh Thú còn nặng lịng với trần gian, Bố Ơ chết vì rượu, cơ Dó chết vì nặng tình cũng như sự tham lam ơ trọc của người đời, Đới Roi treo cổ lên ngành tre bên dòng nước tù để giữ trọn nhân cách….Mỗi người một số phận nhưng họ đều có điểm chung đó là những con người tài hoa, tài tử…họ phải đánh đổi mạng sống của mình để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Xác ngọc lam là cái chết thơ mộng, cơ Dó vì tình u mà rời bỏ ngàn thiêng xuống đồng bằng thổi hồn mình vào giấy, giúp chồng và gia đình chồng làm ăn phát đạt…Cậu Năm qua đời, cơ Dó lạc vào tay một kẻ phàm tục…nên đã trở thành người thiên cổ. “Cơ Dó đã thành người của một thế giới khác, của một thế giới ngọc đá muôn năm. Cái màu xanh ở tấm áo đã đậm và bóng hẳn lên thành một thứ ngọc lam trong sáng. Một khối ngọc tồn bích”.
Bên cạnh cái chết bi thương mà thơ mộng của nàng Dó là cái chết khác thường của ơng lão trong Bố Ơ (Rượu bệnh). Con người này sống trong rượu và chết cũng trong rượu, “miếng gì ăn cũng thổ ra hết, bụng dạ lão chỉ chịu được cái chất ngũ cốc dầm trong nước men thôi. Mỗi lúc tỉnh bữa rượu trước,
thấy khát thì lại đem ln rượu của bữa sau ra mà giải khát”. Đến lúc chết, Bố Ô cũng chết rượu, chết cháy, xác cháy trong hơi rượu cũng thơm, cũng ngơng như người. Thì ra nhà Bố Ơ phát hỏa vì một hơm có một tên dân cày nọ đem nùn rơm vào cái nhà lạnh vắng này mà thổi lửa để châm một điếu thuốc lào, lửa bén vào những khí rượu ở miệng mũi tửu đồ phì ra, ở những đồ dùng bằng vải của tửu đồ đã tẩm chất nước men khơ đóng lại. Khơng khí túp lều gianh của Bố Ô đặc sệt những hơi men đã gặp tia lửa và đốt cháy. “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ơng già đã say mềm. Xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu khơng có chút gì là hơi khét cả. Và lúc mà lửa đã hủy hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn ra trông trắng nhỏ khơng khác gì những thứ bột để luyện những hòn men. Ngửi cái vụn xương vơ tư ấy, lại cịn thấy thơm và ngây ngất nữa…”.
Trong thế giới Yêu ngôn cịn rất nhiều những vật, đồ vật kì dị và giàu hàm nghĩa như thế. Đó là ngọn nến có thể thắp sáng trong tranh (Lửa nến
trong tranh) mà bức tranh cổ vẫn còn nguyên vẹn. Tranh vẽ một ông tướng và
một ngọn nến soi xuống cuốn sách mở. Ngọn nến ấy nếu đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng như một ngọn nến của cuộc đời thật, và chỉ có nến cháy thơi, cịn tranh ngun vẹn, lửa nến sáng “khơng làm hại gì đến đời vật chất của tranh”. Muốn cho tranh trở lại vẻ binh thường thì chỉ việc thổi tắt ngọn nến. Tất cả giá trị của bức tranh chính là vẻ huyền ảo của ngọn nến, nến cháy lên làm cho vị tướng Hàn Kỳ trong tranh như là người bằng xương bằng thịt.
Thứ giấy dó của Chu Hồ cũng là một báu vật của thế gian. Nó “đượm hơi thơm” của một thứ mùi thảo mộc còn tươi sống, bởi được bàn tay ngát hương của nữ thần Dó chạm vào. “Nó nhẵn mặt mà khơng cứng mình mà chất lại dai, bắc đồng cân lên thì nặng chỉ như đến cái lơng ngỗng. Mặt giấy xốp, nghiêng giấy ra ánh sáng mà nhìn chất cát dó thì nó như làn da má trinh nữ
phẳng đượm chất tuyết của lớp lơng măng. Nó đẹp đến nỗi mọi người đều yên trí rằng dẫu đứa thất phu có cầm cây bút vẽ bậy vào đấy thì những nét lếu láo ấy cũng vẫn cứ thành được hình chữ”. Việc dùng giấy dó nhà họ Chu Hồ “đã thành một lối biểu dương của một phái quý tộc trong làng văn mặc”. Nói đến lịch sử làm giấy của nhà họ Chu, không thể không nhắc tới “tảng đá” dùng để “nghè giấy cho nhẵn mặt”. Đó là “cái tảng đá xanh màu núi mùa thu và vng mỗi chiều hai thước ta”, nó thân thuộc và gắn bó với nhà họ Chu đến sáu bảy đời. Nó câm lặng mà phụng sự và người ta quý nể nó như là nương nhẹ một người lão bộc, không nỡ nặng tay những khi nghè mặt dó giấy. Tuy vậy, người ta cũng chỉ thấy nó giống như một viên đá mà thơi. Thế nhưng … “hịn đá ấy vốn có một đời sống thuộc về tâm hồn”. Cái tảng đá nghè giấy vô tri quen thuộc của một làng nghề bỗng thành có hồn, thành biểu tượng ngưng kết trong đó số phận và tiếng tăm của một dịng họ. Nó gắn với câu chuyện tình lãng mạn của cậu Năm và cơ Dó. Chính tình u của cậu Năm đã khiến cơ Dó rời bỏ rừng xanh để về trung châu giúp chồng làm giấy. Muốn hạnh phúc bền vững, cơ Dó phải náu mình trong phiến đá xanh. Khi cậu Năm qua đời, phiến đá chuyển thành màu trắng như để tang chồng. Về sau, khi nàng lưu lạc và rơi vào tay một kẻ ô trọc, nàng đã biến thành một khối ngọc tồn bích – xác ngọc lam. Cũng từ khi phiến đá thần bị đánh tráo thì nghề làm giấy nhà họ Chu ngày một sa sút. “Để duy trì cái sống hàng ngày, nhà họ chu bây giờ cũng làm giấy, nhưng là giấy moi…”. Cơ Dó ra đi mang theo linh hồn của nghệ thuật làm giấy, kể từ đây làng nghề truyền thống cũng đi vào cái kết khơng có hậu”. Trong u ngơn, ta cịn bắt gặp hình ảnh cây đàn đáy với “tang đàn làm bằng nắp ván thôi gỗ quan tài của một người con gái đồng trinh…Cứ vào những đêm tối giời thành đàn đổ mồ hôi cứ vã như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật mảy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm”. Đây là một cây đàn ma, chủ nhân của nó là Chánh Thú – một tay đàn
cự phách lúc còn sống và khi thác xuống âm phủ là một hồn ma vẫn nặng lòng với trần gian. Cây đàn này ai sờ vào là mất mạng bởi một lời thề độc. Chánh Thú chết những vẫn ghen với những ai dám đến đàn cho vợ mình hát. Bởi thế, cây đàn ma sẽ giết bất kì ai khi dám đụng đến cây đàn và đó cũng là cách để Chánh Thú đầu thai về trần. Dù biết rằng khi đụng đến cây đàn của Chánh Thú là phải chết hay nếu không cũng bị thương tổn như người bên vùng Bắc nhưng Bá Nhỡ vẫn quyết tâm cầm cái đàn ma quái ấy để gảy cho cô Tơ hát và cậu Lãnh đánh trống dù chỉ một lần trong đời. Và một cảnh tượng ghê rợn đã diễn ra “Ba sợi dây tiểu dây trung dây đại ở đàn đáy kế tiếp nhau mà cùng đứt. Một con đom đóm vờn bay trên cây đàn nhế nhại mồ hôi. Trên nền tang đàn gỗ ngơ đồng, có những đốm lân tinh lập lòe…đấy là máu của dây đàn đứt. Đầu các dây cịn rung lên, ruột sợi tơ rỉ tn ra một thứ nước đặc sệt như máu con giời leo và xanh đục như ruột bọ nẹt. Chất ấy đọng thành giọt ở các đầu dây và lóe tia xanh lạnh lên dưới cái sáng chờn vờn của lửa con đóm”.
Tạo nên những cảnh vật kì lạ tới quái đản như vậy, tất cả xuất phát từ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân – ông là nhà văn của những cảm giác mạnh, ơng ghét những gì tầm thường và tẻ nhạt. Trong con mắt của nhà văn, mọi sự vật được đẩy lên tới đỉnh điểm và khơng có giới hạn, sự vật đã đẹp phải đẹp tuyệt vời, đã dữ dội phải đặc biệt dữ dội. Nhà văn đã đẩy tới đỉnh cao nhất của chủ nghĩa lãng mạn trong văn xuôi 1930 – 1945.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đọc tác phẩm văn học, người đọc đắm mình trong thế giới nghệ thuật với những tưởng tượng vô cùng phong phú. Vậy nên sẽ có những khó khăn nhất định khi chuyển thể Chùa Đàn thành bộ
phim Mê Thảo – Thời vang bóng. Ở phần cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã
dựng lên hình ảnh ngơi chùa để tưởng nhớ Bá Nhỡ - một con người sống hết mình vì nghệ thuật. Trong chùa, sau bát hương có tạc “một cây đàn đáy với
nét chính của nhạc khí”, cứ vào hai buổi chng chiêu mộ, tảng gỗ thờ đó lại “đổ mồ hơi dầu và xê động khỏi chỗ”. Được hai năm ấp Mê Thảo sang tay cho chủ khác người ngoại quốc nhưng Chùa Đàn không bị mất đi mà mãi gắn bó với người ở đấy. Hình ảnh cây đàn đáy được hương khói trong chùa như một tượng đài tôn vinh nghệ thuật. Bộ phim Mê Thảo – Thời vang bóng
chuyển thể từ Chùa Đàn khơng có chỗ cho ngơi chùa này và hình ảnh cây đàn cũng xuất hiện mờ nhạt, chỉ xuất hiện thoáng qua ở giai đoạn đầu rồi bị thay bằng cây đàn nguyệt trong suốt phần còn lại của phim. Chuyển thể từ Chùa
Đàn nhưng Mê Thảo có đời sống riêng của nó. Tiểu thuyết Chùa Đàn được
đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân vậy nhưng trong khoảng thời gian khá dài dường như bị ngủ quên. Đặc biệt khi bộ phim Mê Thảo được công chiếu, do ấn tượng mạnh về bộ phim nhiều người xem Chùa Đàn mới tìm đọc tác phẩm này. Đây cũng là cơ sở để đánh giá sự thành công của phim
Mê Thảo và mối quan hệ gắn bó giữa điện ảnh và văn học.
Để tạo nên thế giới với những kì nhân, kì vật trong u ngơn đó phải là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân – nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ, một con người luôn nhạy cảm với cái đẹp, đặc biệt tác giả ln có cảm hứng trước những cảnh tượng mạnh tác động tới giác quan người nghệ sĩ. Tất cả yếu tố này tạo nên sức hấp dẫn cho
Yêu ngôn.