1.1 .Tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
1.2. Phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên và vai trò của gia đình
1.2.1. Những nội dung cơ bản trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên
Phòng, chống tệ nạn xã hội là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp từ tuyên truyền giáo dục đến kinh tế, văn hóa, xã hội, hành chính, luật pháp…. nhằm kiểm soát, chặn đứng, tiến tới giảm dần và loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng [52, tr.234]. Phòng, chống tệ nạn xã hội gồm hai quá trình quan hệ chặt chẽ với nhau. Phòng ngừa là thực hiện các biện pháp để ngăn chặn trƣớc, tức là tạo ra một rào cản vững chắc, đảm bảo tệ nạn xã hội không thể xâm nhập đƣợc vào đối tƣợng. Còn chống tệ nạn xã hội là thực hiện các biện pháp đối với các đối tƣợng mắc phải các loại tệ nạn xã hội, nhằm đảm bảo từng bƣớc loại trừ, tiến tới xóa các loại tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của con ngƣời. Tuy nhiên, phân biệt các hoạt động phòng ngừa và chống tệ nạn xã hội chỉ mang tính chất tƣơng đối. Có những hoạt động vừa là để phòng ngừa, đồng thời cũng là để chống lại các loại tệ nạn xã hội. Nội dung cụ thể của các hoạt động đó cũng tùy thuộc vào từng loại đối tƣợng mà có sự khác nhau. Đối tƣợng là nam hay nữ, thành niên hay vị thành niên, có gia đình riêng hay chƣa lập gia đình... thì các biện pháp, hình thức sử dụng để phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ không thể giống nhau hoàn toàn.
Đối với nƣớc ta, việc phòng, chống tệ nạn xã hội là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội thực hiện tốt hay không sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Do vậy, Đảng ta đã xác định công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ trong thời gian tới. Điều đó đƣợc thể hiện thông qua các quan điểm sau:
- Phòng, chống tệ nạn xã hội là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và là tất yếu khách quan của sự phát triển bền vững xã hội.
- Tệ nạn xã hội là những vấn đề xã hội phức tạp do nhiều nguyên nhân kinh tế, xã hội khác nhau, do đó để công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả cần phải tiến hành đồng bộ một hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Phòng ngừa tệ nạn xã hội đƣợc coi là biện pháp chiến lƣợc và quan trọng hàng đầu trong quá trình đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay và thời gian tới.
Tệ nạn xã hội là hiện tƣợng hết sức nguy hiểm và phức tạp, nó có thể xâm nhập vào mọi đối tƣợng và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội. Do đó ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào đời sống con ngƣời là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên - chủ nhân tƣơng lai của mọi quốc gia, với đặc điểm “quá độ” của lứa tuổi chuyển từ trẻ con sang ngƣời lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp bách và lâu dài. Để phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo dục đối với trẻ vị thành niên
Giáo dục trẻ vị thành niên để phòng ngừa tệ nạn xã hội, trƣớc hết là, cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về tệ nạn xã hội và những hậu quả trƣớc mắt, lâu dài của nó. Những kiến thức ấy, giúp cho trẻ hình thành khả năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân mình trƣớc các tệ nạn xã hội.
Hiện nay, ở nƣớc ta nhận thức về tệ nạn xã hội của các tầng lớp xã hội còn rất hạn chế, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Một trong những nguyên nhân đẫn đến hiện tƣợng này là, nhiều bậc cha mẹ còn có quan niệm, cung cấp cho trẻ biết về các hiện tƣợng tệ nạn xã hội, cũng là một cách “vẽ đƣờng cho hƣơu chạy”. Chính vì vậy, việc giáo dục con trẻ còn chƣa chú trọng nhiều đến giáo dục kiến thức về các loại tệ nạn xã hội.
Những kiến thức về tệ nạn xã hội mà các em biết đến, chủ yếu thông qua phƣơng tiện truyền thông đại chúng, từ bạn bè, hoặc từ nhà trƣờng, gia đình nhƣng chƣa đầy đủ, nên chƣa thuyết phục, thậm chí còn kích thích thêm trí tò mò của các em.
Cùng với việc cung cấp cho trẻ vị thành niên những nhận thức cơ bản về tệ nạn xã hội, là việc giáo dục đạo đức. Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, có cơ sở từ tồn tại xã hội. Lẽ sống, niềm hạnh phúc, nghĩa vụ và lƣơng tâm của con ngƣời, những quan hệ hành vi đạo đức chỉ nảy sinh, tồn tại khi chủ thể đạo đức ý thức đƣợc điều đó, xây dựng cho mình có đƣợc lý trí và tự nguyện hành động, phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận. Đặc trƣng của đạo đức là ý chí, năng lực và hành vi tự giác, tự nguyện của con ngƣời. Tiêu chuẩn của đạo đức phải phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của gia đình, theo đó mỗi ngƣời phải điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Đạo đức có nguồn gốc từ tồn tại xã hội nhƣng thƣờng bảo thủ và biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. Không phải lúc nào đạo đức cũng phản ánh và tác động thuận chiều, thậm chí, nó có thể tác động tiêu cực trở lại tồn tại xã hội.
Trẻ vị thành niên đƣợc giáo dục đạo đức tốt sẽ trở thành những con ngƣời có nhân cách tốt. Đây chính là rào cản để ngăn chặn tệ nạn xã hội hiệu quả nhất, bởi vì ngƣời có nhân cách tốt sẽ biết phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu và tự ý thức tránh xa cái xấu.
Trẻ vị thành niên mắc tệ nạn xã hội là những trẻ có nhận thức lệch lạc về mọi thứ đặc biệt là về đạo đức. Mà đạo đức lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống và sự phát triển của con ngƣời, nó sẽ định hƣớng cho con ngƣời hoàn thiện chính bản thân mình theo những chuẩn mực của đạo đức và giúp các em có thể phát triển nhân cách của mình trở lại thành những ngƣời có ích cho xã hội.
Trẻ vị thành niên là lứa tuổi rất phức tạp và nhạy cảm, việc mắc vào các tệ nạn xã hội của các em giống nhƣ những vấp ngã đầu đời nếu không đƣợc ngăn chặn sẽ để lại những hậu quả xấu đối với cả đời các em. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho các em phải đƣợc đặt lên hàng đầu, khi các em có nhận thức đúng và sống có đạo đức thì các em mới trở thành những con ngƣời có nhân cách tốt. Đây chính là biện pháp để đẩy lùi và xóa bỏ tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của các em hiệu quả nhất, bởi vì ngƣời có nhân cách tốt sẽ biết phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu đối với mình và tự ý thức tránh xa và loại bỏ cái xấu.
Giáo dục ý thức học tập và lao động cho trẻ vị thành niên cũng là yếu tố quan trọng không kém so với giáo dục đạo đức. Ở lứa tuổi này, học tập là nhiệm vụ trọng tâm của trẻ vị thành niên, giúp các em có tri thức trên nhiều lĩnh vực nhƣ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật… nhằm mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tƣ duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Giáo dục ý thức học tập sẽ định hƣớng cho các em trở thành những ngƣời học rộng, tài cao. Đồng thời, trong giáo dục ý thức học tập các em sẽ có những tri thức về tệ nạn xã hội, về phòng, chống tệ nạn xã hội để từ đó giúp các em tránh xa, từ bỏ tệ nạn xã hội.
Giáo dục ý thức lao động đi liền với giáo dục ý thức học tập. Chỉ khi hiểu đƣợc giá trị và ý nghĩa của lao động thì trẻ mới biết quý trọng cuộc sống và thành quả lao động. Nếu biết giá trị của lao động và tích cực tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ tránh đƣợc lối sống thực dụng, ỷ nại, hƣởng thụ. Đó cũng là ngăn chặn trẻ với tệ nạn xã hội. Bởi lối sống hƣởng thụ, thực dụng chính là con đƣờng đến với tệ nạn xã hội của trẻ vị thành niên.
Việc giáo dục lao động cho trẻ vị thành niên không chỉ là rèn luyện thói quen lao động, quý trọng thành quả lao động mà còn để phát triển cho trẻ năng lực ở những lĩnh vực khác nhau. Lao động còn góp phần hình thành nhân cách, phát triển những tình cảm đạo đức và niềm tin của trẻ. Trong giáo dục lao động thì cần phải giáo dục tình yêu lao động, sự tôn trọng kết quả và giá trị lao động,
có thái độ lên án sự lƣời biếng, ỷ lại, trông chờ vào ngƣời khác. Đồng thời phải giáo dục cho trẻ biết hoàn thành công việc một cách tự giác, sáng tạo và hiệu quả. Đây chính là nội dung vô cùng quan trọng trong giáo dục trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện và không sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Giáo dục đạo đức, ý thức học tập và lao động chính là định hƣớng cho trẻ vị thành niên giá trị của cuộc sống. Ngày nay khi xã hội càng phát triển, con ngƣời có điều kiện để phát triển toàn diện, nhu cầu của con ngƣời ngày càng đƣợc đáp ứng đầy đủ hơn. Đối lập với điều đó, là sự xuống cấp những giá trị của cuộc sống nhƣ lòng nhân ái, đoàn kết, yêu thƣơng con ngƣời, quê hƣơng, đất nƣớc… Đây chính là những tinh thần có giá trị vô cùng quý báu của dân tộc ta đƣợc truyền từ đời này sang đời khác và là một sức mạnh to lớn để ông cha ta đánh thắng biết bao kẻ thù xâm lƣợc. Nhƣng đến hôm nay, khi đất nƣớc hòa bình, con ngƣời đƣợc sống cuộc sống đầy đủ hơn, thì hiểu biết về những giá trị đó ở trẻ vị thành niên lại càng nhạt nhòa. Điều đó, sẽ làm cho trẻ dễ bị lôi kéo vào những trò vui chơi, giải trí không lành mạnh và tất yếu là tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, việc giáo dục cho các em biết đâu là giá trị cao đẹp và định hƣớng cho các em đến với những giá trị cao đẹp là nhiệm vụ rất quan trọng giúp các em có lý tƣởng sống từ đó biết tránh xa các tệ nạn xã hội.
Để giáo dục trẻ vị thành niên tránh xa các tệ nạn xã hội cần phải sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp. Trong đó, phƣơng pháp giáo dục quan trọng nhất là việc định hƣớng giá trị nhân cách, gần gũi, động viên, lắng nghe tâm tƣ tình cảm, giúp các em tự chủ, nỗ lực vƣợt khó, có tính độc lập không ỷ lại vào cha mẹ và ngƣời khác.
Thứ hai, kiểm soát, quản lý trẻ vị thành niên
Để phòng, chống tệ nạn xã hội cho trẻ vị thành niên thì chỉ giáo dục là chƣa đủ mà cần phải thực hiện đƣợc việc kiểm soát, quản lý về thời gian, học tập và sinh hoạt của trẻ vị thành niên. Tất nhiên, việc kiểm soát, quản lý trẻ nhƣng phải luôn đảm bảo cho trẻ có sự tự do trong hoàn thiện nhân cách, không vi phạm
đến quyền trẻ em. Đây là việc làm cần thiết, bởi nhƣ phần trên đã nói, lứa tuổi vị thành niên chƣa đủ độ chín chắn về cả tâm, sinh lý và nhận thức xã hội, nên khả năng có những quyết định và hành động đúng đắn không cao nếu không có sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của ngƣời lớn.
Trƣớc kết, kiểm soát và quản lý thời gian của trẻ. Trong xã hội hiện đại hiện nay, thời gian đƣợc con ngƣời so sánh giống nhƣ vàng, điều này có thể cho thấy sự quý trọng thời gian của con ngƣời nhƣ thế nào. Nhƣng không phải ai cũng có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả, trong số đó có trẻ vị thành niên. Trẻ vị thành niên là lứa tuổi chƣa có nhận thức đầy đủ và có tâm lý thích cái lạ và mới, các em không có khả năng cân bằng tất cả các hoạt động cần thiết mà có thể chỉ tập trung vào một việc nào đó. Vì vậy, để trẻ có thể sử dụng thời gian hiệu quả và đúng mục đích thì chúng ta phải biết quản lý thời gian, định hƣớng cho trẻ làm những việc tốt, không có thời gian tụ tập, chơi bời lêu lổng.
Đặc biệt đối với những em đã mắc tệ nạn xã hội thì cần quan tâm nhiều hơn và quản lý thời gian chặt chẽ để các em không thể quay lại con đƣờng xấu. Việc quản lý thời gian của trẻ phải đƣợc kết hợp cả ba chủ thể là gia đình, nhà trƣờng và xã hội, bởi mỗi thiết chế sẽ có thế mạnh riêng và trẻ có mặt ở cả ba thiết chế này. Do đó mỗi thiết chế sẽ quản lý một thời gian nhất định.
Cùng với quản lý thời gian là quản lý kế hoạch học tập của trẻ vị thành niên. Công việc chính của lứa tuổi vị thành niên là học tập, trong xã hội hiện nay với điều kiện kinh tế phát triển các em đƣợc tạo mọi điều kiện để học tập, nhƣng không phải lúc nào các em cũng chú ý tới học tập, bởi các em đang ở độ tuổi mới lớn, có nhiều thay đổi trong cuộc sống làm các em bận tâm và sao nhãng việc học hành. Do đó, việc quản lý học tập xem các em học cái gì, học ở đâu là rất quan trọng để định hƣớng cho các em vào những chuẩn mực tốt, tránh xa và từ bỏ tệ nạn xã hội.
Sau cùng là, kiểm soát, quản lý các sinh hoạt và các mối quan hệ của trẻ vị thành niên. Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi là thay đổi rất nhanh cả về nhận thức, tâm lý, trẻ vị thành niên rất nhạy cảm, và có nhiều nhu cầu khác nhau, ngoài những mối quan tâm về học tập, gia đình, bạn bè, các em còn bắt đầu có mối quan tâm về những ngƣời khác giới, về tình yêu… để đáp ứng đƣợc nhu cầu của mình các em sẽ tìm mọi cách để thuyết phục bố mẹ ngay cả việc nói dối cũng đƣợc các em thƣờng xuyên sử dụng. Chính vì vậy, việc quản lý sinh hoạt của các em ở thời kỳ này là rất quan trọng và phải là sự kết hợp của cả gia đình, nhà trƣờng và xã hội thì mới đạt kết quả cao nhất.
Gia đình quan tâm, kiểm soát, quản lý các em bằng cách biết đƣợc các em làm gì, đi đâu và sinh hoạt nhƣ thế nào để phòng tránh cho các em không bị bạn xấu rủ rê. Còn nhà trƣờng quản lý giờ lên lớp của các em, giám sát việc học tập và vui chơi ở trƣờng của các em, dạy các em biết tự phòng tránh tệ nạn xã hội. Còn xã hội cần phải tạo ra các khu vui chơi bổ ích cho các em, tuyên truyền các kiến thức về tệ nạn xã hội và đặc biệt là phải chấn chỉnh ngay các các hoạt động vui chơi, giải trí trá hình để phòng tránh tệ nạn cho cả cộng đồng, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên.
Trẻ vị thành niên là lực lƣợng đông đảo trong xã hội và là lớp kế cận của đất