Cơ quan lƣu trữ địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào trung tâm thông tin lưu trữ địa chất tổng cục địa chất và khoáng sản (Trang 30)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ ĐỊACHẤT

1.2 Cơ quan lƣu trữ địa chất

1.2.1 Sơ lược sự hình thành Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất

Tiền thân của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất là Viện Bảo tàng Địa chất và Lưu trữ Địa chất được thành lập ngày 15/7/1978 theo Quyết định số 255/QĐ-TC của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Địa chất.

Ngày 28/01/1985 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 17/HĐBT đổi tên Viện Bảo tàng Lưu trữ Địa chất thành Viện Thông tin Tư liệu địa chất.

Ngày 27/7/1988 Tổng cục Mỏ và Địa chất quyết định sáp nhập Xí nghiệp In 15 vào Viện Thông tin Tư liệu Mỏ và Địa chất. Sau khi sáp nhập Xí nghiệp In 15, Viện Thông tin Tư liệu Mỏ và Địa chất đặt trụ sở tại phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội theo Quyết định số 689/MĐC- QĐ ngày 24/10/1988 của Tổng cục Mỏ và Địa chất.

Ngày 04/9 /1990 Bộ Công nghiệp nặng có Quyết định số 329/CNNg- TCNS quyết định đổi Viện Thông tin Tư liệu Mỏ - Địa chất thành Viện Thông tin Tư liệu Địa chất .

Ngày 30/5/1991 Bộ Công nghiệp nặng Quyết định số 211/CNNg-TC quyết định tách Bảo tàng Địa chất ra khỏi Viện Thông tin Tư liệu Địa chất để thành lập Bảo tàng Địa chất trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Năm 1993 thực hiện Quyết định số 434/QĐ-TC của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc thành lập lại Xí nghiệp In 15, nên Xí nghiệp In 15 được tách khỏi Viện Thông tin Tư liệu Địa chất.

Ngày 20/6/1997 Bộ Công nghiệp Quyết định số 884/QĐ-TCCB quyết định về việc hợp nhất Viện Thông tin Tư liệu Địa chất, Bảo tàng Địa chất thành Viện Thông tin, Lưu trữ, Bảo tàng Địa chất.

Ngày 28/8/1997 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 303 QĐ/ĐCKS-TCCB quy định về cơ cấu Tổ chức của Viện Thông tin, Lưu trữ, Bảo tàng Địa chất.

Ngày 09/01/2003 Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 14/2003/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Viện Thông tin, Lưu trữ, Bảo tàng Địa chất được tách thành Trung tâm Lưu trữ Địa chất và Bảo tàng Địa chất.

Ngày 22/4/2003 Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 518/2003/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất. Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,

Hiện tại, Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản và hoạt động trên cơ sở Quyết định số 66 ngày 22/7/2011 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất. Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất. Lực lượng cán bộ của Trung tâm hiện có trên 50 người, 90% có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, được đào tạo chủ yếu từ 2 lĩnh vực địa chất và tin học.

Trung tâm TTLTĐC có trụ sở tại số 6 Nguyên Hồng, Hà Nội với Kho Lưu trữ tài liệu địa chất, Thư viện Địa chất và các bộ phận Công nghệ và Thông tin, Xuất bản địa chất và được trang bị các thiết bị tin học đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ quản lý, xử lý, tổ chức khai thác thông tin. dùng cho các lĩnh vực xử lý dữ liệu, phục vụ tra cứu mạng Intranet và Internet, thư điện tử và nghiệp vụ quản lý và đào tạo tin học mà Trung tâm đang thực hiện hàng năm.

1.2.2 Chức năng của Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất

Theo Quyết định số 06/QĐ-ĐCKS của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản ngảy 22 tháng 7 năm 2011 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất, Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; có chức năng tổ chức lưu trữ và thư viện; quản lý cơ sở dữ liệu

quốc gia lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý, cung cấp thông tin tài liệu; biên tập, xuất bản và phát hành tài liệu; thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, các loại bản đồ địa chất quốc gia.

1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất

Để thực hiện chức năng được giao Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Trình Tổng cục trưởng phê duyệt: Chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm, hang năm của Trung tâm; các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ; các dự án công nghệ thông tin, lưu trữ; dự án đầu tư phát triển của Trung tâm. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài liệu thông tin, lưu trữ; quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật về thông tin, lưu trữ địa chất.

2. Thực hiện việc kiểm tra, thu nhận và lưu giữ, bảo quản các tài liệu báo cáo địa chất nộp vào Lưu trữ địa chất theo quy định. Lập kế hoạch điều tra, thu thập dữ liệu về địa chất, khoáng sản và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; chủ trì kiểm tra, hướng dẫn việc lưu trữ tài liệu địa chất khoáng sản ở các đơn vị trực thuộc Tổng cục theo sự phân công của Tổng cục trưởng.

3. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản; tổ chức mạng lưới thông tin phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản; là đầu mối tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành các loại bản đồ địa chất khoáng sản quốc gia, các ấn phẩm về địa chất khoáng sản theo kế hoạch được phê duyệt.

4. Nghiên cứu và tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

5. Quản lý, bảo vệ an toàn kho lưu trữ tài liệu địa chất; áp dụng các phương pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong việc bảo quản, phục chế báo

cáo, tài liệu, chống hư hỏng; cung cấp tài liệu địa chất, khoáng sản theo chỉ đạo của Tổng cục trưởng và theo quy định của Pháp luật.

6. Xây dựng và phát triển thư việc địa chất đáp ứng yêu cầu hiện đại và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về trao đổi ấn phẩm địa chất.

7. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Tổng cục tuyên truyền, quảng về các thành tựu và hành ảnh của Tổng cục Địa chất và Khoáng sẩn, Ngành Địa chất Việt Nam và nâng cao nhận thức cucả cộng đồng về địa chất, khoáng sản.

8. Là đầu mối thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức theo kế hoạch Tổng cục giao.

9. Thực hiện các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Nghiên cứu khoa học, thông tin, lưu trữ, xuất bản, chuyển giao công nghệ lĩnh vực địa chất, khoáng sản và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

10. Trình Tổng Cục trưởng: Phê duyệt kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế của đơn vị; quyết định việc tổ chức đoàn ra, mời các đối tác, chuyên gia nước ngoài đến làm việc, trao đổi, tham gia thực hiện các đề án, đề tài của đơn vị; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

11. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục.

12. Quản lý tổ chức, cán bộ; thực hiện chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng cục.

13. Quản lý tài sản, tài chính thuộc Trung tâm; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật.

14. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.2.4 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất được quy định trong Quyết định số 06/QĐ-ĐCKS của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản ngày 22 tháng 7 năm 2011 bao gồm: Lãnh đạo Trung tâm, Bộ máy giúp việc Giám đốc và Các đơn vị trực thuộc.

Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản về các nhiệm vụ được giao; điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùa các đơn vị trực thuộc Trung tâm; xây dựng quy chế làm việc; ký các văn bản chuyển môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp, uỷ quyền của cấp trên. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.

Bộ máy giúp việc Giám đốc bao gồm: - Văn phòng;

- Phòng kỹ thuật Kế hoạch; - Phòng Kế toán - Thống kê. Các đơn vị trực thuộc bao gồm:

- Phòng công nghệ và Thông tin địa chất; - Phòng Lưu trữ địa chất;

- Phòng Thu thập và xử lý dữ liệu địa chất - Phòng Xuất bản địa chất;

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Lƣu trữ địa chất

BAN GIÁM ĐÔC

LƢU TRỮ ĐỊA CHẤT VĂN PHÒNG XUẤT BẢN ĐỊA CHẤT KỸ THUẬT KẾ HOẠCH THƢ VIỆN ĐỊA CHẤT KẾ TOÁN THỐNG KÊ CÔNG NGHỆ VÀ THÔNG TIN

ĐỊA CHẤT

THU THẬP & XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐỊA CHẤT

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể nói thông qua những nội dung đã trình bày ở trên chúng tôi đã làm sang tỏ các vấn đề chung về công tác lưu trữ địa chất như: tài liệu địa chất, cơ quan lưu trữ địa chất… Đây là những vấn đề rất quan trọng, tạo nền tảng để chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế tình hình thu thập tài liệu địa chất vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP TÀI LIỆU VÀO TRUNG TÂM THÔNG TIN, LƢU TRỮ ĐỊA CHẤT 2.1 Nguồn và thành phần tài liệu thu thập, bổ sung vào Trung tâm Thông tin, Lƣu trữ Địa chất

2.1.1 Nguồn thu thập tài liệu vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất

Việc xác định nguồn thu thập tài liệu vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất là hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó có thể tiến hành công tác thu thập đạt kết quả cao. Đối với Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất lại càng quan trọng hơn vì khối tài liệu địa chất có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội của chúng ta hiện nay, đặc biệt là sự phát triển về mặt kinh tế.

Theo Quyết định số 06/QĐ-ĐCKS của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản ngảy 22 tháng 7 năm 2011 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất Theo và Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về việc giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu địa chất, khoáng sản, tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình làm việc sản sinh ra các dữ liệu về địa chất và khoáng sản (theo phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng sản năm 2010) phải giao nộp vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất. Như vậy có thể thống kê các nguồn thu thập tài liệu vào Trung tâm như sau:

Thứ nhất, các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động về địa chất, khoáng sản do Nhà nước lập ra và cấp kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước. Ví dụ: Các Liên đoàn địa chất; các Công ty về địa chất và khoáng sản,…

Thứ hai, các cơ quan, tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động điều tra về địa chất và khoáng sản từ nguồn kinh phí tư nhân.

Trên thực tế còn khối lượng lớn tài liệu địa chất liên quan đến địa chất công trình, địa chất thủy văn nhưng không thuộc nguồn thu thập vào Trung tâm. Đối với tài liệu địa chất công trình do Trung tâm Thông tin dữ liệu của Bộ Xây dựng quản lý và tài liệu địa chất thủy văn do Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Theo quy định trên, nguồn thu thập tài liệu của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất là tương đối lớn, điều này đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều từ phía cơ quan và bản thân mỗi cán bộ làm công tác thu thập tại đây để có thể thực hiện tốt công tác thu thập tài liệu địa chất của cơ quan mình.

2.1.2 Thành phần tài liệu thu thập, bổ sung và Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất trữ Địa chất

Tại Phòng Thu thập và xử lý dữ liệu địa chất của Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất hiện đang lưu giữ toàn bộ các báo cáo địa chất do các tổ chức, cá nhân tiến hành điều tra địa chất và khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam thành lập. Các tài liệu ở đây có hệ thống từ nghiên cứu cấu trúc địa chất, lập bản đồ địa chất theo các tỷ lệ, đặc biệt là các tài liệu về tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa chất môi trường…nó là tài sản vô giá của Quốc gia, nó có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp các tài liệu cơ bản cho việc nghiên cứu và phát triển các ngành khoa học - kỹ thuật, kinh tế của quốc dân có liên quan đến lòng đất, đặc biệt là khai thác khoáng sản.

Hệ thống báo cáo được phân thành các loại sau:

* Báo cáo lập bản đồ địa chất.

Các báo cáo lập bản đồ địa chất trình bày kết quả đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ 1:500.000, 1: 200.000, 1:100.000, 1:50.000, 1:25.000. Tài liệu bao gồm các bản thuyết minh về các kết quả nghiên cứu về địa chất (địa tầng, cấu trúc, trầm tích, xâm nhập, phun trào), về địa mạo, phong hoá và đặc biệt là về khoáng sản (kim lượng, trọng sa)… gồm các bản thuyết minh, các loại bản đồ

(địa chất, kiến tạo, địa mạo, trầm tích đệ tứ, khoáng sản, vỏ phong hoá, trọng sa, kim lượng,…), các số liệu về phân tích trọng sa, kim lượng, số mỏ.

*Báo cáo tìm kiếm thăm dò khoáng sản

Các báo cáo điều tra khoáng sản trình bày các kết quả tìm kiếm, thăm dò, đánh giá về khoáng sản tại các mỏ, điểm quặng. Tài liệu gồm các bản thuyết minh về kết quả điều tra về địa chất mỏ, cấu trúc mỏ và các thân quặng, về trữ lượng khoáng sản, chất lượng quặng… và các đánh giá về giá trị và điều kiện khai thác mỏ, các bản đồ địa hình, địa chất, khoáng sản, các bình đồ mặt cắt tính trữ lượng khoáng sản, các phụ lục trình bày về các số liệu phân tích quặng và các kết quả nghiên cứu kỹ thuật về làm giàu và chế biến khoáng sản, các bản tính và thống kê trữ lượng khoáng sản, các số liệu về địa chất thuỷ văn, địa chất công trình phục vụ cho nghiên cứu các điều kiện khai thác mỏ.

* Báo cáo địa vật lý

Báo cáo địa vật lý trình bày các kết quả nghiên cứu về địa vật lý theo các phương pháp: điện, từ trường (mặt đất và hàng không), trọng lưc, phóng xạ… gồm các bản thuyết minh, các phân tích dị thường, các bản đồ trường từ, bản đồ phóng xạ, bản đồ trường trọng lực, bản đồ điện trở xuất…, các số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào trung tâm thông tin lưu trữ địa chất tổng cục địa chất và khoáng sản (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)