Sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tha hóa lao động trong tác phẩm bản thảo kinh tế triết học năm 1844 (Trang 32 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Sự phân tích của C.Mác về biểu hiện của tha hóa lao động

2.1.1 Sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động

Nghiên cứu của C. Mác về sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động xuất phát từ sự kiện kinh tế trong xã hội tư bản chủ nghĩa: Người công nhân sản xuất càng nhiều của cải, sức mạnh và khối lượng sản phẩm của anh ta càng tăng thì anh ta càng nghèo. Người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt. Theo C. Mác, sự kiện trên đây là biểu thị sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động. Sự tha hóa đó có liên hệ mật thiết với hiện tượng vật hóa. “Sản phẩm lao động là lao động được cố định, được vật hóa

trong một vật phẩm nào đó, đó là sự vật hóa của lao động” [57, tr. 128].

Tiến hành lao động là vật hóa lao động tức hoạt động của chủ thể (hoạt động sản xuất của con người) tạo ra một sản phẩm hoặc một đối tượng nào đó. Hoạt động lao động là hoạt động căn bản, quan trọng của loài người nhằm duy trì sự tồn tại của bản thân. Giới tự nhiên cung cấp cho lao động tư liệu để trong đó hoạt động lao động được triển khai, từ đó và nhờ đó mà lao động sản xuất ra sản phẩm, theo nghĩa hẹp hơn giới tự nhiên cung cấp tư liệu để tồn tại về mặt thể xác cho người công nhân. Sản phẩm mà người công nhân tạo ra thông qua lao động có ý nghĩa thỏa mãn nhu cầu vật chất và qua đó mà họ sáng tạo ra giới tự nhiên thứ hai. Như vậy, sản phẩm lao động bắt nguồn từ các đối tượng tự nhiên, là kết tinh lao động của con người, là kết quả của quá trình lao động, là kết quả của sự vật hóa, đối tượng hóa bản chất con người. Nhưng, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư liệu sản xuất, vì vậy phải nhận tư liệu sản xuất từ nhà tư bản. Trong điều kiện đó, sản phẩm lao động (lao động vật hóa) lại không thuộc về người công nhân mà thuộc về giai cấp tư sản. Theo nghĩa đó, trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, người công nhân trở thành nô lệ của “vật” về hai phương diện: Một là anh ta nhận được một “vật” để lao động,

nghĩa là nhận được việc làm; hai là anh ta nhận được những tư liệu sinh hoạt từ người chủ của anh ta. Do đó, chỉ có “vật” do người chủ cung cấp mới đem lại cho người công nhân khả năng lao động để sinh tồn, một là như một người công nhân và hai là như một chủ thể thể xác. Chỉ với tư cách người công nhân, anh ta mới có thể duy trì được sự tồn tại của mình như một chủ thể thể xác và chỉ có với tư cách là chủ thể thể xác anh ta mới là công nhân.

Sản phẩm của lao động chính là kết quả của sự vật hóa lao động. Trong quá trình đối tượng hóa bản thân mình vào thế giới đối tượng, vào sản phẩm lao động, và thông qua quá trình trao đổi, hưởng thụ sản phẩm ấy con người quan hệ với nhau, tiếp nhận tính chất người kết tinh trong sản phẩm của họ. Nhưng sản phẩm đó lại không thuộc về người lao động mà thuộc về người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, sản phẩm đó trở nên xa lạ, thậm chí đối địch với người lao động. Hiện tượng tha hóa có mối liên hệ chặt chẽ với hiện tượng bóc lột sức lao động trong xã hội tư bản thông qua mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê. “Sự tha hóa thể hiện ở chỗ tư liệu sinh

hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó” [57, tr. 196].

Những phân tích trên đây cho thấy, sự tồn tại của đối tượng hóa (vật hóa) - kết quả lao động của người lao động đã cung cấp cho người khác khả năng chiếm hữu kết quả của lao động ấy, cộng thêm sự tách rời của chủ thể lao động đối với đối tượng sẽ biến khả năng bị người khác chiếm hữu sản phẩm lao động của người lao động thành hiện thực. Thông qua chiếm hữu đối tượng lao động (tư liệu sản xuất) là chiếm hữu được kết quả lao động của người khác. Trong chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, đối tượng lao động thuộc về giai cấp tư sản. Như vậy, sự tách rời giữa người lao động và tư liệu lao động là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh sự tha hóa.

Sự tha hóa sản phẩm lao động đối với người công nhân biểu hiện ở

chỗ: “sản phẩm của lao động, đối lập với lao động như một thực thể xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất” [57, tr. 128]. Trong

điều kiện đó, sự vật hóa biểu hiện ra là mất vật phẩm và sự bị vật phẩm nô dịch.

Trong Những nguyên lý kinh tế chính trị học (1857 - 1858), C. Mác

cũng khẳng định đối tượng do lao động sản xuất ra, tức là sản phẩm, bây giờ trở thành đối lập với nó như một sự vật xa lạ, như một quyền lực đối lập với người sản xuất… Thế giới con người bị mất dần giá trị so với thế giới sự vật tăng dần giá trị.

Trong Tư bản, vấn đề tha hóa lao động được C. Mác luận giải dưới

hình thức “sùng bái hàng hóa”. Bái vật giáo là hiện tượng gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự sùng bái hàng hóa đạt đến trạng thái cao nhất. C. Mác ví tính chất bái vật giáo hàng hóa giống như lĩnh vực tôn giáo, sản phẩm con người tạo ra (vật hóa) trở thành cái gì đó độc lập, thậm chí thống trị đối với con người. Theo C. Mác, giá trị của một sản phẩm hàng hóa là do lao động trừu tượng của người lao động tạo nên, nó là lao động xã hội của người lao động kết tinh trong hàng hóa. Vì vậy thực chất đối với hàng hóa, quan hệ giá trị giữa những sản phẩm lao động được biểu hiện ra chỉ là một quan hệ xã hội nhất định của con người, nhưng dưới con mắt của họ thì mối quan hệ ấy lại mang dáng vẻ kỳ ảo của mối quan hệ giữa các vật.

Với lý luận giá trị, trong Tư bản, C. Mác đi sâu phân tích toàn bộ bí

mật của tính chất bái vật giáo của hàng hóa và đồng thời thực hiện sự phê phán mạnh mẽ quan niệm của kinh tế học tư sản về vấn đề đó.

Như vậy, theo C. Mác, sự tha hóa của người công nhân trong sản phẩm lao động biểu hiện ở sự thống trị của sản phẩm lao động đối với người sản xuất. Từ chỗ là chủ thể của sản phẩm lao động, người công nhân trở thành người phụ thuộc vào sản phẩm, thậm chí nó uy hiếp sự tồn tại của

chính anh ta “theo lý luận thì toàn bộ sản phẩm của lao động là thuộc về

công nhân. Nhưng (…) trong thực tế, người công nhân chỉ nhận được phần nhỏ nhất – cái mà không có nó thì tuyệt đối không thể được: chỉ đúng cái cần thiết để người công nhân tồn tại – không phải như một con người mà

như một công nhân và không phải để người công nhân duy trì loài người, mà duy trì giai cấp nô lệ - giai cấp công nhân” [57, tr. 79].

Sự tha hóa biểu hiện ra là sự mất vật phẩm đến mức người công nhân bị tước mất những vật phẩm cần thiết nhất trong cả đời sống và công việc. Bản thân công việc cũng trở thành một vật mà anh ta chỉ có thể chiếm được bằng một nỗ lực hết sức căng thẳng, bằng sự tranh giành thất thường không ổn định bởi họ có thể mất việc làm bất cứ lúc nào. Việc chiếm hữu vật phẩm là một sự tha hoá biểu hiện đến mức người công nhân sản xuất ra càng nhiều vật phẩm thì anh ta có thể chiếm hữu càng ít vật phẩm và anh ta bị sản phẩm của anh ta, tức tư bản thống trị càng mạnh. Sản phẩm mà người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất chính là cái mong muốn của họ, nhưng lại là vật thuộc sở hữu của người khác mà bản thân anh ta không với tới được. Hơn nữa, mức lương mà nhà tư bản trả cho người lao động để sản xuất ra sản phẩm đó rõ ràng là không đầy đủ giá trị của sản phẩm, điều đó đồng nghĩa với việc mang lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho nhà tư bản, đối ngược lại với sự nghèo đói, bị bóc lột của người công nhân. Lao động sản xuất ra những vật phẩm giá trị cho những người giàu, nhưng nó đồng thời tạo ra sự bần cùng của những người công nhân, tạo ra những khu nhà ổ chuột cho công nhân, nó sáng tạo ra cái đẹp nhưng cũng làm què quặt công nhân. Nó thay lao động thủ công bằng máy móc, nhưng nó lại ném một bộ phận người công nhân vào thất nghiệp và một bộ phận khác thành những cái máy, thành bộ phận của dây chuyền sản xuất máy móc đó. “Sự tha hoá cũng bộc lộ một phần ở chỗ sự tinh tế của những nhu cầu và thủ đoạn thoả mãn những nhu cầu ở bên này đẻ ra ở bên kia tình trạng suy đồi thú vật, sự đơn giản hoá nhu cầu một cách hoàn toàn nhất, một cách thô lỗ, trừu tượng, hay nói đúng hơn, chỉ tái sản sinh ra bản thân nó trong ý nghĩa đối lập của nó” [57, tr. 186].

Từ sự phân tích về sự tha hóa của sản phẩm lao động, C. Mác tiến hành phê phán quan niệm của các nhà kinh tế chính trị học cổ điển về vấn đề đó. Theo C. Mác, sự tha hóa của công nhân trong vật phẩm của mình biểu

hiện như sau: “công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít, càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, mất phẩm cách, sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt, vật do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man” [57, tr. 131]. Sự tiến hành lao động trong thực tế biểu hiện ra việc người công nhân mất quyền tự chủ, trí sáng tạo, họ ngày càng lệ thuộc vào người chủ. Sự biểu hiện tha hóa ở vật phẩm là sự mất vật phẩm và sự bị vật phẩm nô dịch, sự không được chiếm hữu vật phẩm biểu hiện ra là sự tha hóa, sự nhượng đi. Ở thực trạng này “lao động không chỉ sản xuất ra hàng hóa mà thôi, nó sản xuất ra bản thân nó và sản xuất ra người công nhân với tích cách là hàng hóa, hơn nữa sản xuất theo cùng một tỷ lệ theo đó nó sản xuất ra hàng hóa nói chung” [57, tr.128].

Quan hệ trực tiếp của lao động với sản phẩm của nó là quan hệ của công nhân với vật phẩm anh ta sản xuất ra. Nếu như sản phẩm (kết quả) của lao động là sự tha hóa thì bản thân hoạt động sản xuất ra sản phẩm đó cũng bị tha hóa. Đó là sự khác biệt về chất giữa nghiên cứu của C. Mác so với các nhà kinh tế chính trị học về vấn đề đó.

2.1.2 Tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động lao động

Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, chúng ta thấy rằng điểm

xuất phát để tìm hiểu sự tha hóa là từ đời sống hiện thực của con người, từ sản xuất, cũng như tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Với hoạt động sản xuất, con người đã sáng tạo ra bản thân mình, nhưng trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hoạt động sản xuất đã làm tha hóa lao động, tha hóa bản chất có tính loài của con người. Trong nền sản xuất ấy, tha hóa lao động không chỉ biểu hiện ở sản phẩm lao động do người công nhân tạo ra, mà còn biểu hiện trong hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động lao động. “Sản phẩm của lao động là sự tha hóa thì bản thân sản xuất phải là sự tha hóa bằng hành động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của sự tha hóa. Sự tha hóa của đối tượng lao động, chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa trong hoạt động

của bản thân lao động” [57, tr. 132]. Với quan niệm coi lao động tạo lập nên bản chất con người, lao động của con người là lao động sáng tạo, C. Mác cho rằng, trong điều kiện của xã hội tư bản chủ nghĩa, người lao động không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho nhà tư bản. Sản phẩm lao động không thuộc về người lao động mà thuộc về nhà tư bản. Thêm vào đó, do mục tiêu lợi nhuận, nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân. Chính trong điều kiện đó, lao động không còn là hoạt động bản chất người nữa mà trở thành hoạt động cưỡng bức, hoạt động ở bên ngoài người lao động. Hoạt động lao động trở thành hoạt động xa lạ, đối lập với người lao động như một đời sống đối địch và xa lạ “trong chừng mực mà mục đích của lao động chỉ là tăng thêm của cải, thì bản thân lao động là có hại và tai hại” [57, tr. 80].

Và như vậy, thông qua hoạt động lao động, người công nhân không khẳng định mình mà “phủ định mình, không cảm thấy mình sung sướng, mà cảm thấy mình khổ sở, không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần của mình, mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình” [57, tr. 132].

Lao động trở thành gánh nặng đè lên thể xác và cả tinh thần của người

lao động. Khi đó lao động không còn là nhu cầu bản chất con người mà chỉ

còn là phương tiện để thoả mãn nhu cầu tồn tại thể xác của con người. Vì vậy, lao động của người công nhân trở thành lao động cưỡng bức, và bản thân người lao động nếu không vì sự sinh tồn của mình cũng né tránh lao động như tránh “bệnh dịch hạch”. Hoạt động lao động lúc đó chỉ là hoạt động bất đắc dĩ và được trút lên người công nhân dưới áp lực hoàn toàn chỉ của nhu cầu ngẫu nhiên bên ngoài, chứ không phải do nhu cầu tất yếu nội tại. Trong hoàn cảnh đó, người lao động chỉ cảm thấy tự do khi ở ngoài quá

trình lao động, “con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do

trong khi thực hiện các chức năng động vật của mình - ăn uống, sinh con đẻ cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức… còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta chỉ cảm thấy mình chỉ còn là con vật.

Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật” [57, tr. 133].

Trong chủ nghĩa tư bản, lao động tha hóa làm hoạt động của người công nhân không mang tính chủ động, hoạt động đó thuộc về người khác, chịu sự thống trị của người khác, phục tùng sự cưỡng bức và áp bức của người khác. Lao động lúc này không bắt buộc người công nhân phải sử dụng trí thông minh hay sự sáng tạo, mà chỉ là sự tuân hành. Đáng ra lao động là biểu hiện tự do của đời sống và vì thế là việc hưởng thụ đời sống. Nhưng trong chủ nghĩa tư bản, nó là sự tha hóa đời sống, lao động không phải là đời sống của con người. Vì vậy, hoạt động lao động của người lao động là hoạt động tự đánh mất bản thân mình. Đó là quá trình tự tha hoá, người lao động xa lạ với xã hội và trở nên xa lạ với đời sống con người.

Bên cạnh đó, từ những phân tích của C. Mác về phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa cho thấy, “việc nghiên cứu phân công lao động và trao đổi có một ý nghĩa hết sức lớn vì đó là những biểu hiện tha hoá rõ rệt của hoạt

động của con người, với tính cách là hoạt động loài, và của lực lượng bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tha hóa lao động trong tác phẩm bản thảo kinh tế triết học năm 1844 (Trang 32 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)