Đặc điểm điều kiện tự nhiên thị xã Sơn Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 40 - 85)

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và tổng quan thu – chi ngân

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên thị xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây nằm phía tây bắc của thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ phía tây thủ đô, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35km về phía tây bắc dọc theo Quốc lộ 32, có vị trí địa lý, phía đông giáp với huyện Phúc Thọ, phía tây giáp với huyện Ba Vì, phía nam giáp với huyện Thạch Thất và phía bắc giáp với huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo quy hoạch chung của thành phố, thị xã Sơn Tây là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 113,5 km2, dân số khoảng 230.570 người (kể cả quân số của lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn thị xã) được chia làm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường, 6 xã có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đóng trên địa bàn.

Thị xã Sơn Tây nằm ở vị trí địa lý tương đối thuận lợi với hai tuyến đường chạy qua là Quốc lộ 21, Quốc lộ 32, tỉnh lộ 413, tỉnh lộ 414… thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng. Vị trí địa lý thuận lợi này của thị xã là tiền đề để mở rộng giao lưu, lưu thông hàng hoá dịch vụ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của thị xã Sơn Tây trong tương lai.

2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây 2.1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, an ninh chính trị thế giới phức tạp, tình hình thiên tai, dịch bệnh bùng phát (đặc biệt là dịch tả lợn châu phi, dịch Covid-19) đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, tình hình kinh tế thị xã tiếp tục phát triển chuyển dịch cơ cấu cơ bản theo đúng hướng mục tiêu đề ra, chất lượng và hiệu quả kinh tế được cải thiện.

Bảng 2. 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã Sơn Tây 2017-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Nội dung 2017 2018 2019 2020 I Tổng giá trị sản xuất 8.224 8.997 9.877 10.768

1 Công nghiệp - Xây

dựng 3.503 3.860 4.425 5.190

2 Dịch vụ 3.701 4.031 4.376 4.372

3 Nông - Lâm nghiệp,

thuỷ sản 1.020 1.106 1.076 1.206

II Tốc độ tăng trưởng

(%) 11,8 9,4 9,8 9,0

1 Công nghiệp - Xây

dựng 5,4 10,2 14,6 17,3

2 Dịch vụ 22,4 8,9 8,6 -0,1

3 Nông - Lâm nghiệp, thuỷ sản 1,0 8,4 -2,7 12,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh tế xã hội thị xã Sơn Tây 2017-2020)

Thị xã Sơn Tây có tốc độ tăng trưởng bình khá cao, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch. Tổng sản lượng tăng thêm năm 2020 so với năm 2017 là 2.554 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%. Trong đó, ngành Công nghiệp - Xây dựng tốc độ tăng bình quân đạt 11,9%, ngành dịch vụ đạt 10%, ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thuỷ sản đạt 4,7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thuỷ sản năm 2019 giảm 2,7% so năm 2018 do bị ảnh hưởng nghiêm trọng dịch tả lợn Châu phi, phải tiêu huỷ lượng lớn đàn lợn trên địa bàn thị xã.

Năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Sơn Tây bị chững lại, chưa đạt được mục tiêu đề ra song tốc độ tăng trưởng vẫn đạt 9%. Trong đó, ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,3%, ngành dịch vụ giảm 0,1%, ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thuỷ sản tăng 12,1%.

Bảng 2. 2: Cơ cấu ngành kinh tế thị xã Sơn Tây 2017-2020

Đơn vị tính: %

Nội dung 2017 2018 2019 2020 Cơ cấu ngành kinh tế 100 100 100 100

Công nghiệp - Xây dựng 42,6 42,9 44,8 48,2

Dịch vụ 45,0 44,8 44,3 40,6

Nông - Lâm nghiệp, thuỷ

sản 12,4 12,3 10,9 11,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh tế xã hội thị xã Sơn Tây 2017-2020)

Cơ cấu ngành kinh tế thị xã Sơn Tây theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2017-2020 chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thuỷ sản.

Ngành Công nghiệp - Xây dựng:Là ngành kinh tế trọng điểm của thị xã Sơn Tây bao gồm các ngành như: cơ kim khí - điện, dệt may, công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông… Hiện tại có khoảng 265 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, 800 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 42,6% năm 2017 lên 48,2% năm 2020, bình quân cả giai đoạn đạt 44,6%.

Ngành dịch vụ: Là ngành có tốc độ phát triển tương đối cao, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã Sơn Tây. Cơ cấu ngành dịch vụ giai đoạn này dao động khoảng 40,6%-45%, bình quân đạt khoảng 43,7%. Thị xã hiện có khoảng 565 doanh nghiệp, hợp tác xã và 8.139 hộ hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu thị xã Sơn Tây bao gồm: Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn, bưu chính, viễn thông ngày càng phát triển, phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của nhân dân. Các hoạt động dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục đang từng bước phát triển với chất lượng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Hạ tầng thương mại, dịch vụ được cải tạo, nâng cấp, xây mới một số chợ đầu mối trên địa bàn thị xã, hệ thống siêu thị mini phủ sóng hầu hết các phường trên địa bàn thị xã. Sự phát

triển của hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện lợi như hệ thống siêu thị Lan Chi, chuỗi các cửa hàng tiện lợi của Vinmart và nhiều cửa hàng tiện lợi khác góp phần làm phong phú các hình thức cung cấp nhu yếu phẩm cho nhân dân trên địa bàn.

Ngành du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá truyền thông, tổ chức bán các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Thị xã đã có thêm nhiều địa điểm thu hút đông khách tham quan như: Chùa Khai Nguyên, đền Măng Sơn, chùa Linh Thông, Văn Miếu Sơn Tây, Đền, Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ ở Đường Lâm, khu du lịch hồ Đồng Mô…

Ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thủy sản:Là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất, đóng góp không nhiều cho nền kinh tế thị xã. Cơ cấu ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thuỷ sản giảm dần qua các năm từ 12,4% xuống 11,2%. Các hoạt động của ngành chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Ngành nông nghiệp thị xã từng bước dần chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng cao như chuyển đổi dần các hình thức trồng lúa, ngũ cốc sang vùng sản xuất rau, hoa giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Ngành Chăn nuôi từng bước chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị; phát triển theo hướng trang trại, gia trại an toàn dịch bệnh; tỷ trọng giá trị chăn nuôi ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân dần chuyển sang đầu tư phát triển một số con đặc sản có giá trị kinh tế cao và xây dựng được thương hiệu như: Nuôi ong lấy mật Kim Sơn, nuôi gà Mía Sơn Tây, nuôi gà thả vườn bằng thảo dược, nuôi đà điểu thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng, nuôi chim bồ câu pháp, nuôi dê. Thị xã Sơn Tây đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi mô hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp cây trồng, vật nuôi; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Bên cạnh đó, thị xã đã bước đầu xây dựng được một số mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, bao tiêu đầu ra cho nông dân và có 01 mô hình nông nghiệp công nghệ cao của công ty cổ phần PANFARM triển khai tại thôn Trại Láng xã Cổ Đông.

Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây giai đoạn 2017-2020 đã từng bước được cải thiện, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Bảng 2. 3: Thu nhập bình quân đầu người thị xã Sơn Tây

Đơn vị: Triệu đồng/người/năm

Nội dung 2017 2018 2019 2020

Thu nhập bình quân

đầu người 36,5 39 46,6 52

Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người thị xã Sơn Tây 2017- 2020

Tình hình kinh tế của thị xã đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tốc độ phát triển kinh tế bình quân đạt khoảng 10%, tổng giá trị sản xuất ngày càng tăng lên. Từ đó góp phần giúp thu nhập bình quân đầu người thị xã tăng đều qua các năm, tăng từ 36,5 triệu đồng/người/năm (2017) lên 52 triệu đồng/người/năm (2020). Thu nhập bình quân đầu người thị xã ngày càng tăng lên phản ánh mức sống người dân ngày càng cao, giảm bớt phân hoá giàu nghèo, là cơ sở để Đảng bộ, chính quyền thị xã Sơn Tây hoạch định các đường lối, chính sách giúp xoá đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống người dân địa phương.

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Được sự quan tâm của Thành phố, các Sở ngành, UBND thị xã Sơn Tây từng bước đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị xã. Mạng lưới đường giao thông được đầu tư góp phần kết nối các

36.5 39 46.6 52 0 10 20 30 40 50 60

tuyến đường trục chính, góp phần thúc đẩy giao thương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Trong giai đoạn 2017-2020 thị xã đã thực hiện đầu tư 89,86km đường giao thông, trong đó một số tuyến đường trọng điểm như: Đường Tùng Thiện, Đường Thanh Vị, Đường hành lang thượng lưu đê Hữu Hồng ra vào Cảng Sơn Tây, Đường TL418 đi qua thị xã Sơn Tây, Cầu Cộng bắc qua Sông Tích… Đầu tư cải tạo, nâng cấp kết hợp xây mới được 65,63km đường trục xã, liên thôn; 27,6km đường ngõ, xóm; 51,15km đường trục chính nội đồng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân trên địa bàn.

Cơ sở hạ tầng xã hội:

Hệ thống trường học được thị xã quan tâm đầu tư góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thị xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của thầy, trò nhà trường. Giai đoạn 2017-2020 thị xã thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp 25 trường học; xây mới 05 trường, giúp 14 trường học các cấp trên địa bàn các xã có cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt chuẩn Quốc gia.

Hệ thống mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư phát triển. Từ năm 2017-2020 thực hiện đầu tư 07 trạm y tế xã, phường và phòng khám đa khoa Lê Lợi; 02 bệnh viện trên địa bàn thị xã cũng đã và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mở rộng khang trang hiện đại hơn; các cơ sở y tế tư nhân được duy trì, thường xuyên được kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng khám chữa bệnh.

Hệ thống thiết chế văn hoá tiếp tục được đầu tư hoàn thiện. Giai đoạn 2017-2020 thị xã đã hoàn thành đầu tư cải tạo, xây mới 57/70 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, xây mới 03 nhà văn hóa trung tâm, thể thao xã. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sinh hoạt văn hoá, giải trí của người dân. Đồng thời đầu tư lắp đặt 142 dụng cụ thể dục thể thao cho các nhà văn hoá tổ dân phố, thôn trên địa bàn thị xã giúp cho phong trào thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục duy trì và phát triển.

2.1.3. Tổng quan thu, chi ngân sách nhà nước thị xã Sơn Tây

Nguồn thu ngân sách thị xã tương đối ổn định góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của thị xã. Chi ngân sách nhà nước được

kiểm soát chặt chẽ đảm bảo cân đối ngân sách, không xảy tình trạng thâm hụt ngân sách. Kết quả thu - chi NSNN thị xã Sơn Tây giai đoạn 2017-2020 như sau:

Bảng 2. 4: Tình hình thu - chi NSNN thị xã Sơn Tây 2017-2020

Đơn vị: Tỷ đồng Số TT Năm Nội dung 2017 2018 2019 2020 1 Thu ngân sách nhà nước 1.169 1.101 1.195 1.109

2 Chi ngân sách nhà nước 1.144 1.089 1.163 1.099

3 Cân đối ngân sách 25 12 32 10

Tỷ lệ chi/thu 98% 99% 97% 99%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN thị xã Sơn Tây 2017-2020) Thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách thị xã tương đối ổn định các năm đạt khoảng >1.100 tỷ đồng, giảm nhẹ từ năm 2017 đạt 1169 tỷ đồng xuống 1.109 tỷ đồng năm 2020. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các nguồn thu chủ yếu là thu ngân sách trên địa bàn được điều tiết (gồm các khoản thu từ thuế từ khu công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu từ tiền đất, lệ phí trước bạ, phí và lệ phí, thu khác), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu chuyển nguồn và kết dư ngân sách. Trong đó, nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là thu bổ sung từ ngân sách cấp chiếm khoảng 61,5% thu ngân sách thị xã. Năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên hầu hết các nguồn thu của thị xã chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng mức độ giảm so năm 2019 không nhiều nên vẫn đảm bảo được nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội.

Chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách nhà nước thị xã giai đoạn 2017-2020 dao động quanh mức từ 1.099 tỷ đồng đến 1.163 tỷ đồng. Chi ngân sách thị xã gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển giao ngân sách, chi chuyển nguồn. Trong đó, chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 51% tổng chi ngân sách thị xã. Năm 2020, chi ngân sách thị xã giảm khoảng 5,5% so với năm 2019 do ảnh hưởng dịch Covid-19 làm nguồn thu giảm dẫn đến phải thực hiện điều chỉnh giảm các

Cân đối ngân sách: Trong giai đoạn 2017-2020 thu ngân sách thị xã luôn cao hơn chi ngân sách từ 10-32 tỷ đồng, góp phần đảm bảo cân đối ngân sách thị xã không xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách. Cân đối ngân sách không chỉ thể hiện mối quan hệ tương quan giữa thu và chi ngân sách trong một năm tài khoá, mà còn thể hiện mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa thu, chi ngân sách mà thể hiện sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu các khoản thu, khoản chi ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội thị xã. Thặng dư thu lớn hơn chi ngân sách sẽ góp phần tạo nguồn lực đầu tư cho các năm ngân sách tiếp theo. Bản chất, ngân sách thị xã Sơn Tây phụ thuộc khá lớn bổ sung ngân sách thành phố nên sự chênh lệch thu chi không lớn góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách thành phố, tạo sự chủ động hơn cho thị xã trong việc điều hành ngân sách.

Bảng 2. 5: Cơ cấu thu ngân sách thị xã Sơn Tây 2017-2020

Đơn vị: Triệu đồng Nội dung 2017 2018 2019 2020 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Thu ngân sách nhà nước 1.169 100 1.101 100 1.195 100 1.109 100

1. Thu ngân sách tại

địa phương 215 18% 175 16% 323 27% 239 21%

2. Thu bổ sung từ

ngân sách cấp trên 724 62% 708 64% 693 58% 683 62%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 40 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)