5. Cấu trúc luận văn
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân
2.2.2. Cái tôi cảm thông với những thân phận bất hạnh, chứa
tình yêu con người
Bên cạnh cái tôi băn khoăn, trăn trở trước những vấn đề xã hội, đọc thơ Trân Huyền Trân, chúng ta nhận thấy một nhà thơ giàu tình nhân ái, yêu
thương con người vô hạn. Đằng sau những câu thơ ông viết về hiện thực cuộc sống với tất cả những gì trần trụi nhất là một niềm cảm thông sâu sắc đối với những số phận bất hạnh, những cảnh đời bơ vơ, éo le, khổ đau. Tính chất nhân đạo thơ Trần Huyền Trân là ở những bài thơ như vậy.
Trần Huyền Trân là con người có trái tim vô cùng nhạy cảm. Ông dễ xúc động trước những cảnh đời bất hạnh, những sự lam lũ, nghèo khổ của những người xung quanh khi bản thân mình cũng không hơn gì họ.
Trần Huyền Trân là con người giàu tình cảm, dễ cảm thông và xúc động trước những hoàn cảnh khó khăn. Trần Nguyệt Hiền là cô gái đáng thương được Trần Huyền Trân cưu mang, giúp đỡ. Giữa hai người ấy là một tình cảm khó mà định nghĩa cho chính xác. Bài thơ Tiếng đàn đôi ta (1938), Trần Huyền Trân đề gửi Trần Nguyệt Hiền thể hiện sự cảm thông sâu sắc, tình yêu thương vô hạn, sự đồng cảm chân thành của nhà thơ với cuộc đời bất hạnh của cô gái:
Đàn em mười sáu tơ đồng Có nàng Tô Thị trong lòng tiếng tơ Đàn mang tang tóc từ xưa Chợp xuân nửa giấc, sầu thu nửa đời Tưởng đâu một kiếp hoa rơi Lòng gieo tâm sự trên mười ngón tay.
Trong cuộc đời mình, ông đã làm nhiều việc thiện hết sức có ý nghĩa, một trong số đó là việc ông với trái tim nhân hậu, bao dung, không ngại điều tiếng của người đời lấy tên mình khai sinh cho đứa con không được thừa nhận của Trần Nguyệt Hiền – chị gái một học trò của ông. Hai người cùng họ Trần, chính vì vậy ông lấy bút danh cho mình là Trần Huyền Trân, cũng là tên cô con gái tội nghiệp ấy. Ông làm bài thơ Cái thai hoang đề tặng Trần Nguyệt
Ơi hỡi đứa con không có tên Nằm tròn xác bụng mẹ vô duyên. Con lên mầm sống trong lòng chết Bởi mẹ con là một gái đêm!
...Nào khác chi đời mẹ của con, Ép khuôn cười khóc để người buôn. Một đêm chung chạ bao hơi hướm, Đến rạng mai ngày nát phấn son!
(Cái thai hoang - 1942)
Trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương của Trần Huyền Trân thể hiện rõ nét ở những câu thơ ông phê phán những kẻ đầu cơ chính trị, đầu cơ kinh tế sống trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Sự sung sướng, hưởng lạc của chúng là điều nhà thơ không thể chấp nhận:
Chao ôi đâu xóm nô cười Trẻ no vú sữa già ngơi tiệc trà Tự tình trai gái như hoa
Nằm trong vàng ngọc, bước ra áo quần Lầu cao đời rủ rèm xuân
Ấm no ngồn ngộn mấy tầng vô tư Biết gì đến giấc chinh phu Đêm mơ ngọc đá lầm gio giật mình
(Độc hành ca - 1940)
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo nàn, khốn khó, hơn ai hết, Trần Huyền Trân thấm thía những cảnh cùng cực của những kẻ khốn cùng. Chính vì thế mà cái buồn trong thơ ông gần gũi , giản dị mà xót xa:
Đàn cá giang hồ nhảy nhót đi Cả cụm bèo xanh nằm cạn mãi Cũng như cất cánh gọi không về
(Mấy ngày mưa - 1938)
Sau cơn bão, xóm nghèo vốn đã tiêu điều lại càng trở nên xác xơ. Cái nghèo, cái đói lại càng bám riết lấy những hoàn cảnh vốn đã đáng thương. Thiên tai tàn phá, giặc giã liên miên, cuộc sống của nhân dân chìm trong thảm cảnh tang tóc, đau thương. Xóm nghèo nhỏ bé có đến mấy hố chôn xác người, hỏi làm sao có thể không xót xa, không đau đớn. Mỗi câu thơ là một tiếng khóc nghẹn ngào trước cảnh xóm làng trước mắt:
Thơ ơi! Hãy chắp nghìn tay Cho tôi ôm lấy đất này đau thương.
(Xóm nghèo – 1945)
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong số gần 100 bài thơ Trần Huyền Trân viết, những bài đọng lại thấm thía nhất trong lòng độc giả chính là những bài thơ ông viết về những con người khốn khổ thời ông đang sống, những bài thơ thể hiện đậm nét cái tôi cảm thông với những thân phận bất hạnh, chứa chan tình yêu con người.