chuyển hóa cho nhau
Tư tưởng là sản phẩm trực tiếp của tư duy, đỉnh cao của quá trình tư duy là sự hình thành, khái qt hóa thành các quan điểm, luận điểm, tư tưởng. Như vậy, tư tưởng là kết quả của quá trình tư duy của chủ thể, nếu trong tương quan so sánh một cách tương đối với nhau thì tư duy là quá trình động,
cịn tư tưởng là kết quả của nó ở thể tĩnh. Trong khi bất cứ nhân tố nào thúc đẩy con người hoạt động đều phải thơng qua đầu óc họ, mà trực tiếp nhất là thơng qua sự định hướng, hướng dẫn trực tiếp của tư tưởng.
Đạo đức Hồ Chí Minh là nhân tố nền tảng để tạo dựng nên sắc thái của trong hành động của Người. Đạo đức càng sâu sắc thì sự thơi thúc nội tâm hành động càng mãnh liệt, càng triệt để, càng nhất quán. Chính đạo đức Hồ Chí Minh, hay cụ thể hơn là lịng u thương dân sâu sắc, sự xót xa trước cảnh ngộ của dân tộc mình, nhân dân các dân tộc thuộc địa và khát vọng giải phóng họ đã trở thành nhân tố nền tảng định hình cho tồn bộ q trình hoạt động của Hồ Chí Minh. Bất cứ hành động cách mạng nào của Người cuối cùng cũng đều hướng đến mục đích đó. Bởi vậy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh chính là nền tảng chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh - với tư cách là một sự nhất quán, ổn định trong hoạt động của Người.
Chính thực tiễn dân tộc đã khơi gợi trong Hồ Chí Minh những tư tưởng cao cả và tình cảm đạo đức. Ngay từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh sống đọa đày của một dân tộc nô lệ, mất nước. Người xót xa trước thân phận người Việt bị thực dân đối xử như súc vật, hành hạ qua phu phen tạp dịch, chết chóc, li tán… đồng thời bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của cha và các bậc tiền bối yêu nước lúc bấy giờ, cộng với tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo, Hồ Chí Minh đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Trong q trình tìm đường cứu nước, người nhân thấy ở đâu nhân dân lao động cũng cực khổ, ở đâu các dân tộc thuộc địa cũng bị đọa đày, và trên đời này dù màu da có khác nhau nhưng chỉ có một tình hữu ái thực sự đó là tình hữu ái vơ sản. Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ biết bao trăn trở suy tư trong thực tiễn hành trình đi tìm đường cứu nước đã được chủ nghĩa Mác - Lênin giải đáp, khiến cho Người sung sướng đến tuột độ: “Bản Luận cương làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tơi xúc động đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: “Hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” [80, tr.584]. Cũng chính từ đó Người tồn tâm tồn ý đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, suốt đời đấu tranh cho mục tiêu cao cả độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nhìn tổng qt, phong cách chính là con người, phong cách Hồ Chí Minh chính là hình ảnh khái qt về con người Hồ Chí Minh. Trong định nghĩa ngắn gọn và hàm xúc này ta có thể hình dung, phong cách Hồ Chí Minh là tổng hợp, tổng hòa và chung đúc làm một tất cả những gì độc đáo, đặc sắc riêng, trở thành bản lĩnh, cốt cách và bản sắc của Người, làm nên đặc điểm và giá trị nhân cách đặc sắc của người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, khơng thể trộn lẫn với người khác. Phong cách đó được biểu hiện trong hoạt động, hình thành qua hoạt động, kết tinh trong hoạt động. Phong cách của Người được hình thành từ những nền tảng, những cội nguồn văn hóa, truyền thống lịch sử và hồn cảnh xã hội mà từ đó Người sống, hoạt động và trưởng thành.
Phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh thống nhất với tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người. Người luôn sâu sát, tin yêu, tôn trọng, học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của mọi người một cách chân thành; ln quan tâm giáo dục, thuyết phục, lãnh đạo và tổ chức, nêu gương cho người khác… Người thường đến với quần chúng một cách tự nhiên, bình dị, khơng cần nghi thức, khơng tiền hơ, hậu ủng, đón tiếp linh đình, ln tiết kiệm cho dân cho nước, khơng bao giờ địi hỏi bất kỳ điều gì làm cho Người cảm thấy xa lánh quần chúng... Mặc dù ở ngơi vị cao nhất của quyền lực, nhưng Hồ Chí Minh ln gần gũi với nhân dân, gắn bó với cuộc sống nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, phê bình chân thành từ trong nhân dân. Người luôn biết lắng nghe nhân dân để lãnh đạo, biết học hỏi từ trong nhân dân để phục vụ nhân dân tốt hơn; hịa mình vào nhân dân để tập hợp, động viên và
Hồ Chí Minh là con người của nhân dân và nhân dân lấy Người làm điểm tựa, làm niềm tin, làm động lực và hi vọng vào tương lai của mình. Do đó, nhân dân hướng về Người với một sức mạnh khơng gì cản nổi. Người trở thành biểu tượng cao đẹp nhất của một nền chính trị mới. Điều đó, tạo nên một sức lơi cuốn và tập hợp quần chúng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Bản thân Người cũng thường xuyên căn dặn, giáo dục cán bộ, đảng viên phải yêu dân, kính dân, tơn trọng dân, biết học hỏi dân để lãnh đạo dân; việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Chớ cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, khơng nghĩ đến dân. Phải nhớ rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ khơng phải để cậy thế với dân. Điều đó cũng thể hiện rõ tư tưởng và tấm gương đạo đức trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Bởi vậy, phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh là sự kết tinh tư tưởng, tình cảm và tấm lòng của Người đối với đồng bào, đồng chí, với đất nước.
Sự thống nhất giữa tư tưởng với phương pháp và trở thành phong cách Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời phản ánh sự thống nhất giữa những thuộc tính bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học, cách mạng và nhân văn. Trong tư tưởng, mỗi quan điểm của Người đồng thời cũng mang ý nghĩa chỉ dẫn về phương pháp. Phương pháp Hồ Chí Minh khơng chỉ là cách thức, biện pháp, cách làm, bước đi trong giải quyết các vấn đề chiến lược, sách lược hoặc để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng cụ thể ở mỗi giai đoạn mà còn hướng tới nâng cao nhận thức tư tưởng, rèn luyện và bồi dưỡng toàn diện để hoàn thiện con người và phát triển xã hội. Bởi vậy, Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố nền tảng của phong cách Hồ Chí Minh; phong cách Hồ Chí Minh là kết tinh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong thực tiễn.
Mặc dù vậy, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng có tính độc lập riêng của từng nhân tố trong một chỉnh thể. Ở đó, sự thống nhất có bao hàm sự khác biệt, khác biệt nhưng không đối lập, không mâu thuẫn. Sự khác nhau giữa tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh và phong cách Hồ Chí Minh là sự khác nhau giữa các bộ phận trong di sản của Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày. Phong cách Hồ Chí Minh chính là hình ảnh khái qt, chân thật, sống động về con người Hồ Chí Minh trong thực tiễn với tất cả những biểu hiện tiêu biểu, ổn định về phong thái, phong độ, phẩm cách trong cuộc sống.
Phong cách thể hiện tư tưởng, nhưng khơng phải là tồn bộ tư tưởng, cũng như đạo đức, ngược lại đạo đức không bao hàm hết phong cách và tư tưởng. Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh thực tiễn rất phong phú, rộng lớn, dài về thời gian, rộng về không gian, sâu về bản chất, trong sự đa dạng, phong phú về ngơn từ, văn phong. Phong cách Hồ Chí Minh là những nét riêng, ổn định, có tính hệ thống của Người trong quá trình hoạt động, được biểu hiện hàng ngày và thể hiện qua các đặc trưng tiêu biểu. Nói cách khác phong cách Hồ Chí Minh là hình ảnh thực tế của con người Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sẽ thiếu sót, nếu chỉ hiểu đơn thuần phong cách Hồ Chí Minh là biểu hiện của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, vì phong cách cịn thể hiện những nếp nghĩ, nếp làm không liên quan đến đạo đức và không thể quy chụp hết vào đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thiên về sự phản ánh, trong khi đó tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh thiên về sự rèn luyện, thực hành. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vai trò định hướng, là động lực tinh thần cho q trình hình thành, hồn thiện phong cách Hồ Chí Minh, tư tưởng được hình thành từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn, nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn nhưng khơng phải là hoạt động thực tiễn.
Phong cách Hồ Chí Minh khơng phải hình thành một cách tự phát mà là sự tực giác cao độ, phong cách đó cũng khơng phải ở một vài hành vi đơn lẻ mà là một quá trình hoạt động nhất quán, bền bỉ trong thực tiễn. Nếu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh quyết định đến sự định hình phong cách, đến sự trau dồi và rèn dũa phong cách Hồ Chí Minh, thì ở khía cạnh ngược lại, phong cách Hồ Chí Minh góp phần quan trọng vào q trình xã hội hóa tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Thơng qua phong cách, mà tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có sức lan tỏa kỳ diệu. Chính phong cách Hồ Chí Minh - con người, cuộc đời Hồ Chí Minh đã góp phần tạo ra sức lay động, chuyển hóa, phát triển tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong cuộc sống; nhờ đó, hình thành nên hình mẫu người cộng sản điển hình trong lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh đã thuyết phục, chinh phục mọi người bằng chính phong cách của mình khi cịn sống và phong cách đó vẫn có sức cuốn hút, lay động rất nhiều người cho dù Người đã đi xa trở về nơi vô cùng vô tận. Bất cứ ai được gặp gỡ, tiếp xúc với Hồ Chí Minh, đều cảm nhận được cái sâu sắc, vĩ đại, mực thước của phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh giản dị mà khơng tầm thường, có sức hấp dẫn, lơi cuốn người khác với tới cái Chân, Thiện, Mỹ không phải bằng lý luận mà bằng những hành động, không phải chỉ bằng tấm gương trong những hoạt động cụ thể mà bằng cả cuộc đời hoạt động khơng mệt mỏi của Người. Đó là điều đặc biệt ở Hồ Chí Minh, cũng là điều mà chỉ có tư tưởng và đạo đức khơng thơi thì khơng thể nào lột tả hết được. Nếu tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh tập trung khát vọng của dân tộc Việt Nam, của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, thì phong cách Hồ Chí Minh tiêu biểu cho hình ảnh của người cách mạng chân chính trong q trình hiện thực hóa khát vọng đó nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đánh giá về giá trị, sức sồng tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Alan Axbon đã viết: “Nếu chúng ta muốn đối phó một cách hợp lý và mạnh mẽ với những vấn đề mà chủ nghĩa xã hội đang gặp phải, chúng ta phải học ở Hồ Chí Minh bằng cách phát triển những phẩm chất đã thể hiện trong suốt cuộc đời đấu tranh cách mạng lâu dài của
Người: kiên nhẫn và vững vàng theo đuổi mục đích và bình tĩnh trong những lúc khó khăn; linh hoạt về tư duy và chính trị khi xây dựng khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa; khiêm tốn và gần gũi với nhân dân, nhất là với cơng nhân và nơng dân; có sự đồng cảm để đạt tới sự hịa giải dân tộc; có tinh thần quốc tế mạnh mẽ; sự sáng tạo và nhạy bén về văn hóa, một sự hiểu biết có phân tích về lịch sử, đặc biệt là về cách thức mà những biến đổi lịch sử đã diễn ra; và phẩm chất mà Hồ Chí Minh có một cách dồi dào - đó là sự lạc quan của ý chí” [83, tr.125].